Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
Ô ĐỐNG MÁC
Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH
Khi nhà tôi về ở khu Ô Đống Mác (*) là năm tôi học lớp Ba (gọi là trường Tiểu học, hệ 10 năm). Trường tôi học là trường Tiểu học Lương Yên. Sân trường rất rộng và đều đổ kín xỉ than để chống lụt lội. Tuy chống được bùn lầy, lụt lội nhưng có cái bất tiện là mỗi khi bước đi, những cục than xỉ lạo xạo dưới chân tạo nên thứ âm thanh rất khó nghe! Đó là chưa nói đến việc nếu lỡ bị té ngã xuống sân trường thì toàn thân sẽ rớm máu vì bị những cục xỉ than găm vào người và gây sát thương! Lúc đó, tôi đã thấy có người dùng xỉ than để đóng thành những viên gạch gọi là “Gạch xỉ”, dùng để xây tường nhà rất tốt Song, nhu cầu xây dựng nhà cửa lúc đó là rất ít cho nên việc làm gạch xỉ chưa thành phong trào như về sau đó! Các lớp học đều làm bằng tre nứa, mái lợp lá cọ chuyển từ vùng Phú Thọ, Yên Bái về. Khu Lương Yên (**) là khu lao động, toàn người nghèo, nhà cửa đa phần lụp xụp, tối tăm… nên tôi nghĩ có được một trường học như thế là tốt rồi!
Thời gian này bố tôi đang là Bác sĩ quân Y chuyển sang Dân Y, cho nên phải chờ một thời gian để những người làm công tác Tổ chức – Cán bộ ở Bộ Y tế sắp xếp xem tiếp tục làm việc ở Bệnh viện nào, ở đâu? Tôi chỉ nghe nói là lúc này người ta đang xây dựng Khu Gang Thép Thái Nguyên và tất cả đều mới là sự “Khởi đầu”, vì thế người ta muốn bố tôi về đó xây dựng Bệnh viện Khu Gang thép. Trong khi chờ đợi quyết định chính thức, bố tôi mở một phòng mạch ở khu lao động Lương Yên. “Phòng mạch” là một căn nhà tre nứa lá, khoảng hơn hai chục mét vuông, được dựng lên trong một khu vườn cây ăn quả rất rộng rãi thoáng mát, chẳng khác gì cơ sở dã chiến của một Đội điều trị của Quân Y thời chiến. Cạnh phòng mạch của bố tôi là một cơ sở nuôi bò sữa và sản xuất sữa tươi, gồm toàn những thanh niên lực lưỡng như đô vật! Những người hàng xóm làm sữa tươi rất thân thiết với những người ở “Phòng mạch” và tôi thích uống sữa tươi từ hồi này!
Gia đình chúng tôi ở trên phố Lò Đúc, ngày ngày bố và mẹ tôi tới “Phòng mạch” từ sớm và anh chị em chúng tôi (có bốn người sinh từ 1945 đến 1949, một người sinh năm 1955 thì chưa làm gì được) thay nhau đến “làm việc” ở Phòng mạch và tôi thường bị “đùn đẩy” đến phòng mạch nhiều nhất. Lúc đó, phố Lò Đúc còn rất vắng vẻ. Đi hết phố Lò Đúc khoảng một trăm mét là tới
Phòng mạch và quang cảnh toàn bộ khu vực này thật là mênh mông bát ngát, dân cư còn rất thưa thớt, có con đường đê chạy dài ra tới …”chân trời”, hai bên là những cây ổi – loại ổi quả nhỏ khi chín thì rụng đầy triền đê! Thỉnh thoảng người ta có trồng xen kẽ vài cây nhãn, cây vải nhưng mấy cây này thường là bị bọn trẻ con vặt trụi!
Phòng mạch của bố tôi chủ yếu
chữa trị những bệnh thông thường cho người nghèo như đau bụng (thương
hàn, thổ tả, kiết lỵ…), đau đầu, cảm cúm…Tuy nhiên cũng xử lý những ca
“Tiểu phẫu” về Nhãn khoa như mổ lông quặm, đục thủy tinh thể hoặc
“giải phẫu thẩm mỹ” như hở hàm ếch, v.v… Những lúc đứng phụ mổ, hoặc
“chờ sai vặt”, tôi thường quan sát rất kỹ những thao tác khi mổ và
khám bệnh của bố tôi cho nên có thể nói, lúc đó, tôi đã có thể “độc
lập tác chiến” nếu cần thiết. Và không cần phải đợi lâu, một hôm bố
tôi đau bụng, phải vào Bệnh viện 108 kiểm tra lại vết mổ dạ dày cho
nên tôi chỉ có nhiệm vụ là đến phòng mạch để quét dọn vệ sinh trong
và ngoài phòng mạch. Khi tôi làm xong mọi việc, vừa khóa cửa và treo
tấm biển “Nghỉ 01 ngày” lên cánh cổng làm bằng tre trúc thì có một cô
gái trạc tuổi tôi, dẫn một người như là mẹ cô bé tới và nói: “Sao lại
treo biển nghỉ?”. Cô gái vừa nói xong thì tròn mắt nhìn tôi và nói
tiếp: “Thì ra là cậu làm việc ở đây à? Phòng khám bệnh này là của bố
cậu à?”. Thì ra cô bé ấy là Lan, học cùng lớp với tôi ở trường Lương
Yên. Vì thế tôi không phải trả lời hai câu hỏi liên tiếp vừa rồi của
Lan mà chỉ gật đầu rồi hỏi lại: “Mẹ cậu làm sao thế?” – “Gần một tuần
nay rồi, bụng mẹ tớ cứ to dần lên như người có thai! Ngày nào mẹ cũng
kêu đau bụng và hôm nay thì đau dữ dội, không thể chịu được!” – “Sao
cậu không đưa mẹ đến Bệnh viện Quận? Hôm nay bố tớ lại không đến
được!” – “Đến bệnh viện Quận rồi, đã khám rồi và đã chụp X quang,
nhưng người ta bảo chưa rõ bệnh gì, chờ theo dõi thêm! Nhưng mẹ tớ
không thể chờ được nữa!” – “Có nghĩa là cậu bảo tớ phải làm thay bố
tớ?” – “Chứ còn gì nữa! Cậu cứ khám và chẩn đoán đi, tớ sẽ biết là cậu
nói đúng hay sai!”. Lan nói rồi coi như đã thỏa thuận xong và dìu
người mẹ tới sát cửa phòng khám bệnh và còn giục tôi mở khóa cho nhanh
vì người mẹ lại lên cơn đau.
Khi đưa mẹ con Lan vào trong phòng khám bệnh, tôi bảo người mẹ nằm lên giường rồi “thao tác” nhanh nhẹn, thành thục như bố tôi vẫn hay làm: cởi cúc áo người mẹ ra rồi xoa bóp khắp vùng bụng. Thì ra cái bụng của người mẹ Lan có một bó giun đũa đang làm tổ và ngày ngày hành hạ người đàn bà! Tôi nói ngay nhận xét của mình với Lan và lấy một liều thuốc xổ giun cho mẹ Lan uống. Loại bệnh này tôi đã thấy bố tôi xử lý khá nhiều nên mọi thao tác đều chính xác và chỉ sau hai mươi phút, đám gun đũa ký sinh kia đã bị lôi cổ ra ngoài!
Vừa giải quyết xong trường hợp “thai giun” của bà mẹ cô bạn Lan thì lại có tiếng động lịch kịch ngoài cửa kèm tiếng rên la y ỷ! Tôi nói Lan ra mở cửa xem sao thì hai phút sau, Lan dẫn vào hai người đàn bà, một người đã ngoài bốn mươi và một người chưa tới hai mươi tuổi rồi nói: “Hai mẹ con chị Hài này là hàng xóm của tớ. Chị Hài này cũng bị to bụng khoảng hơn một tuần nay!” – Tôi hỏi ngay: “Có đau bụng như “thai giun”không?” – Cô gái tên Hài nói: “Nó chỉ đau âm ỉ nhưng rất khó chịu. Mẹ cứ tra hỏi có “quan hệ” với thằng nào không mà bụng to ra? Nhưng tôi tuyệt đối không có làm chuyện ấy!”. Tôi bảo cô gái tên Hài nằm xuống giường và xoa nắn khắp vùng bụng một lượt, vừa làm vừa nghĩ: “Không phải là “thai giun” vậy chỉ có thể là một khối u phát triển rất nhanh ở trong bụng. Khối u ấy là cái gì? Phát triển với tốc độ nhanh như thế không thể là kiểu khối u thông thường? Không hiểu sao tôi vụt nhớ lại hồi còn nhỏ ở quê, mỗi lần tôi đi bắt cua hay tát cá, bà tôi đều nhắc: “Nhớ đem theo ống vôi kẻo đỉa nó bu vào cu đấy!”. Tôi liền hỏi cô gái tên Hài: “Chị có phải lội xuống ruộng xuống ao làm gì không?” – “Nhà tôi cũng có một ít ruộng nên lội ruộng thường xuyên!”. Tôi liền khẳng định ngay cái “thai lạ” trong bụng cô
Hài kia chính là “thai đỉa” và nói ý nghĩ đó với cô bạn Lan. Thật bất ngờ Lan tán đồng ngay: “Đúng rồi! Chỉ có thể là con đỉa đã chui vào chứ không thể là ai khác! Nhưng bây giờ xử lý nó như thế nào?”. Tôi nói ngay: “Ca này tớ không thể giải quyết được! Chỉ có một cách là gửi đến bệnh viện lớn nhờ người ta giải quyết! Tớ có biết ông Bác sĩ Mô là bạn của bố tớ, hiện đang làm ở Bệnh viện Phủ Doãn. Tớ sẽ cho giấy chuyển viện và cậu nên giúp hai mẹ con cô Hài tới đó ngay. Thấy giấy giới thiêu của bố tớ, ông Bác sĩ Mô sẽ nhận giải quyết liền!”. Cô bạn Lan thật là nhiệt tình, chạy đi kêu xích lô chở hai mẹ con cô Hài tới Bệnh viện Phủ Doãn ngay!
Ba ngày sau, ông Bác sĩ Mô bất ngờ đến nhà tôi chơi và có nói cái ca “thai đỉa” mà bố tôi gửi tới chẩn đoán rất chính xác nên ông đã xử lý ngay, rất nhanh gọn. Bố tôi ngớ người một lúc rồi đã hiểu ra “đầu cua tai nheo” của sự việc và khi ông Bác sĩ Mô ra về liền cho tôi tự chọn là “Năm mươi roi” hay nhịn ăn ba ngày! Dĩ nhiên là tôi chọn “Năm mươi roi”! Nhưng, vừa tới roi thứ tám thì “quý nhân phò trợ” của tôi tới: Lan ào tới nhà tôi như cơn lốc và lao tới nắm chặt lấy cây roi trên tay bố tôi mà rằng: “Bác hãy đánh cháu! Mọi chuyện đều do cháu mà ra!”. Dĩ nhiên là bố tôi phải ngừng thi hành án phạt roi đó! Khi bố tôi bực mình bỏ đi rồi, Lan tới bên tôi, vạch quần tôi ra và la lên: “Mới có tám roi mà máu mê đã đầm đìa rồi này!”. Tôi nằm im bất động, mặc cho Lan lấy cồn bôi vào những chỗ rớm máu khiến cho tôi xót điếng người! Song, tôi đã quen với chuyện bôi cồn vào vết thương như thế này từ bé nên chỉ một lúc sau là thấy mát rượi, mọi đau xót đều tan biến!
Khi đưa mẹ con Lan vào trong phòng khám bệnh, tôi bảo người mẹ nằm lên giường rồi “thao tác” nhanh nhẹn, thành thục như bố tôi vẫn hay làm: cởi cúc áo người mẹ ra rồi xoa bóp khắp vùng bụng. Thì ra cái bụng của người mẹ Lan có một bó giun đũa đang làm tổ và ngày ngày hành hạ người đàn bà! Tôi nói ngay nhận xét của mình với Lan và lấy một liều thuốc xổ giun cho mẹ Lan uống. Loại bệnh này tôi đã thấy bố tôi xử lý khá nhiều nên mọi thao tác đều chính xác và chỉ sau hai mươi phút, đám gun đũa ký sinh kia đã bị lôi cổ ra ngoài!
Vừa giải quyết xong trường hợp “thai giun” của bà mẹ cô bạn Lan thì lại có tiếng động lịch kịch ngoài cửa kèm tiếng rên la y ỷ! Tôi nói Lan ra mở cửa xem sao thì hai phút sau, Lan dẫn vào hai người đàn bà, một người đã ngoài bốn mươi và một người chưa tới hai mươi tuổi rồi nói: “Hai mẹ con chị Hài này là hàng xóm của tớ. Chị Hài này cũng bị to bụng khoảng hơn một tuần nay!” – Tôi hỏi ngay: “Có đau bụng như “thai giun”không?” – Cô gái tên Hài nói: “Nó chỉ đau âm ỉ nhưng rất khó chịu. Mẹ cứ tra hỏi có “quan hệ” với thằng nào không mà bụng to ra? Nhưng tôi tuyệt đối không có làm chuyện ấy!”. Tôi bảo cô gái tên Hài nằm xuống giường và xoa nắn khắp vùng bụng một lượt, vừa làm vừa nghĩ: “Không phải là “thai giun” vậy chỉ có thể là một khối u phát triển rất nhanh ở trong bụng. Khối u ấy là cái gì? Phát triển với tốc độ nhanh như thế không thể là kiểu khối u thông thường? Không hiểu sao tôi vụt nhớ lại hồi còn nhỏ ở quê, mỗi lần tôi đi bắt cua hay tát cá, bà tôi đều nhắc: “Nhớ đem theo ống vôi kẻo đỉa nó bu vào cu đấy!”. Tôi liền hỏi cô gái tên Hài: “Chị có phải lội xuống ruộng xuống ao làm gì không?” – “Nhà tôi cũng có một ít ruộng nên lội ruộng thường xuyên!”. Tôi liền khẳng định ngay cái “thai lạ” trong bụng cô
Hài kia chính là “thai đỉa” và nói ý nghĩ đó với cô bạn Lan. Thật bất ngờ Lan tán đồng ngay: “Đúng rồi! Chỉ có thể là con đỉa đã chui vào chứ không thể là ai khác! Nhưng bây giờ xử lý nó như thế nào?”. Tôi nói ngay: “Ca này tớ không thể giải quyết được! Chỉ có một cách là gửi đến bệnh viện lớn nhờ người ta giải quyết! Tớ có biết ông Bác sĩ Mô là bạn của bố tớ, hiện đang làm ở Bệnh viện Phủ Doãn. Tớ sẽ cho giấy chuyển viện và cậu nên giúp hai mẹ con cô Hài tới đó ngay. Thấy giấy giới thiêu của bố tớ, ông Bác sĩ Mô sẽ nhận giải quyết liền!”. Cô bạn Lan thật là nhiệt tình, chạy đi kêu xích lô chở hai mẹ con cô Hài tới Bệnh viện Phủ Doãn ngay!
Ba ngày sau, ông Bác sĩ Mô bất ngờ đến nhà tôi chơi và có nói cái ca “thai đỉa” mà bố tôi gửi tới chẩn đoán rất chính xác nên ông đã xử lý ngay, rất nhanh gọn. Bố tôi ngớ người một lúc rồi đã hiểu ra “đầu cua tai nheo” của sự việc và khi ông Bác sĩ Mô ra về liền cho tôi tự chọn là “Năm mươi roi” hay nhịn ăn ba ngày! Dĩ nhiên là tôi chọn “Năm mươi roi”! Nhưng, vừa tới roi thứ tám thì “quý nhân phò trợ” của tôi tới: Lan ào tới nhà tôi như cơn lốc và lao tới nắm chặt lấy cây roi trên tay bố tôi mà rằng: “Bác hãy đánh cháu! Mọi chuyện đều do cháu mà ra!”. Dĩ nhiên là bố tôi phải ngừng thi hành án phạt roi đó! Khi bố tôi bực mình bỏ đi rồi, Lan tới bên tôi, vạch quần tôi ra và la lên: “Mới có tám roi mà máu mê đã đầm đìa rồi này!”. Tôi nằm im bất động, mặc cho Lan lấy cồn bôi vào những chỗ rớm máu khiến cho tôi xót điếng người! Song, tôi đã quen với chuyện bôi cồn vào vết thương như thế này từ bé nên chỉ một lúc sau là thấy mát rượi, mọi đau xót đều tan biến!
Không hiểu sao, tôi còn phải trực
tiếp độc lập xử lý nhiều ca bệnh nữa ở phòng mạch của bố tôi và điều
đáng chú ý là lần nào cũng có mặt Lan. Ca bệnh nào cũng có vẻ “thập tử
nhất sinh” vì chủ yếu là do người nhà không phát hiện bệnh sớm và
đưa đi cứu chữa kịp thời. Nhưng cũng có những ca bệnh mà Thần Y cũng
phải lắc đầu lè lưỡi! Đó là lần tôi và Lan phải cấp cứu một ca chết
đuối dưới sông Tô Lịch(***), đoạn chảy qua khu Ô Đống Mác.
Hôm đó, tôi vừa tới cái cầu tre nhỏ (“mặt cầu” chỉ được ghép bằng hai cây tre) bắc qua sông Tô Lịch thì thấy dưới sông có tiếng bì bõm như là có người vừa rơi xuống! Tôi thấy nhấp nhô một cái đầu và theo bản năng kêu lớn: “Có người chết đuối!”. Vừa dứt tiếng kêu thì tôi thấy Lan vác một cái câu liêm thương (một thứ thường được dùng để cứu hỏa lúc đó) chạy tới và nói to: “Kêu cái gì nữa! Đón lấy cái câu liêm thương này và móc nó lên, kéo vào bờ!”. Nghe Lan nói vậy, tôi thoáng nghĩ cô bạn của tôi thật nhanh trí, bởi trong tình huống này không thể nhảy xuống cái dòng sông đen sì và đầy rác rưởi, hôi thối như thế! Tôi liền nhận cái câu liêm thương từ tay Lan và nhanh chóng móc được vào áo của nạn nhân và kéo rê vào bờ! Khi nạn nhân kia vào tới bờ thì vẫn còn đứng lên được và tôi nhận ra đó là ông Quýnh, bố của thằng Quáng học cùng lớp ba với tôi và Lan ở trường Lương Yên. Thật hú vía là ông Quýnh chưa bị sặc nước thối của sông Tô Lịch, và nếu bị sặc thì tôi không biết xử lý ra sao! Tôi vội chạy đi xách tới cho ông Quýnh một xô nước sạch và dội lên đầu cho ông, đề phòng có con côn trùng gì đó chui vào tai, mũi, miệng! Xong tôi nói: “Bây giờ ông phải tự chạy ra sông Hồng mà tắm rửa thì mới sạch được!”. Ông Quýnh có vẻ hiểu ngay ý tôi và chạy vút đi!
Từ đó trở đi, cứ mỗi khi nghĩ đến ba chữ “Sông Tô Lịch” tôi lại nghĩ: Không biết đã có bao nhiêu người rơi xuống dòng sông đen sì và hôi thối đó!
Hôm đó, tôi vừa tới cái cầu tre nhỏ (“mặt cầu” chỉ được ghép bằng hai cây tre) bắc qua sông Tô Lịch thì thấy dưới sông có tiếng bì bõm như là có người vừa rơi xuống! Tôi thấy nhấp nhô một cái đầu và theo bản năng kêu lớn: “Có người chết đuối!”. Vừa dứt tiếng kêu thì tôi thấy Lan vác một cái câu liêm thương (một thứ thường được dùng để cứu hỏa lúc đó) chạy tới và nói to: “Kêu cái gì nữa! Đón lấy cái câu liêm thương này và móc nó lên, kéo vào bờ!”. Nghe Lan nói vậy, tôi thoáng nghĩ cô bạn của tôi thật nhanh trí, bởi trong tình huống này không thể nhảy xuống cái dòng sông đen sì và đầy rác rưởi, hôi thối như thế! Tôi liền nhận cái câu liêm thương từ tay Lan và nhanh chóng móc được vào áo của nạn nhân và kéo rê vào bờ! Khi nạn nhân kia vào tới bờ thì vẫn còn đứng lên được và tôi nhận ra đó là ông Quýnh, bố của thằng Quáng học cùng lớp ba với tôi và Lan ở trường Lương Yên. Thật hú vía là ông Quýnh chưa bị sặc nước thối của sông Tô Lịch, và nếu bị sặc thì tôi không biết xử lý ra sao! Tôi vội chạy đi xách tới cho ông Quýnh một xô nước sạch và dội lên đầu cho ông, đề phòng có con côn trùng gì đó chui vào tai, mũi, miệng! Xong tôi nói: “Bây giờ ông phải tự chạy ra sông Hồng mà tắm rửa thì mới sạch được!”. Ông Quýnh có vẻ hiểu ngay ý tôi và chạy vút đi!
Từ đó trở đi, cứ mỗi khi nghĩ đến ba chữ “Sông Tô Lịch” tôi lại nghĩ: Không biết đã có bao nhiêu người rơi xuống dòng sông đen sì và hôi thối đó!
Lan có tên đầy đủ là Nguyễn Thị
Bội Lan. Nghe Lan nói trước khi giải phóng Thủ đô, gia đình cô khá
giàu và hầu như đều đi làm việc ở công sở của Pháp. Chỉ có mẹ Lan,
đang học dở trường
Sư phạm thì lại mê muội yêu một anh chàng sinh viên nghèo ở vùng Ô Đống Mác này và nhất quyết đi theo tiếng gọi của trái tim, bỏ nội thành ra khu ngoại ô lao động nghèo này làm cô giáo. Hiện cả bố và mẹ Lan đều đang dạy học ở trường Lương Yên.
Từ ngày tôi trực tiếp xử lý hai ca bệnh hiểm hóc đó, tuy bố tôi có đánh tôi vì tội làm không đúng chức trách, không đúng phận sự nhưng ông có ý khen tôi có “năng khiếu chữa bệnh” và giao cho tôi làm nhiều việc quan trọng ở phòng khám bệnh. Vì thế chuyện sau này tôi sẽ vào học trường Đại học Y Khoa cứ như là lẽ đương nhiên. Vì thế, khi thấy tôi có giấy báo vào Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp, bố tôi đã xé vụn tờ giấy báo đó và đưa tôi đến ngay trường Đại học Y Khoa, giao tận tay cho ông Hiệu trưởng trường Đại học Y Khoa. Song, khi bố tôi về Hải Phòng rồi (lúc đó gia đình tôi đang ở Hải Phòng), tôi liền tới gặp ông Hiệu trưởng trường Đại học Y Khoa mà nói: “Thực tình cháu không thích học nghề Y mà đã quyết theo đuổi Toán học từ lâu. Vậy cháu xin lỗi bác và nhờ bác nói lại với bố cháu rằng bên trường Đại học Tổng hợp họ không chịu ký vào đơn xin chuyển trường (Tôi muốn xin chuyển sang trường Y thì phải viết đơn xin chuyển trường và được Hiệu trưởng trường ĐHTH ký đồng ý, sau đó phải lên Bộ Đại học xin một chữ ký nữa thì mới có thể được vào học ở trường Y). Ông Hiệu trưởng Trường Y rất vui vẻ chúc tôi thành nhà Toán học. Tôi vừa ra khỏi phòng Ông Hiệu Trưởng thì thật bất ngờ khi gặp Bội Lan đang cò kéo gì đó với người mẹ. Thì ra mẹ Bội Lan bắt cô dẫn tới gặp ông Hiệu trưởng Trường Y để xin chuyển về trường ĐH Sư Phạm. Thì ra Bội Lan đã giấu mẹ ghi nguyện vọng vào trường Y mà không nghe theo mẹ là ghi nguyện vọng vào ĐH Sư phạm.
Sau khi biết chuyện của tôi, hai mẹ con Bội Lan cùng nói: “Hãy cứ để cho bàn tay của tạo hóa sắp xếp! Ta chỉ cần thực hiện cho tốt!”.
(*) Ô Đống Mác: Ô Đống Mác ở cuối phố Lò Đúc, về phía Lương Yên, gần giáp sông Hồng... ở vào phía đông nam Hà Nội. Cửa ô này còn tên là Thanh Lãng, vào nửa cuối thế kỷ thứ 19, lại đổi là cửa ô Lãng Yên... Xa hơn nữa, thời chúa Trịnh Sâm, (thế kỷ 18) có tên là ô Ông Mạc. Sang thế kỷ 20, dân quen gọi là ô Đống Mác.
Từ cửa ô này, còn có một nơi, quân nhà Trịnh phò vua Lê xưa, đã bắc cầu qua sông, tiến đánh nhà Mạc, được gọi là bến Ông Mạc. “Đại Việt sử ký toàn thư”, (NXB Văn hóa thông tin, 2004) chép: “Tháng 11, đại xá, đổi niên hiệu, lấy năm ấy là Hoàng Định năm thứ nhất (Lê Kính Tông) - làm cầu phao qua sông Cái ở bến Ông Mạc (trang 760, tập 2).
Đất Ông Mạc, bao gồm mấy làng Lương Yên - Lãng Yên xưa, (đất phố Lê Quý Đôn và Lương Yên ngày nay). Nơi đây là một gò đất cao. Bia chùa Thanh Nhàn dựng năm 1767 (Cảnh Hưng thứ 28) có đoạn ghi: Chùa tọa lạc ở Kinh đô, xứ đồng Ông Mạc có một gò đất từ xưa vẫn coi là một ngọn núi...”.
Quần thư tham khảo của Phạm Đình Hổ, có một dòng nói về từ Ông Mạc như sau: “Ông (tức Mạc Đĩnh Chi?- Đ.N.T) làm quan trong triều, nhà riêng ở Nam Xá , thành Đại La, tục gọi là Dinh Ông Mạc”.
Bởi có dinh quan Trạng Nguyên nổi tiếng đời Trần là Mạc Đĩnh Chi nên đồng đất và cửa ô ở đây gọi là ô Ông Mạc chăng? Đó cũng chỉ là lời phỏng đoán...
Cái tên Ông Mạc là xuất xứ từ bến Ông Mạc để tiến đánh Nhà Mạc hay là do có Dinh Ông Mạc, tức Mạc Đĩnh Chi vẫn còn là nghi vấn, có nhiều ý khác nhau?
Nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thúy trong cuốn “Người và cảnh Hà Nội”, cho rằng: “Đường dọc thứ hai của vùng này là phố Lò Đúc, đi từ phố Phan Chu Trinh đến cửa ô Đống Mác. Xưa kia phố này có nhiều lò đúc đồng, sau chuyển lên Ngũ Xá. Người ta kể là tên Đống Mác từ tên là Mạc Đĩnh Chi mà ra, vì Ông Mạc có nhà riêng ở đây!”
Dân gian còn cho tên ô Đống Mác là do từ thời quân Tây Sơn kéo ra Bắc, tiến đánh cửa ô này, giáo mác vứt lại thành đống. Từ đó, nơi đây có tên là ô Đống Mác.
Cửa ô Đống Mác đã mất hết hình tích cũ. Giờ qua đấy chỉ thấy phố, nhà mới san sát, đã thuộc đất nội thành quận Hai Bà Trưng…
(**) Lương Yên nguyên là tên một thôn mới đặt từ khoảng giữa thế kỷ XIX. Trước đó thì Lương Yên là 2 thôn: Lương Xá và Yên Xá. Thôn Yên Xá là khu vực các phố Nguyễn Huy Tự, Lê Quý Đôn, Lương Yên ngày nay, thôn Lương Xá là làng Lương Yên ngày nay, vẫn còn nguyên vẹn, ở cuối phố Lò Đúc. Trong thôn có ngôi đình xây từ năm 1849 thờ một nữ thần gọi là Vua Bà. Phố chạy trên đất thôn Lương Yên cũ từ đường Trần Khánh Dư đến đường Trần Khát Chân. Thời Pháp thuộc, đây là đường 159 (voie 159). Thuở đó toàn nhà lá lụp xụp tối tăm. Sau năm 1954 có nhà máy cơ khí Lương Yên ở đầu phố chuyên sản xuất các loại máy công cụ phục vụ nông công nghiệp, y tế và hàng tiêu dùng.
(***) Sông Tô Lịch: Sông Tô Lịch chảy trong địa phận Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang.
Tô Lịch vốn là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ sông Hồng sang sông Nhuệ.
Đoạn sông từ phố Cầu Gỗ đến đường Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê. Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: từ Cầu Gỗ ngược lên (cống chéo) Hàng Lược, men theo đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đường Bưởi (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay).
Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ cầu Giấy, chảy cùng hướng với đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam tới sông Nhuệ.
Sông Tô Lịch là một sông cổ của Thăng Long xưa. Ngày trước, hai bên bờ sông buôn bán tấp nập. Từ khi bị lấp, sông chỉ là một dòng thoát nước thải của thành phố, bị ô nhiễm nặng. Từ cuối những năm 1990, Tô Lịch bắt đầu được nạo vét đáy sông, kè bờ, để làm sạch và chống lấn chiếm.
Sư phạm thì lại mê muội yêu một anh chàng sinh viên nghèo ở vùng Ô Đống Mác này và nhất quyết đi theo tiếng gọi của trái tim, bỏ nội thành ra khu ngoại ô lao động nghèo này làm cô giáo. Hiện cả bố và mẹ Lan đều đang dạy học ở trường Lương Yên.
Từ ngày tôi trực tiếp xử lý hai ca bệnh hiểm hóc đó, tuy bố tôi có đánh tôi vì tội làm không đúng chức trách, không đúng phận sự nhưng ông có ý khen tôi có “năng khiếu chữa bệnh” và giao cho tôi làm nhiều việc quan trọng ở phòng khám bệnh. Vì thế chuyện sau này tôi sẽ vào học trường Đại học Y Khoa cứ như là lẽ đương nhiên. Vì thế, khi thấy tôi có giấy báo vào Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp, bố tôi đã xé vụn tờ giấy báo đó và đưa tôi đến ngay trường Đại học Y Khoa, giao tận tay cho ông Hiệu trưởng trường Đại học Y Khoa. Song, khi bố tôi về Hải Phòng rồi (lúc đó gia đình tôi đang ở Hải Phòng), tôi liền tới gặp ông Hiệu trưởng trường Đại học Y Khoa mà nói: “Thực tình cháu không thích học nghề Y mà đã quyết theo đuổi Toán học từ lâu. Vậy cháu xin lỗi bác và nhờ bác nói lại với bố cháu rằng bên trường Đại học Tổng hợp họ không chịu ký vào đơn xin chuyển trường (Tôi muốn xin chuyển sang trường Y thì phải viết đơn xin chuyển trường và được Hiệu trưởng trường ĐHTH ký đồng ý, sau đó phải lên Bộ Đại học xin một chữ ký nữa thì mới có thể được vào học ở trường Y). Ông Hiệu trưởng Trường Y rất vui vẻ chúc tôi thành nhà Toán học. Tôi vừa ra khỏi phòng Ông Hiệu Trưởng thì thật bất ngờ khi gặp Bội Lan đang cò kéo gì đó với người mẹ. Thì ra mẹ Bội Lan bắt cô dẫn tới gặp ông Hiệu trưởng Trường Y để xin chuyển về trường ĐH Sư Phạm. Thì ra Bội Lan đã giấu mẹ ghi nguyện vọng vào trường Y mà không nghe theo mẹ là ghi nguyện vọng vào ĐH Sư phạm.
Sau khi biết chuyện của tôi, hai mẹ con Bội Lan cùng nói: “Hãy cứ để cho bàn tay của tạo hóa sắp xếp! Ta chỉ cần thực hiện cho tốt!”.
----
Ghi Chú(*) Ô Đống Mác: Ô Đống Mác ở cuối phố Lò Đúc, về phía Lương Yên, gần giáp sông Hồng... ở vào phía đông nam Hà Nội. Cửa ô này còn tên là Thanh Lãng, vào nửa cuối thế kỷ thứ 19, lại đổi là cửa ô Lãng Yên... Xa hơn nữa, thời chúa Trịnh Sâm, (thế kỷ 18) có tên là ô Ông Mạc. Sang thế kỷ 20, dân quen gọi là ô Đống Mác.
Từ cửa ô này, còn có một nơi, quân nhà Trịnh phò vua Lê xưa, đã bắc cầu qua sông, tiến đánh nhà Mạc, được gọi là bến Ông Mạc. “Đại Việt sử ký toàn thư”, (NXB Văn hóa thông tin, 2004) chép: “Tháng 11, đại xá, đổi niên hiệu, lấy năm ấy là Hoàng Định năm thứ nhất (Lê Kính Tông) - làm cầu phao qua sông Cái ở bến Ông Mạc (trang 760, tập 2).
Đất Ông Mạc, bao gồm mấy làng Lương Yên - Lãng Yên xưa, (đất phố Lê Quý Đôn và Lương Yên ngày nay). Nơi đây là một gò đất cao. Bia chùa Thanh Nhàn dựng năm 1767 (Cảnh Hưng thứ 28) có đoạn ghi: Chùa tọa lạc ở Kinh đô, xứ đồng Ông Mạc có một gò đất từ xưa vẫn coi là một ngọn núi...”.
Quần thư tham khảo của Phạm Đình Hổ, có một dòng nói về từ Ông Mạc như sau: “Ông (tức Mạc Đĩnh Chi?- Đ.N.T) làm quan trong triều, nhà riêng ở Nam Xá , thành Đại La, tục gọi là Dinh Ông Mạc”.
Bởi có dinh quan Trạng Nguyên nổi tiếng đời Trần là Mạc Đĩnh Chi nên đồng đất và cửa ô ở đây gọi là ô Ông Mạc chăng? Đó cũng chỉ là lời phỏng đoán...
Cái tên Ông Mạc là xuất xứ từ bến Ông Mạc để tiến đánh Nhà Mạc hay là do có Dinh Ông Mạc, tức Mạc Đĩnh Chi vẫn còn là nghi vấn, có nhiều ý khác nhau?
Nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thúy trong cuốn “Người và cảnh Hà Nội”, cho rằng: “Đường dọc thứ hai của vùng này là phố Lò Đúc, đi từ phố Phan Chu Trinh đến cửa ô Đống Mác. Xưa kia phố này có nhiều lò đúc đồng, sau chuyển lên Ngũ Xá. Người ta kể là tên Đống Mác từ tên là Mạc Đĩnh Chi mà ra, vì Ông Mạc có nhà riêng ở đây!”
Dân gian còn cho tên ô Đống Mác là do từ thời quân Tây Sơn kéo ra Bắc, tiến đánh cửa ô này, giáo mác vứt lại thành đống. Từ đó, nơi đây có tên là ô Đống Mác.
Cửa ô Đống Mác đã mất hết hình tích cũ. Giờ qua đấy chỉ thấy phố, nhà mới san sát, đã thuộc đất nội thành quận Hai Bà Trưng…
(**) Lương Yên nguyên là tên một thôn mới đặt từ khoảng giữa thế kỷ XIX. Trước đó thì Lương Yên là 2 thôn: Lương Xá và Yên Xá. Thôn Yên Xá là khu vực các phố Nguyễn Huy Tự, Lê Quý Đôn, Lương Yên ngày nay, thôn Lương Xá là làng Lương Yên ngày nay, vẫn còn nguyên vẹn, ở cuối phố Lò Đúc. Trong thôn có ngôi đình xây từ năm 1849 thờ một nữ thần gọi là Vua Bà. Phố chạy trên đất thôn Lương Yên cũ từ đường Trần Khánh Dư đến đường Trần Khát Chân. Thời Pháp thuộc, đây là đường 159 (voie 159). Thuở đó toàn nhà lá lụp xụp tối tăm. Sau năm 1954 có nhà máy cơ khí Lương Yên ở đầu phố chuyên sản xuất các loại máy công cụ phục vụ nông công nghiệp, y tế và hàng tiêu dùng.
(***) Sông Tô Lịch: Sông Tô Lịch chảy trong địa phận Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang.
Tô Lịch vốn là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ sông Hồng sang sông Nhuệ.
Đoạn sông từ phố Cầu Gỗ đến đường Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê. Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: từ Cầu Gỗ ngược lên (cống chéo) Hàng Lược, men theo đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đường Bưởi (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay).
Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ cầu Giấy, chảy cùng hướng với đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam tới sông Nhuệ.
Sông Tô Lịch là một sông cổ của Thăng Long xưa. Ngày trước, hai bên bờ sông buôn bán tấp nập. Từ khi bị lấp, sông chỉ là một dòng thoát nước thải của thành phố, bị ô nhiễm nặng. Từ cuối những năm 1990, Tô Lịch bắt đầu được nạo vét đáy sông, kè bờ, để làm sạch và chống lấn chiếm.
Sài Gòn, tháng 7-2010
Đỗ Ngọc Thạch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét