Hình ảnh

Hình ảnh
Ảnh Đỗ Võ Cẩm Thạch

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Bạn học...- Đỗ Ngọc Thạch


Truyện ngắn về Bạn học của Đỗ Ngọc Thạch: 
Trích: Bạn học Lớp Hai; ...Lớp Ba
 
 
 
 
 
 
 

  1. BẠN HỌC LỚP HAI Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch . 1. Trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người thì ...
    bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=1367
  2. 2 truyện ngắn về Bạn học của Đỗ Ngọc Thạch. ... Tôi với bạn học cùng lớp 7B đã haitháng rồi mà bạn không biết tôi là ai?
    blog.yume.vn/xem-blog/2-truyen-ngan-ve-ban-hoc-cua-do-ngoc-thach...
  3. Bạn học lớp Mười với Tôi là Tuấn ... cả hai chữ Ngọc Thạch!... Bạn tôi vừa dứt lời ... Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch ...
    nguoibanduong.net/index.php?nv=News&at=article&sid=5863
  4. BẠN HỌC LỚP HAI . BẠN HỌC LỚP HAI . Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch . 1. ... ĐỗNgọc Thạch . Đường Văn::
    phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=8446
  5. Truyện ngắn này nói về việc gặp lại hai người bạn học từ lớp 2 ! ... Đỗ Ngọc Thạch: Ngày đăng: 19.09.2009 [ Trở lại ] [ Tiếp ]
    www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham∾tion=detail&id=11066
  6. Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch . N ăm 1961, tôi học lớp Năm ở ... có một không hainày. Chuyện họp lớp “Bạn học thời ...
    phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=12714
  7. ĐỖ NGỌC THẠCH . ... hai bạn học cũ, ... tôi học lớp Năm ở trường Lương NgọcQuyến trên thị xã Thái Nguyên.
    newvietart.com/index3.1819.html
  8. 2 truyện ngắn về Bạn học của Đỗ Ngọc Thạch. 12/11/2011 ... hai lớphai tổ của chúng tôi lại cạnh nhau nên tôi và Na đương ...
    blog.tamtay.vn/entry/view/781074/Su-phu-cua-su-phu-Do-Ngoc-Thach.html
  9. Bạn học lớp hai - Đỗ Ngọc Thạch Bạn học lớp năm - Đỗ Ngọc Thạch Những người muôn năm cũ - Đỗ Ngọc Thạch Kén vợ kén ...
    4phuong.net/ebook/46117382/index.html
  10. Đỗ Ngọc Thạch . Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa ...Bạn học lớp hai (truyện ngắn) Bạn ...
    vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia∾tion=detail&id=1831

    Bạn học đại học (truyện ngắn)
    Bạn học lớp hai (truyện ngắn)
    Bạn học lớp năm (truyện ngắn)
     
BẠN HỌC LỚP HAI - Đỗ Ngọc Thạch
BẠN HỌC LỚP HAI 
Truyện ngắn của  Đỗ  Ngọc Thạch  
1. 
Trong tất cả các mối quan hệ giữa con người với con người thì mối quan hệ Bằng hữu (Bạn bè) thiên biến vạn hóa, khó xác định nhất. Nếu muốn so sánh với một cái gì đó trong cuộc sống hiện đại thì có thể nghĩ tới Thế giới Mạng (Internet) – thực và ảo lẫn lộn, biến hóa khôn lường!...
Trong các  “loại hình” bằng hữu thì bạn thả diều chăn trâu (bạn tuổi thơ), bạn tuổi hoa phượng  (bạn học – đồng học, đồng môn), bạn chiến đấu trong cùng chiến hào (bạn lính -đồng đội) là ba mối quan hệ đẹp nhất! Có thể mọi người suy nghĩ khác, nhưng tôi tin rằng sau khi đọc xong cái Truyện ngắn này, sẽ đồng cảm với tác giả…
Trong ba loại hình bằng hữu vừa nói trên, đối với tôi, Bạn học để lại nhiều kỷ niệm nhớ đời , và tôi nghĩ rằng rất hiếm có người có hoàn cảnh rất đặc biệt như tôi:
-Thời gian đi học dài kéo dài từ 10 năm phổ thông qua 4 năm đại học, xen kẽ vào 4 năm đi chiến đấu ở binh chủng Ra-đa, với tôi lại thêm 1 năm đại học vì tôi học xong năm thứ nhất Khoa Toán thì chuyển sang Khoa Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội);
- Do 10 năm phổ thông tôi học ở Mười trường (lớp 1 ở  Hà Nội học kỳ 1 và học kỳ 2 ở  trường Nam Tiểu học Thị xã Hà Đông – Tỉnh Hà Đông; lớp 2 ở trường Tiểu học Thị xã VĩnhYên – tỉnh Vĩnh Yên; lớp 3 ở trường Tiểu học Ô Đông Mác – Hà Nội; lớp 4 ở trường Gia Sàng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; lớp 5 ở trường Lương Ngọc Quyến, tỉnh Thái Nguyên; lớp 6 ở trường Ngô Quyền, TP.Hải Phòng; lớp 7 ở trường Đằng Giang, huyện Hải An, TP. Hải Phòng; lớp 8 ở trường Thái Phiên, TP. Hải Phòng; lớp 9 ở trường Ngô Quyền, TP.HP; lớp 10 ở trường Hải An, TP. Hải Phòng) nên số bạn học là rất nhiều! 
Khi đã lùi xa cái tuổi học trò, nhiều lúc nhìn lại, hầu như không ai là không thấy nó đẹp kỳ lạ và đều muốn “thời gian quay trở lại”!... Và với tôi, thật là ngẫu nhiên, cứ vào dịp mùa hoa phượng nở đỏ rực cả trời xanh, tôi lại gặp một người bạn học cũ, ngay giữa cuộc đời chứ không phải chỉ trong những giấc mơ!... Truyện ngắn này nói về việc gặp lại hai người bạn học từ lớp 2 !... 
2. 
Năm lớp 2, tôi học ở một trường tiểu học của Thị xã Vĩnh Yên. Tôi không còn nhớ những phòng học của trường tôi như thế nào, nhưng rất nhớ con đường vào trường: Từ đường cái lớn phải đi ngoằn nghoèo một hồi lâu mới tới trường. Thầy giáo của lớp tôi tên là Tảo. Tôi còn nhớ thầy có dáng cao gày, tóc đã điểm bạc… Cuối năm, thầy Tảo gọi tôi tới nhà giúp thầy cộng điểm cho lớp. Cách xếp hạng là cộng tất cả các điểm của học kỳ 2 (học kỳ 1 đã làm khi kết thúc học kỳ 1) rồi chia ra số lần có điểm lấy bình quân, số điểm bình quân của học kỳ 2 lại cộng với số điểm bình quân của học kỳ 1 rồi chia 2 lấy điểm bình quân cả năm. Đây là điểm để xếp hạng cả năm. Điểm bình quân của tôi cao nhất là 4,8 (thời đó cho điểm theo hệ số 5), thứ nhì là em trai tôi, được 4,5, thứ ba là một bạn tên Bản, được 4,2. Đúng quy định thì ba người này sẽ xếp thứ nhất, nhì và ba. Nhưng thầy Tảo nói: “Hai anh em cậu lấy hết phần thưởng thì không công bằng. Bây giờ xếp 2 anh em Thứ Nhất, Bản thứ nhì và lấy thêm Lan, được 4,0 xếp thứ ba!” Tưởng thầy nói đùa, ai ngờ đến hôm tổng kết năm học, kết quả đó là chính thức. Mỗi hạng Nhất, nhì, ba có một giấy khen và một gói phần thưởng. Đọc quyết định xong, gọi chúng tôi lên nhận thưởng và giấy khen, hạng nhất của 2 anh em tôi chỉ có 1 tờ giấy khen (viết tên cả hai) và 1 gói phần thưởng!
Tôi bảo em tôi nhận rồi chạy một mạch ra con đường ngoằn nghoèo!...Con đường ngoằn nghoèo này có nhiều lối rẽ đi vào các khu dân cư (nay chắc là đã thay đổi nhiều), các lối rẽ này chỉ là đường đất, trời mưa thì đi lại khó khăn do trơn trượt, nhưng lúc nắng ráo thì là chỗ chơi đáo lỗ tuyệt vời…Trong trường cấm chơi đáo nên tôi thường ra đây chơi với đám trẻ con dân phố và tôi chơi vào loại “mả” ( từ dùng chỉ người chơi giỏi). Hôm đó, tôi đã đại thắng, chọi bách phát bách trúng và thả lỗ đáo thì không trượt lần nào! Khi em tôi ra kiếm tôi để đi về thì “chiến lợi phẩm” đã đựng căng phồng trong cái cặp da! Tôi dẫn người em vào một cửa hàng Ăn uống (lúc đó chủ yếu là của Mậu dịch, tức Nhà nước chứ chưa có hàng ăn tư nhân đầy nhóc như bây giờ) và gọi những món ngon nhất, bày kín mặt bàn như trong phim Tàu, đó là phần thưởng xứng đáng cho người xếp thứ Nhất, vừa ăn tôi vừa nghĩ như vậy!...
(Nói qua vài dòng về cái trò chơi đáo lỗ này. Cách chơi phổ biến là khoét một cái lỗ có đường kính bằng đồng tiền Bảo Đại, vạch một đường sát lỗ đáo và vạch một đường cách khoảng 2 mét để cho người chơi đứng. Khi người chơi tung một nắm khoảng chục đồng tiền (thường là tiền nhôm, gọi là hào, không có lỗ) lên trên vạch có lỗ đáo, nếu có dính đôi, hoặc ba, bốn, thì được chọi, bằng một đồng cái, thường là ghép 2 đồng tiền loại nặng (hoặc đổ chì lấy từ ống đựng thuốc đánh răng đã dùng hết). Người chọi mà chọi trúng cái dính đôi cho tách ra là thắng. Nếu không có dính đôi thì đối phương sẽ thách chọi một đồng hào nào đó hoặc thả đồng cái trúng vào lỗ đáo!...Có một câu thành ngữ “Mắt như lỗ đáo” là nói về những người có đôi hốc mắt to và sâu như cái lỗ đáo! Một cách nói thông dụng của cuộc sống được hình thành từ một trò chơi con trẻ thì trò chơi đó phải rất phổ biến, rất hấp dẫn, rất thịnh trong cuộc sống!)…
Năm học đã hết, mùa hè đã về từ bao giờ, hoa phượng đỏ rực khắp nơi. Chắc là các bạn học của tôi đang Nghỉ Hè tại gia hoặc đi về quê ngoại, nội, hoặc đi tắm biển, tùy người…Nhưng tôi không đượcNghỉ Hè mà ngày mai, gia đình tôi lại làm một cuộc di chuyển nữa: về Hà Nội! (Cho đến lúc này, gia đình tôi đã chuyển nhà ba lần: sau giải phóng Thủ đô chuyển từ quê về Hà Nội- bố tôi là BS Quân Y, làm việc ở BV l08, rồi chuyển từ Hà Nội về Hà Đông- BV 103, từ Hà Đông chuyển tới Vĩnh Yên- Quân Y viện 9). Cứ như là bàn chân tự tìm đường mà đi, tôi đã đứng giữa sân trường từ lúc nào! Các phòng học cứ quay vun vút trước mặt tôi như là cái đèn cù, rồi tất cả những hình ảnh của năm học vừa qua vụt hiện về rồi lại quay vun vút như đèn cù!...Rồi đột ngột như trong truyện cổ tích, có một Nàng Tiên hào quang rực rỡ xuất hiện trước mặt tôi! Khi tôi dụi mắt nhìn cho rõ thì hóa ra là cô bạn học cùng lớp tên Lan, người được lấy bổ sung vào danh sách khen thưởng cuối năm vừa rồi! Lan nhoẻn miệng cười lộ cái răng khểnh, cộng với cái lúm đồng tiền làm cho nụ cười trở nên tuyệt đẹp.
Hình như chúng tôi cứ đứng nhìn nhau như thế vì một lúc sau mới thấy Lan nói: “Tớ nghe thầy Tảo nói cậu đã làm thủ tục chuyển trường về Hà Nội! Tớ tính tới nhà cậu nhưng nhìn thấy cái cổng Bệnh viện to tướng, lại có cả lính gác, nhìn vào bên trong thấy rộng mênh mông, không biết cậu ở đâu mà tìm, nên không vào nữa! Thì ra đến trường lại tóm được cậu!” Tôi hỏi lại: “Làm sao cậu biết tớ ở đây?” Lan ra vẻ bí hiểm, nói nhỏ: “Thế mới giỏi, đây là bí quyết không thể tiết lộ!” Tôi lại nói: “Không tiết lộ thì thôi! Vậy cậu tìm tớ làm gì?” Lan nói rất rõ ràng, giọng có vẻ nghiêm trang: “Về cái chuyện phần thưởng cuối năm vừa rồi! Tớ hơi bất ngờ khi mình được khen thưởng. Tớ và mẹ đã cộng điểm lại thì thấy tớ chỉ được 3,8 chứ không phải 4,0 như công bố trên lớp. Có thể cậu hoặc thầy Tảo đã cộng nhầm!...” Tôi ngắt lời: “Thôi, chuyện đã qua rồi, nhắc lại làm gì?” Lan nói ngay: “Tớ chưa đủ 4,0 không xứng đáng nhận phần thưởng, còn hai anh em cậu phải nhận hai phần thưởng mới đúng! Vì thế tớ trả lại phần thưởng này cho cậu!” Nói rồi Lan lấy trong túi xách ra một gói giấy báo, dúi vào tay tôi, nhưng tôi không nhận mà nói ngay: “Tớ không thể nhận như thế! Phải có giấy quyết định của thầy Hiệu Trưởng mới hợp lệ! Hơn nữa, đây là phần thưởng cho người xếp thứ ba, còn của tớ là xếp thứ nhất cơ mà!” Nghe tôi nói vậy, Lan ngớ người rồi nói: “Ừ nhỉ! Muốn làm lại thì rất phức tạp! Nhưng không làm gì thì tớ không thấy yên tâm!...
Hay là thế này nhé, nhân chuyện chuyển trường của cậu, tớ sẽ chiêu đãi cậu một chầu túy lúy, ăn uống tùy thích! Được không?” Tôi thoáng ngần ngừ rồi nói: “Không được, chúng mình đi cùng nhau ăn uống như thế, chúng nó mà nhìn thấy thì ngượng lắm! Mà cậu lấy tiền đâu mà chiêu đãi?” Lan nói ngay: “Cậu khỏi lo, tớ có “ngân quỹ” riêng hai năm nay rồi, còn chuyện chúng nó nhìn thấy thì mặc kệ, cười hở mười cái răng!” Tôi thoáng nghĩ, nếu đi cùng Lan sẽ lâu, mà tôi thì phải về để thu xếp đồ đạc, ngày mai đã đi rồi, liền nói: “Thời gian không có nhiều, làm như thế thì vui nhưng rềnh ràng quá. Theo tớ chỉ cần trao đổi kỷ vật là đủ!” Lan đồng ý ngay và hẹn tám giờ tối sẽ chờ tôi ở cổng Bệnh viện để trao đổi kỷ vật!...Đúng 8 giờ tối, tôi đi ra cổng Bệnh viện thì nhìn thấy ở bên gốc cây cổ thụ bên kia đường, Lan đang đứng cạnh cái xe đạp lấp loáng ánh điện. Tôi chạy qua đường và đưa ra món đồ của mình trước: đó là một cuốn sổ loại nhỏ mà bố tôi mua cho tôi để tôi viết Nhật ký (bố tôi bắt anh chị em chúng tôi viết hàng ngày), chưa viết Nhật Ký mà tôi chỉ chép tặng Lan một bài thơ ghép tên các bộ phim hay đang chiếu thời đó, bài thơ do các chú bộ đội thuyết minh phim đọc trong các buổi chiếu phim, bài thơ rất dài, mở đầu như sau: “Khởi đầu anh đứng Trên cao / Một Cơn gió lốc cuốn vào Trái tim ?
Ngày mai anh sẽ đi tìm / Người thứ Bốn mốt trong Đêm giao thừa…” Lan cũng đưa tôi một gói nhỏ, cầm lấy, tôi đoán chừng cũng là một quyển sổ, vì lúc đó vật được dùng để làm quà tặng, phần thưởng thường là sổ và bút máy, ở nông thôn thì là khăn tay, khăn mặt!... Chúng tôi vừa trao đổi vật kỷ niệm xong thì tôi thoáng thấy hình như bố tôi xuất hiện ở cổng bệnh viện, đang nói chuyện gì đó với người gác cổng. Linh tính báo cho tôi biết bố tôi đang tìm tôi, tôi liền nói với Lan: “Cậu về đi, bố tớ đang gọi tớ đấy!” Lan liền kéo tôi về phía bên kia gốc cây, không bị ánh đèn của cổng bệnh viện chiếu sáng, nói sát vào tai tôi: “Tạm biệt cậu nhé! Cậu hôn tớ đi, như trong phim ấy!” Tôi lúng túng chưa biết làm gì thì Lan ôm chặt lấy tôi, hôn vào mỗi má tôi một cái! Theo phản xạ, tôi cũng làm như Lan, hôn vào hai má Lan, nhưng hôn rất lâu!...Bỗng có tiếng “rầm”, một cành cây khô rất lớn rơi xuống bên kia gốc cây, chỗ tôi và Lan vừa đứng! Chúng tôi cùng giật thót, buông nhau ra! Tôi nhìn về cổng bệnh viện, thấy bố tôi đứng chống nạnh ngay giữa cổng! Tôi nói với Lan: “Cậu lên xe phóng về ngay đi!” Lan ngồi lên xe, phóng vút đi! Tôi liền kéo cành củi khô đi thẳng vào cổng bệnh viện, vừa đi vừa nghĩ, sáng mai sẽ có củi cho mẹ tôi nấu bữa cơm cuối cùng, nhà đang hết củi, đúng là Trời cho!... 
3. 
Lúc tôi và Lan chia tay nhau ở trước cổng Quân Y Viện 9 thị xã Vĩnh Yên là vào năm 1956, và phải đến năm 1988, tức 32 năm sau mới gặp lại. Lúc đó, không biết “ma dẫn lối, quỷ đưa đường” thế nào mà tôi bỏ nhiệm sở Nhà nước, nhận “một cục” 22 tháng lương (tính từ năm 1966, năm tôi nhập ngũ) rồi “phiêu bạt giang hồ”, nôm na là lang thang kiếm sống ở Sài Gòn, làm đủ mọi việc, thượng vàng hạ cám!...Một hôm, tôi đang lang thang ở quận 5 thì thấy có một phòng mạch tư rất đông người ra vào, nhìn biển hiệu thì thấy dòng chữ rất lạ: Phòng Mạch Lã Bố: chuyên trị phụ khoa và nam khoa với 2 bác sĩ lành nghề. Tò mò, với lại dạo này cảm thấy như là trong người có “bệnh lạ”, tôi đi vào. Nhưng phải chờ chừng nửa tiếng mới tới lượt. Đang ngồi trong phòng khám là một nữ Bác sĩ, dáng người cao ráo, khỏe mạnh, khuôn mặt khả ái. Câu hỏi đầu tiên của Nữ BS là: “Xin ông cho biết tên, tuổi, nghề nghiệp và tình trạng bệnh tật?”
 Nghe tôi nói họ tên, nữ BS định viết vào một cuốn sổ to trước mặt, thì ngừng lại, nhìn tôi một phút rồi nói: “Ông trùng tên với một người bạn học cũ của tôi”, vừa nói nữ BS vừa viết tên tôi vào cuốn sổ to. Tôi nói: “Thỉnh thoảng tôi cũng gặp người trùng tên, nhưng cả họ và chữ đệm thì rất hiếm!” Nữ BS nói ngay: “Đúng vậy! Vì thế tôi ngờ ngợ…Ông có thể cho biết hồi học lớp 2 ông học ở đâu không?” Tôi thoáng suy nghĩ rồi nói: “Lớp 2 à, thế thì tôi nhớ ra rồi! Lớp 2 tôi học ở thị xã Vĩnh Yên, thầy giáo là thầy Tảo, còn bạn học thì nhiều quá làm sao nhớ nổi?” Nữ BS nhìn tôi chăm chú rồi nói: “Ông thử cố nhớ một, hai cái tên xem sao?
Chẳng lẽ sau một năm học lại không có cái tên nào được lưu trong bộ nhớ?” Như một ánh chớp, những hình ảnh ở trước cổng Quân Y viện 9 vụt hiện ra, tôi nói ngay: “Có rồi! Đó là Lan!...” Nữ BS nói tiếp: “Có phải ông đã tặng cô bé cuốn sổ tay có chép bài thơ ghép tên các bô phim “Khởi đầu anh đứng Trên cao / Một Cơn gió lốc cuốn vào Trái tim…” Nữ BS ngừng lại, nhìn tôi chăm chú. Còn tôi thì bàng hoàng, bâng khuâng, ngơ ngác, bồi hồi… nói tóm lại là không thể dùng một khái niệm nào bằng ngôn từ để diễn tả được cảm xúc của tôi lúc đó, và tôi đọc tiếp bài thơ ghép tên các bộ phim mà nữ BS vừa đọc: “Ngày mai tôi sẽ đi tìm / Người thứ Bốn mốt trong Đêm giao thừa…” Người  Nữ BS nhìn tôi không chớp mắt, rồi những giọt lệ lung linh lăn ra như những viên ngọc trai! Trong đầu tôi vang lên tiếng nói :”Đúng là Lan rồi!...Lan ơi!...”, nhưng mồm tôi như bị á khẩu, ngồi nghệt như tượng! Nữ Bác sĩ đứng bật dậy, lấy khăn lau mấy giọt nước mắt, rồi nhoẻn miệng cười lộ cái răng khểnh, nhưng má lúm đồng tiền thì không còn nữa, song tôi vẫn khẳng định đó đúng là Lan! Lan hít một hơi dài, rồi nói: “Khi cậu vừa nói tên là tớ biết chính là cậu chứ chẳng thế là ai khác! Giờ cậu nói thêm một cái tên nữa xem sao, vì nó rất quan trọng?”
Hình ảnh buổi lễ Tổng kết cuối năm vụt hiện về, tôi nói ngay: “Bản!...Đó là cái tên thứ hai tôi nhớ sau Lan!” Lan nghe nói vậy thì nói: “Cậu chờ chút nhé!”, rồi lấy tấm biển nhỏ có chữ “Nghỉ khám bệnh” treo ra trước cửa rồi đi sang một căn phòng khác. Lúc trở lại có thêm một người cũng mặc Blu trắng, dáng mập mạp, trắng trẻo. Lan đẩy người đó ra trước mặt tôi rồi nói:  “Cậu nhìn xem có đúng là Bản đây không?” Vì đã  nói trước cái tên Bản nên những hình ảnh từ 32 năm trước bay vùn vụt về đậu lên người đàn ông đứng trước mặt tôi, khiến tôi như là nhìn thấy cậu học trò Bản lớp 2 ngày nào! Tôi  chưa kịp nói gì thì người đàn ông kia đã nhào tới chụp lấy tay tôi mà nói: “Thạch! Đúng là cậu rồi! Tuần vừa rồi, chúng mình có về thăm lại Vĩnh Yên và vợ chồng mình nhắc tới cậu hoài!...”
Đêm hôm đó, ba người bạn học từ lớp 2 đã ngồi với nhau thâu đêm tới sáng, họ như được sống lại  cái thời bảy, tám tuổi!...
Thời gian của những cuộc hội ngộ thường trôi qua nhanh như sóng thác, nhìn đồng hồ đã 5 giờ, Lan nói: “Bây giờ chúng ta qua bên kia làm tô phở cho vợ chồng mình chuẩn bị đến Bệnh viện. Còn cậu thì về làm giấc ngủ bù kẻo mệt. Năm giờ Chiều lại tới nhé, hôm nay phòng mạch nghỉ, tớ sẽ chiêu đãi cậu một bữa đại tiệc túy lúy, trả cái món nợ mà 32 năm trước không thực hiện được!” Tôi giật mình nghĩ, cô bạn này nhớ dai thật, và lại nghĩ, giá như hồi đó mình nhận lời đi chiêu đãi với Lan thì biết đâu  “số phận” sẽ khác? 
Lúc ba chúng tôi vừa bước qua cổng nhà Lan thì một cành cây khô to tướng rơi bịch xuống chỗ chúng tôi vừa bước qua! Ba người cùng giật mình! Lan bỗng bật cười hỏi tôi: “Thế cái cành cây khô rơi trước cổng Bệnh viện hôm ấy cậu xử lý thế nào?” Tôi nói một mạch như là đang sống lại cái thời điểm ấy: “Nhờ kéo cái cành cây khô ấy về nhà mà khi đi qua cổng bố tôi không hỏi han gì, vì tôi vẫn thường đi kiếm củi như thế mỗi khi nhà hết củi đun và sáng hôm sau mới có củi cho mẹ tôi nấu cơm! Đó là bữa cơm cuối cùng ở Vĩnh Yên, trong bát cơm có mùi nụ hôn của Lan!...”
4. 
Bữa đại tiệc mà vợ chồng Lan chiêu đãi tôi rất thịnh soạn, có đủ các món ăn đặc sản của cả Bắc và Nam, tuy nhiên, chúng tôi ăn ít mà nói chuyện nhiều, đủ mọi đề tài nhưng nhiều nhất vẫn là đề tài ngành Y. Lan nói: “Cuộc chia tay với cậu ở cổng bệnh viện đã khiến cho tớ quyết theo học ngành Y với ý nghĩ: cậu sẽ vào học Trường Y nối nghiệp bố và chúng ta sẽ gặp nhau ở đó!” Tôi chỉ biết nói kiểu “vuốt đuôi” : “Ôi, tớ thấy tiếc thật sự vì khi có giấy gọi vào Khoa Toán ĐH Tổng hợp, bố tớ đã dẫn tớ đến gặp ông hiệu trưởng Trường ĐH Y – Dược, đưa giấy gọi cho ông để nhờ ông đổi giấy gọi vào Trường Y, ông Hiệu trưởng đã đồng ý. Nhưng lúc ấy tớ còn trẻ người non dạ nên cứ mơ thành nhà Toán học và không nghe lời bố mà đi một mạch tới Khoa Toán!...Giá như lúc ấy gặp cậu thì…” Bản nói: “Bàn tay Tạo hóa đã xếp đặt như thế, làm gì có chuyện giá như!” Lan cười , nói: “Đúng là tài ba không qua số phận, nhưng ta cứ thử chống lại định mệnh xem, “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” mà!” Tôi hỏi: “Chống lại bằng cách nào?” Lan nói luôn: “Tớ sẽ giúp cậu làm lại từ đầu! Giờ cậu mới 40 tuổi, so với ông Bành vẫn là con nít! Tớ định thế này: cậu đến phòng mạch này phụ giúp vợ chồng tớ, tớ sẽ cung cấp sách vở, tài liệu cho cậu, cậu thi vào một lớp tại chức Đại học Y, không hề khó, chỉ dăm năm là cậu có cái bằng Bác sĩ!” …Tôi thầm nghĩ, đó cũng là một ý tưởng luôn đeo bám tôi từ khi tôi phát hiện ra rằng trong cái “trường văn trận bút” mà tôi đã lao vào  hơn chục năm qua, đầy bất trắc, rủi ro …Thế là tôi theo sự sắp đặt của bàn tay “Tạo hóa Lan”, ngày ngày đến phòng mạch của Lan và Bản làm việc!...
Cái tên “Phòng mạch Lã Bố” có là do ghép chữ cái tên của hai người Lan và Bản, còn tại sao lại là Lã Bố thì chỉ vì Bản có hoa tay đặc biệt: vẽ lại hình ảnh các nhân vật trong Tam Quốc diễn nghĩa rất giống và Bản đặc biệt thích nhân vật Lã Bố: ba anh em Lưu, Quan, Trương không đánh nổi Lã Bố thì phải gọi Lã Bố là Ba lần anh hùng!...
Phòng mạch Lã Bố rất đông người tới khám bệnh, phải thuê thêm 4 diều dưỡng Trung cấp mà nhiều lúc không giải quyết hết bệnh, phải hẹn hôm sau, hôm sau lại tồn đọng nhiều hơn! Cứ thế, số bệnh nhân tồn đọng tăng dần lên theo thời gian! Tôi hỏi Lan: “Bệnh nhân nhiều thế sao không tăng thêm phòng khám, hoặc có thể nâng lên thành Bệnh viện?” Lan cười nói: “Bố tớ bảo không nên phình to giống như con ếch muốn phình bụng bằng con bò! Cứ làm nhỏ gọn mới bền, mới hiệu quả!” Nghe Lan trả lời, tôi không ngờ cô bạn bé nhỏ ngày xưa lại có suy nghĩ sâu sắc như vậy!
Loại bệnh đến phòng mạch Lã Bố chủ yếu liên quan đến tình dục, vì thế vừa dễ lại vừa khó. Dễ là không phải loại bệnh nguy hiểm chết người, không bao giờ xảy ra chết chóc. Khó là do các loại bệnh này rất lâu thấy hiệu quả. Chẳng hạn như bệnh “không thấy ham muốn”, “yếu sinh lý” (lãnh cảm , khó tiết ra chất dịch làm trơn khi “quan hệ” ở phụ nữ, liệt dương  đàn ông) thì phải “trường kỳ kháng chiến” mới mong thắng lợi!... Tôi hỏi Bản: “Sao lại chọn loại bệnh khó nói, tế nhị như thế này? Lúc khám bệnh, bệnh nhân người ta “mắc cỡ” thì làm sao nói hết tình trạng bệnh tật?” Bản cười nói: “Chỉ những người “sách vở”, cao đạo thì mới mắc cỡ, còn phần đông dân chúng người ta cũng coi như đau răng, đau mắt mà thôi! Khi ta đứng ở xa thì nhìn vấn đề tình dục hơi “khó coi”, nhưng khi là “người trong cuộc” thì không có vấn đề gì?” Tôi định hỏi lại “Có thật là không có vấn đề gì không?”, nhưng lại nghĩ ở những khu vực vấn đề có liên quan đến tình dục thì mọi tranh luận đều không đi đến đâu cả, nên lại thôi!
Tôi làm việc ở phòng mạch Lã Bố bước đầu chủ yếu là công việc văn phòng, chẳng hạn như trực điện thoại, ghi sổ sách, giải quyết các việc không tên ở phòng chờ…Công việc nhẹ nhàng, lại được vợ chồng Lan và Bản rất  “cưng chiều” (chắc 2 người thấy tôi trải qua quá nhiều gian khổ, bị thiệt thòi nhiều nên giờ muốn “bù đắp”) nên chỉ lo tập trung vào việc đọc sách, chuẩn bị thi vào trường Đại học Y theo hệ chính quy đàng hoàng chứ không phải là hệ tại chức, vì Lan và Bản đều nói đã mất công làm lại thì làm đàng hoàng, vả lại tôi có chức gì đâu mà học tại chức?
Những tưởng mọi việc sẽ êm trôi theo sự sắp đặt của “Bàn tay Tạo hóa Lan”, ai ngờ có một chuyện đã làm đảo lộn tất cả!... 
5. 
Phòng mạch Lã Bố của Lan và Bản hành nghề đã được hơn chục năm và uy tín của phòng mạch cứ tăng dần theo năm tháng. Đặc biệt nhất là chuyện chữa bệnh Vô sinh. Những ca vô sinh do bên người vợ thì có nhiều khó khăn, nhưng vô sinh do người chồng (tinh trùng yếu hoặc cụt đuôi…) thì chỉ sau đúng chín tháng mười ngày là có kết quả rất mỹ mãn: một đứa con kháu khỉnh, bụ bẫm cất tiếng khóc oe oe chào đời… 
Một ngày kia, có tới chục người mẹ từ nhiều tỉnh khác nhau, từ miền Trung xứ Quảng, Tây Nguyên cho tới chót Mũi Cà Mau, cùng dắt những đứa con của mình là kết quả chữa vô sinh ở phòng mạch Lã Bố, tới thăm ông chủ phòng mạch Bản. Những đứa trẻ, tuổi sàn sàn từ bốn, năm tuổi cho tới tám, chín tuổi có một đặc điểm là đều khỏe mạnh và rất giống nhau, và điểm này mới là quan trọng: rất giống ông chủ phòng mạch Lã Bố, tức Bác sĩ Bản! Không hẹn mà gặp, chục bà mẹ và chục đứa con kia đều đến vào buổi sáng, tức lúc đó phòng mạch chưa làm việc, cả Lan và Bản đều đang làm việc ở Bệnh viện, đến 4 giờ chiều mới về phòng mạch. Lúc đó chỉ có tôi đang ngồi đọc mấy cuốn sách Y học ờ phòng mạch. Lần nhấn chuông gọi cửa đầu tiên là một người, lần thứ hai là ba người, rồi từ từ đủ cả chục người mẹ và chục đứa con đã tới phòng mạch! Ngay từ lần gọi cửa thứ hai, tôi đã hình dung ra chuyện gì đã xảy ra, liền gọi điện thoại cho Lan, nói rõ sự tình. Mười phút sau, Lan tới phòng mạch . Tôi những tưởng sẽ có động đất hoặc sóng thần xảy ra ở pnghòng mạch Lã Bố nhưng sự việc lại khác hẳn: Khi vừa nhìn thấy mười bà mẹ và mười đứa con giống Bản như cùng một khuôn đúc ra, Lan đã ngất xỉu!...
6.
Lan và Bản giải quyết vụ những đứa trẻ giống nhau và giống Bản như thế nào, tôi không muốn hỏi vì nghĩ rằng những cái gì đến thì nó sẽ đến! Nhân có một người bạn học khác cần có bạn cùng đi chơi Vũng Tàu rồi Côn Đảo rủ tôi đi cùng, tôi liền đi Vũng Tàu, Côn Đảo khoảng một tuần. Khi trở về, vụ “mười đứa trẻ giống Bản” vẫn chưa suy chuyển. Lan vừa thấy tôi về thì nói ngay: “Tớ muốn chờ ý kiến của cậu mới quyết định có li hôn Bản hay không?” Tôi ngạc nhiên hết sức, hỏi ngay: “Ý kiến của tôi về cái gì? Về mười đứa trẻ này thì tôi không có ý kiến!” Lan nói ngay: “Không phải chuyện mười đứa trẻ mà là chuyện của tớ và cậu!...Tớ nói ngay, cậu có thích cưới tớ không? Nếu cậu cưới tớ thì tớ sẽ li dị Bản. Bản sẽ cưới một người trong số mười người mẹ có con với Bản!” Trời đất ơi, tại sao Lan lại đặt tôi vào tình huống khó xử như vậy? Không biết Bản đang ở đâu, tôi phải đi gặp Bản. Dường như Lan đọc được ý nghĩ đó của tôi, liền nói: “Cậu không cần phải hỏi lại Bản mà hãy hình dung ra rằng chúng ta đang đứng dưới gốc cây cổ thụ trước cổng Bệnh viện hôm ấy!...” Lần này thì tôi không kinh ngạc nữa vì cũng đúng lúc Lan nói như vậy, tôi như vụt trở lại 32 năm trước!...  
Sài Gòn, 1989-2009
Đỗ Ngọc Thạch
 nguồn: phongdiep.net
Ô Đống Mác
 
Đỗ Ngọc Thạch
 
Khi nhà tôi về ở khu Ô Đống Mác (*) là năm tôi học lớp Ba (gọi là trường Tiểu học, hệ 10 năm). Trường tôi học là trường Tiểu học Lương Yên. Sân trường rất rộng và đều đổ kín xỉ than để chống lụt lội. Tuy chống được bùn lầy, lụt lội nhưng có cái bất tiện là mỗi khi bước đi, những cục than xỉ lạo xạo dưới chân tạo nên thứ âm thanh rất khó nghe! Đó là chưa nói đến việc nếu lỡ bị té ngã xuống sân trường thì toàn thân sẽ rớm máu vì bị những cục xỉ than găm vào người và gây sát thương! Lúc đó, tôi đã thấy có người dùng xỉ than để đóng thành những viên gạch gọi là “Gạch xỉ”, dùng để xây tường nhà rất tốt Song, nhu cầu xây dựng nhà cửa lúc đó là rất ít cho nên việc làm gạch xỉ chưa thành phong trào như về sau đó! Các lớp học đều làm bằng tre nứa, mái lợp lá cọ chuyển từ vùng Phú Thọ, Yên Bái về. Khu Lương Yên (**) là khu lao động, toàn người nghèo, nhà cửa đa phần lụp xụp, tối tăm… nên tôi nghĩ có được một trường học như thế là tốt rồi!
Thời gian này bố tôi đang là Bác sĩ quân Y chuyển sang Dân Y, cho nên phải chờ một thời gian để những người làm công tác Tổ chức – Cán bộ ở Bộ Y tế sắp xếp xem tiếp tục làm việc ở Bệnh viện nào, ở đâu? Tôi chỉ nghe nói là lúc này người ta đang xây dựng Khu Gang Thép Thái Nguyên và tất cả đều mới là sự “Khởi đầu”, vì thế người ta muốn bố tôi về đó xây dựng Bệnh viện Khu Gang thép. Trong khi chờ đợi quyết định chính thức, bố tôi mở một phòng mạch ở khu lao động Lương Yên. “Phòng mạch” là một căn nhà tre nứa lá, khoảng hơn hai chục mét vuông, được dựng lên trong một khu vườn cây ăn quả rất rộng rãi thoáng mát, chẳng khác gì cơ sở dã chiến của một Đội điều trị của Quân Y thời chiến. Cạnh phòng mạch của bố tôi là một cơ sở nuôi bò sữa và sản xuất sữa tươi, gồm toàn những thanh niên lực lưỡng như đô vật! Những người hàng xóm làm sữa tươi rất thân thiết với những người ở “Phòng mạch” và tôi thích uống sữa tươi từ hồi này!
Gia đình chúng tôi ở trên phố Lò Đúc, ngày ngày bố và mẹ tôi tới “Phòng mạch” từ sớm và anh chị em chúng tôi (có bốn người sinh từ 1945 đến 1949, một người sinh năm 1955 thì chưa làm gì được) thay nhau đến “làm việc” ở Phòng mạch và tôi thường bị “đùn đẩy” đến phòng mạch nhiều nhất. Lúc đó, phố Lò Đúc còn rất vắng vẻ. Đi hết phố Lò Đúc khoảng một trăm mét là tới
Phòng mạch và quang cảnh toàn bộ khu vực này thật là mênh mông bát ngát, dân cư còn rất thưa thớt, có con đường đê chạy dài ra tới …”chân trời”, hai bên là những cây ổi – loại ổi quả nhỏ khi chín thì rụng đầy triền đê! Thỉnh thoảng người ta có trồng xen kẽ vài cây nhãn, cây vải nhưng mấy cây này thường là bị bọn trẻ con vặt trụi!
*
Phòng mạch của bố tôi chủ yếu chữa trị những bệnh thông thường cho người nghèo như đau bụng (thương hàn, thổ tả, kiết lỵ…), đau đầu, cảm cúm…Tuy nhiên cũng xử lý những ca “Tiểu phẫu” về Nhãn khoa như mổ lông quặm, đục thủy tinh thể hoặc “giải phẫu thẩm mỹ” như hở hàm ếch, v.v… Những lúc đứng phụ mổ, hoặc “chờ sai vặt”, tôi thường quan sát rất kỹ những thao tác khi mổ và khám bệnh của bố tôi cho nên có thể nói, lúc đó, tôi đã có thể “độc lập tác chiến” nếu cần thiết. Và không cần phải đợi lâu, một hôm bố tôi đau bụng, phải vào Bệnh viện 108 kiểm tra lại vết mổ dạ dày cho nên tôi chỉ có nhiệm vụ là đến phòng mạch để quét dọn vệ sinh trong và ngoài phòng mạch. Khi tôi làm xong mọi việc, vừa khóa cửa và treo tấm biển “Nghỉ 01 ngày” lên cánh cổng làm bằng tre trúc thì có một cô gái trạc tuổi tôi, dẫn một người như là mẹ cô bé tới và nói: “Sao lại treo biển nghỉ?”. Cô gái vừa nói xong thì tròn mắt nhìn tôi và nói tiếp: “Thì ra là cậu làm việc ở đây à? Phòng khám bệnh này là của bố cậu à?”. Thì ra cô bé ấy là Lan, học cùng lớp với tôi ở trường Lương Yên. Vì thế tôi không phải trả lời hai câu hỏi liên tiếp vừa rồi của Lan mà chỉ gật đầu rồi hỏi lại: “Mẹ cậu làm sao thế?” – “Gần một tuần nay rồi, bụng mẹ tớ cứ to dần lên như người có thai! Ngày nào mẹ cũng kêu đau bụng và hôm nay thì đau dữ dội, không thể chịu được!” – “Sao cậu không đưa mẹ đến Bệnh viện Quận? Hôm nay bố tớ lại không đến được!” – “Đến bệnh viện Quận rồi, đã khám rồi và đã chụp X quang, nhưng người ta bảo chưa rõ bệnh gì, chờ theo dõi thêm! Nhưng mẹ tớ không thể chờ được nữa!” – “Có nghĩa là cậu bảo tớ phải làm thay bố tớ?” – “Chứ còn gì nữa! Cậu cứ khám và chẩn đoán đi, tớ sẽ biết là cậu nói đúng hay sai!”. Lan nói rồi coi như đã thỏa thuận xong và dìu người mẹ tới sát cửa phòng khám bệnh và còn giục tôi mở khóa cho nhanh vì người mẹ lại lên cơn đau.
Khi đưa mẹ con Lan vào trong phòng khám bệnh, tôi bảo người mẹ nằm lên giường rồi “thao tác” nhanh nhẹn, thành thục như bố tôi vẫn hay làm: cởi cúc áo người mẹ ra rồi xoa bóp khắp vùng bụng. Thì ra cái bụng của người mẹ Lan có một bó giun đũa đang làm tổ và ngày ngày hành hạ người đàn bà! Tôi nói ngay nhận xét của mình với Lan và lấy một liều thuốc xổ giun cho mẹ Lan uống. Loại bệnh này tôi đã thấy bố tôi xử lý khá nhiều nên mọi thao tác đều chính xác và chỉ sau hai mươi phút, đám giun đũa ký sinh kia đã bị lôi cổ ra ngoài!
Vừa giải quyết xong trường hợp “thai giun” của bà mẹ cô bạn Lan thì lại có tiếng động lịch kịch ngoài cửa kèm tiếng rên la y ỷ! Tôi nói Lan ra mở cửa xem sao thì hai phút sau, Lan dẫn vào hai người đàn bà, một người đã ngoài bốn mươi và một người chưa tới hai mươi tuổi rồi nói: “Hai mẹ con chị Hài này là hàng xóm của tớ. Chị Hài này cũng bị to bụng khoảng hơn một tuần nay!” – Tôi hỏi ngay: “Có đau bụng như “thai giun”không?” – Cô gái tên Hài nói: “Nó chỉ đau âm ỉ nhưng rất khó chịu. Mẹ cứ tra hỏi có “quan hệ” với thằng nào không mà bụng to ra? Nhưng tôi tuyệt đối không có làm chuyện ấy!”. Tôi bảo cô gái tên Hài nằm xuống giường và xoa nắn khắp vùng bụng một lượt, vừa làm vừa nghĩ: “Không phải là “thai giun” vậy chỉ có thể là một khối u phát triển rất nhanh ở trong bụng. Khối u ấy là cái gì? Phát triển với tốc độ nhanh như thế không thể là kiểu khối u thông thường? Không hiểu sao tôi vụt nhớ lại hồi còn nhỏ ở quê, mỗi lần tôi đi bắt cua hay tát cá, bà tôi đều nhắc: “Nhớ đem theo ống vôi kẻo đỉa nó bu vào cu đấy!”. Tôi liền hỏi cô gái tên Hài: “Chị có phải lội xuống ruộng xuống ao làm gì không?” – “Nhà tôi cũng có một ít ruộng nên lội ruộng thường xuyên!”. Tôi liền khẳng định ngay cái “thai lạ” trong bụng cô
Hài kia chính là “thai đỉa” và nói ý nghĩ đó với cô bạn Lan. Thật bất ngờ Lan tán đồng ngay: “Đúng rồi! Chỉ có thể là con đỉa đã chui vào chứ không thể là ai khác! Nhưng bây giờ xử lý nó như thế nào?”. Tôi nói ngay: “Ca này tớ không thể giải quyết được! Chỉ có một cách là gửi đến bệnh viện lớn nhờ người ta giải quyết! Tớ có biết ông Bác sĩ Mô là bạn của bố tớ, hiện đang làm ở Bệnh viện Phủ Doãn. Tớ sẽ cho giấy chuyển viện và cậu nên giúp hai mẹ con cô Hài tới đó ngay. Thấy giấy giới thiêu của bố tớ, ông Bác sĩ Mô sẽ nhận giải quyết liền!”. Cô bạn Lan thật là nhiệt tình, chạy đi kêu xích lô chở hai mẹ con cô Hài tới Bệnh viện Phủ Doãn ngay!
Ba ngày sau, ông Bác sĩ Mô bất ngờ đến nhà tôi chơi và có nói cái ca “thai đỉa” mà bố tôi gửi tới chẩn đoán rất chính xác nên ông đã xử lý ngay, rất nhanh gọn. Bố tôi ngớ người một lúc rồi đã hiểu ra “đầu cua tai nheo” của sự việc và khi ông Bác sĩ Mô ra về liền cho tôi tự chọn là “Năm mươi roi” hay nhịn ăn ba ngày! Dĩ nhiên là tôi chọn “Năm mươi roi”! Nhưng, vừa tới roi thứ tám thì “quý nhân phò trợ” của tôi tới: Lan ào tới nhà tôi như cơn lốc và lao tới nắm chặt lấy cây roi trên tay bố tôi mà rằng: “Bác hãy đánh cháu! Mọi chuyện đều do cháu mà ra!”. Dĩ nhiên là bố tôi phải ngừng thi hành án phạt roi đó! Khi bố tôi bực mình bỏ đi rồi, Lan tới bên tôi, vạch quần tôi ra và la lên: “Mới có tám roi mà máu mê đã đầm đìa rồi này!”. Tôi nằm im bất động, mặc cho Lan lấy cồn bôi vào những chỗ rớm máu khiến cho tôi xót điếng người! Song, tôi đã quen với chuyện bôi cồn vào vết thương như thế này từ bé nên chỉ một lúc sau là thấy mát rượi, mọi đau xót đều tan biến!
*
Không hiểu sao, tôi còn phải trực tiếp độc lập xử lý nhiều ca bệnh nữa ở phòng mạch của bố tôi và điều đáng chú ý là lần nào cũng có mặt Lan. Ca bệnh nào cũng có vẻ “thập tử nhất sinh” vì chủ yếu là do người nhà không phát hiện bệnh sớm và đưa đi cứu chữa kịp thời. Nhưng cũng có những ca bệnh mà Thần Y cũng phải lắc đầu lè lưỡi! Đó là lần tôi và Lan phải cấp cứu một ca chết đuối dưới sông Tô Lịch(***), đoạn chảy qua khu Ô Đống Mác.
 Hôm đó, tôi vừa tới cái cầu tre nhỏ (“mặt cầu” chỉ được ghép bằng hai cây tre) bắc qua sông Tô Lịch thì thấy dưới sông có tiếng bì bõm như là có người vừa rơi xuống! Tôi thấy nhấp nhô một cái đầu và theo bản năng kêu lớn: “Có người chết đuối!”. Vừa dứt tiếng kêu thì tôi thấy Lan vác một cái câu liêm thương (một thứ thường được dùng để cứu hỏa lúc đó) chạy tới và nói to: “Kêu cái gì nữa! Đón lấy cái câu liêm thương này và móc nó lên, kéo vào bờ!”. Nghe Lan nói vậy, tôi thoáng nghĩ cô bạn của tôi thật nhanh trí, bởi trong tình huống này không thể nhảy xuống cái dòng sông đen sì và đầy rác rưởi, hôi thối như thế! Tôi liền nhận cái câu liêm thương từ tay Lan và nhanh chóng móc được vào áo của nạn nhân và kéo rê vào bờ! Khi nạn nhân kia vào tới bờ thì vẫn còn đứng lên được và tôi nhận ra đó là ông Quýnh, bố của thằng Quáng học cùng lớp ba với tôi và Lan ở trường Lương Yên. Thật hú vía là ông Quýnh chưa bị sặc nước thối của sông Tô Lịch, và nếu bị sặc thì tôi không biết xử lý ra sao! Tôi vội chạy đi xách tới cho ông Quýnh một xô nước sạch và dội lên đầu cho ông, đề phòng có con côn trùng gì đó chui vào tai, mũi, miệng! Xong tôi nói: “Bây giờ ông phải tự chạy ra sông Hồng mà tắm rửa thì mới sạch được!”. Ông Quýnh có vẻ hiểu ngay ý tôi và chạy vút đi!
Từ đó trở đi, cứ mỗi khi nghĩ đến ba chữ “Sông Tô Lịch” tôi lại nghĩ: Không biết đã có bao nhiêu người rơi xuống dòng sông đen sì và hôi thối đó!
*
Lan có tên đầy đủ là Nguyễn Thị Bội Lan. Nghe Lan nói trước khi giải phóng Thủ đô, gia đình cô khá giàu và hầu như đều đi làm việc ở công sở của Pháp. Chỉ có mẹ Lan, đang học dở trường
Sư phạm thì lại mê muội yêu một anh chàng sinh viên nghèo ở vùng Ô Đống Mác này và nhất quyết đi theo tiếng gọi của trái tim, bỏ nội thành ra khu ngoại ô lao động nghèo này làm cô giáo. Hiện cả bố và mẹ Lan đều đang dạy học ở trường Lương Yên.
Từ ngày tôi trực tiếp xử lý hai ca bệnh hiểm hóc đó, tuy bố tôi có đánh tôi vì tội làm không đúng chức trách, không đúng phận sự nhưng ông có ý khen tôi có “năng khiếu chữa bệnh” và giao cho tôi làm nhiều việc quan trọng ở phòng khám bệnh. Vì thế chuyện sau này tôi sẽ vào học trường Đại học Y Khoa cứ như là lẽ đương nhiên. Vì thế, khi thấy tôi có giấy báo vào Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp, bố tôi đã xé vụn tờ giấy báo đó và đưa tôi đến ngay trường Đại học Y Khoa, giao tận tay cho ông Hiệu trưởng trường Đại học Y Khoa. Song, khi bố tôi về Hải Phòng rồi (lúc đó gia đình tôi đang ở Hải Phòng), tôi liền tới gặp ông Hiệu trưởng trường Đại học Y Khoa mà nói: “Thực tình cháu không thích học nghề Y mà đã quyết theo đuổi Toán học từ lâu. Vậy cháu xin lỗi bác và nhờ bác nói lại với bố cháu rằng bên trường Đại học Tổng hợp họ không chịu ký vào đơn xin chuyển trường (Tôi muốn xin chuyển sang trường Y thì phải viết đơn xin chuyển trường và được Hiệu trưởng trường ĐHTH ký đồng ý, sau đó phải lên Bộ Đại học xin một chữ ký nữa thì mới có thể được vào học ở trường Y). Ông Hiệu trưởng Trường Y rất vui vẻ chúc tôi thành nhà Toán học. Tôi vừa ra khỏi phòng Ông Hiệu Trưởng thì thật bất ngờ khi gặp Bội Lan đang cò kéo gì đó với người mẹ. Thì ra mẹ Bội Lan bắt cô dẫn tới gặp ông Hiệu trưởng Trường Y để xin chuyển về trường ĐH Sư Phạm. Thì ra Bội Lan đã giấu mẹ ghi nguyện vọng vào trường Y mà không nghe theo mẹ là ghi nguyện vọng vào ĐH Sư phạm.
Sau khi biết chuyện của tôi, hai mẹ con Bội Lan cùng nói: “Hãy cứ để cho bàn tay của tạo hóa sắp xếp! Ta chỉ cần thực hiện cho tốt!”./.
Sài Gòn, tháng 7-2010
 (*) Ô Đống Mác: Ô Đống Mác ở cuối phố Lò Đúc, về phía Lương Yên, gần giáp sông Hồng... ở vào phía đông nam Hà Nội. Cửa ô này còn tên là Thanh Lãng, vào nửa cuối thế kỷ thứ 19, lại đổi là cửa ô Lãng Yên... Xa hơn nữa, thời chúa Trịnh Sâm, (thế kỷ 18) có tên là ô Ông Mạc. Sang thế kỷ 20, dân quen gọi là ô Đống Mác.
Từ cửa ô này, còn có một nơi, quân nhà Trịnh phò vua Lê xưa, đã bắc cầu qua sông, tiến đánh nhà Mạc, được gọi là bến Ông Mạc. “Đại Việt sử ký toàn thư”, (NXB Văn hóa thông tin, 2004) chép: “Tháng 11, đại xá, đổi niên hiệu, lấy năm ấy là Hoàng Định năm thứ nhất (Lê Kính Tông) - làm cầu phao qua sông Cái ở bến Ông Mạc (trang 760, tập 2).
Đất Ông Mạc, bao gồm mấy làng Lương Yên - Lãng Yên xưa, (đất phố Lê Quý Đôn và Lương Yên ngày nay). Nơi đây là một gò đất cao. Bia chùa Thanh Nhàn dựng năm 1767 (Cảnh Hưng thứ 28) có đoạn ghi: Chùa tọa lạc ở Kinh đô, xứ đồng Ông Mạc có một gò đất từ xưa vẫn coi là một ngọn núi...”.
Quần thư tham khảo của Phạm Đình Hổ, có một dòng nói về từ Ông Mạc như sau: “Ông (tức Mạc Đĩnh Chi?- Đ.N.T) làm quan trong triều, nhà riêng ở Nam Xá , thành Đại La, tục gọi là Dinh Ông Mạc”.
Bởi có dinh quan Trạng Nguyên nổi tiếng đời Trần là Mạc Đĩnh Chi nên đồng đất và cửa ô ở đây gọi là ô Ông Mạc chăng? Đó cũng chỉ là lời phỏng đoán...
Cái tên Ông Mạc là xuất xứ từ bến Ông Mạc để tiến đánh Nhà Mạc hay là do có Dinh Ông Mạc, tức Mạc Đĩnh Chi vẫn còn là nghi vấn, có nhiều ý khác nhau?
Nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thúy trong cuốn “Người và cảnh Hà Nội”, cho rằng: “Đường dọc thứ hai của vùng này là phố Lò Đúc, đi từ phố Phan Chu Trinh đến cửa ô Đống Mác. Xưa kia phố này có nhiều lò đúc đồng, sau chuyển lên Ngũ Xá. Người ta kể là tên Đống Mác từ tên là Mạc Đĩnh Chi mà ra, vì Ông Mạc có nhà riêng ở đây!”
Dân gian còn cho tên ô Đống Mác là do từ thời quân Tây Sơn kéo ra Bắc, tiến đánh cửa ô này, giáo mác vứt lại thành đống. Từ đó, nơi đây có tên là ô Đống Mác.
Cửa ô Đống Mác đã mất hết hình tích cũ. Giờ qua đấy chỉ thấy phố, nhà mới san sát, đã thuộc đất nội thành quận Hai Bà Trưng…
(**) Lương Yên nguyên là tên một thôn mới đặt từ khoảng giữa thế kỷ XIX. Trước đó thì Lương Yên là 2 thôn: Lương Xá và Yên Xá. Thôn Yên Xá là khu vực các phố Nguyễn Huy Tự, Lê Quý Đôn, Lương Yên ngày nay, thôn Lương Xá là làng Lương Yên ngày nay, vẫn còn nguyên vẹn, ở cuối phố Lò Đúc. Trong thôn có ngôi đình xây từ năm 1849 thờ một nữ thần gọi là Vua Bà. Phố chạy trên đất thôn Lương Yên cũ từ đường Trần Khánh Dư đến đường Trần Khát Chân. Thời Pháp thuộc, đây là đường 159 (voie 159). Thuở đó toàn nhà lá lụp xụp tối tăm. Sau năm 1954 có nhà máy cơ khí Lương Yên ở đầu phố chuyên sản xuất các loại máy công cụ phục vụ nông công nghiệp, y tế và hàng tiêu dùng.
(***) Sông Tô Lịch: Sông Tô Lịch chảy trong địa phận Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và  Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang.
Tô Lịch vốn là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ sông Hồng sang  sông Nhuệ.
Đoạn sông từ phố Cầu Gỗ đến đường Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê. Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: từ Cầu Gỗ ngược lên (cống chéo) Hàng Lược, men theo đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đường Bưởi (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay).
Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ cầu Giấy, chảy cùng hướng với đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam tới sông Nhuệ.
Sông Tô Lịch là một sông cổ của Thăng Long xưa. Ngày trước, hai bên bờ sông buôn bán tấp nập. Từ khi bị lấp, sông chỉ là một dòng thoát nước thải của thành phố, bị ô nhiễm nặng. Từ cuối những năm 1990, Tô Lịch bắt đầu được nạo vét đáy sông, kè bờ, để làm sạch và chống lấn chiếm./.

Đỗ Ngọc Thạch
Ngày đăng: 14.07.2010  nguồn: vanchuongviet.org

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

tìm đỗ ngọc thạch vời Google - trích:

http://www.stockphotopro.com/photo-thumbs-1/APMK9Y.jpg


tìm đỗ ngọc thạch với Google - trích: Chị em sinh ba...



HOME / TRUYỆN NGẮN
 
Chùm truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
VanVN.Net3/17/2009 10:58:34 AM )
CHỊ   EM   SINH  BA  & Người chép sử
CHỊ EM SINH BA
Ông Trung Dũng đã là cán bộ giảng dạy ở một trường đại học nhưng sau khi bọn Mỹ đánh bom B52 xuống Hà Nội thì có đợt tuyển quân rất lớn, ông Dũng nhập ngũ vào đợt đó. Ông Dũng tuy đã gần ba mươi tuổi nhưng vẫn chưa lấy vợ vì hai lý do : phụng dưỡng mẹ già (gần bảy mươi) và chờ lấy được cái bằng Tiến sĩ ! Nhưng sau khi nhập ngũ, lương cán bộ giảng dạy bị thay bằng phụ cấp của anh binh nhì, khiến cho cuộc sống của người mẹ già gặp khó khăn. Mẹ ông Dũng nói :
-  Đất nước có chiến tranh, làm trai không thể không cầm súng ra trận, bất kể ai ! Con cứ yên tâm đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, không phải lo gì cho mẹ cả ! Mẹ sống ngần này cũng là đủ rồi, nếu bố con gọi mẹ đi thì cứ để mẹ đi !
  Ông Dũng nghe mẹ nói vậy nhưng ông hiểu mẹ lúc nào cũng muốn ông cưới vợ để bà có cháu bế, có điều bà cụ nói quá nhiều mà không kết quả gì nên giả lơ đi mà thôi. Điều đó vào thời điểm này thì thật là cần thiết, vì vợ ông sẽ chăm sóc bà cụ thay cho ông . Nghĩ vậy, ông Dũng nói với mẹ :
- Mẹ ơi, nếu con để mẹ ở nhà thui thủi một mình thì chẳng phải là bất hiếu lắm sao ? Bây giờ thì con thấy mẹ bảo con phải lấy vợ là rất đúng . Con muốn lấy vợ để vợ con ở nhà chăm sóc mẹ và đẻ vài đứa con cho mẹ có cháu bồng bế !
   Bà mẹ nghe nói vậy thì mừng lắm, gọi điện thoại cho ông em trai đang làm việc ở Viện nghiên cứu Đông Y, bảo đến gặp bà gấp để bàn chuyện lấy vợ cho thằng Dũng . Về chuyện lấy vợ cho ông Dũng , bà mẹ và ông cậu đã bàn tính với nhau từ rất lâu nhưng không sao thuyết phục được ông Dũng nghe theo . Cô dâu mà ông cậu đã chọn cho ông Dũng tên là  Sơn, Sơn ở đây phải đọc là San, có nghĩa là ba, vì cô là con gái thứ ba trong một gia đình có bốn chị em toàn là gái. Cô Sơn đã hai mươi sáu tuổi, hiện đang là lương y trung cấp của Viện Đông Y. Cô dâu hai mươi sáu tuổi, không còn trẻ nữa, nhưng thực ra cô đã là cô dâu từ lúc hai mươi tuổi, tức chị em bà mẹ và ông cậu đã chọn cô cho ông Dũng từ sáu năm trước, lúc ông Dũng mới tốt nghiệp đại học ! Cô Sơn tuy không có vóc dáng theo tiêu chuẩn của các người mẫu, hoa hậu nhưng với các nhà chiêm tinh, tướng số thì không chê vào đâu được : cô Sơn có tướng cách đặc biệt quý hiếm của người đàn bà Vượng phu ích tử : xung quanh lườn, da thịt nổi lên đều đặn như một cái đai buộc quanh bụng, còn gọi là “Ngọc đới yêu vi”. Suốt sáu năm qua, ông cậu vẫn tìm đủ mọi cách để “giữ phần” cho đứa cháu của mình vì ông rất am hiểu tướng số, rất hiểu những người ham đọc sách, ham làm việc, nghiên cứu khoa học như cháu ông thì phải chọn người vợ như thế nào ! Ngoài cái “Ngọc đới yêu vi”, cô Sơn còn có dáng người đậm đà, khỏe mạnh, đôi nhũ hoa nở căng, cân đối và có cả nốt ruồi son, cực quý ! Đám cưới được cử hành ngay, và tuần trăng mật phải dồn lại trong có đúng ba ngày phép (đó là các sĩ quan của trại huấn luyện tân binh rất linh hoạt đối với ông Dũng). Bảy ngày dồn lại ba ngày, đương nhiên cường độ làm việc cũng phải tăng lên ! Để cho chắc ăn, bà mẹ và ông cậu quyết định khóa cửa nhốt cô dâu và chú rể từ lúc động phòng cho đến hết ba ngày  phép ! Bà mẹ ngồi cầu Trời khấn Phật đúng ba ngày ! Bà khấn cầu rất thành tâm, bà khấn rằng : “Xin Phật Tổ Như Lai quyền năng vô biên phù hộ độ trì cho con trai tôi là Hoàng Trung Dũng có được kết quả mỹ mãn : vợ nó thì sinh quý tử, nó thì tránh được mũi tên hòn đạn nơi chiến trường ! Xin Quan âm Bồ Tát trăm tay ngàn mắt nhón tay làm phúc, cho vợ thằng Dũng nhà tôi nó sinh đôi, sinh ba vì lẽ ra chúng nó đã thành vợ chồng sáu năm rồi, sáu năm ấy chắc cũng đã sinh được ba đứa con rồi ! Giờ xin Bồ Tát bù đắp cho chúng nó !...” Trong ba ngày liền, bà mẹ cứ nói những lời cầu khấn như thế, lẽ nào Phật Tổ Như Lai và Quan âm Bồ Tát lại không nghe thấy ?
     Quả nhiên, cả Phật Tổ Như Lai và Quan âm Bồ Tát đều nghe thấy lời cầu khấn thành tâm của bà mẹ già hiền lành đức độ, đúng chín tháng bảy ngày, tính từ ngày ông Dũng ra đi, cô Sơn đã sinh ra ba đứa con rất khỏe mạnh, xinh đẹp như ba nàng tiên, tất nhiên là sinh con gái ! Để ghi nhớ công ơn của Phật Tổ Như Lai và Quan âm Bồ Tát, ba cô con gái được đặt tên là San Như, San Lai và San Bồng (Bồng ở đây từ chữ Bồ Tát mà ra, còn có nghĩa là chốn Bồng Lai – nơi ở của tiên Phật ) !
    Nói về ông Dũng, trong thời gian huấn luyện tân binh, quân lực đã xếp ông vào danh sách đào tạo tiếp ở một trường sĩ quan Trung – Cao nước ngoài. Nhưng có một sự nhầm lẫn đáng tiếc đã xảy ra : Có một ông tướng về hưu cũng có con nhập ngũ trong đợt tuyển quân đó, cũng tên là Hoàng Trung Dũng (ở nước ta, con trai được đặt tên là Hùng , Dũng, Thắng, Việt, Nam nhiều hơn hẳn những tên khác !), chỉ khác ở chỗ cậu con trai ông tướng về hưu kia mới là sinh viên năm thứ nhất, vì thế ông muốn con ông phải là một người lính thực thụ, tức là phải cầm súng ra chiến trường như chính ông thời trai trẻ, chứ không phải là làm lính cậu, tức chỉ mặc áo lính, còn lại đi học ở nước ngoài ! Vì thế, ông đã gọi điện cho một ông bạn thân ở Bộ Tổng Tham mưu, điều ngay thằng con Hoàng Trung Dũng của ông vào một đơn vị đang chuẩn bị hành quân vào chiến trường miền Nam ! Ông bạn ở bộ Tổng Tham mưu liền gọi điện cho bộ phận quân lực phụ trách tuyển quân, vị quân lực lại gọi điện tới trại huấn luyện tân binh. Đúng lúc đó, Hoàng Trung Dũng chú rể vừa hết phép đã về tới trại huấn luyện tân binh. Người sĩ quan phụ trách trại huấn luyện tân binh vừa nhận được điện thoại “Cho Hoàng Trung Dũng về Bộ Tổng Tham mưu gặp tướng X gấp” thì liền nhìn thấy Hoàng Trung Dũng chú rể tới ! Như là một phản ứng tự nhiên của một người có tác phong quân sự nhanh nhẹn, thần tốc, người sĩ quan phụ trách trại huấn luyện tân binh liền nói với Hoàng Trung Dũng chú rể :
-  Thánh thật ! Nói tới Tào Tháo là Tào Tháo xuất hiện ! Bộ Tổng Tham mưu có lệnh triệu tập gấp đích danh đồng chí Hoàng Trung Dũng , do đích thân Tướng X ra lệnh ! Vậy đồng chí hãy đến bộ Tổng Tham mưu ngay, xin gặp Thiếu Tá Quân là trợ lý của Tướng X ! Chắc là có nhiệm vụ đặc biệt, đồng chí hãy đi ngay !
   Hoàng Trung Dũng chú rể liền đi ngay, nhưng khi đến Bộ Tổng Tham mưu thì Tướng X lại bận việc, không gặp Hoàng Trung Dũng được mà bảo người sĩ quan trợ lý là Thiếu Tá Quân đưa Hoàng Trung Dũng đến ngay đơn vị bộ binh đang chuẩn bị hành quân vào Nam, giao Hoàng Trung Dũng cho Tướng Y là Tư lệnh trưởng đơn vị đó ! Thế là chỉ sau hai tiếng đồng hồ từ lúc Hoàng Trung Dũng chú rể xa vợ, xa mẹ, ông đã nhập vào một đơn vị bộ binh hành quân thần tốc vào chiến trường!... Cuộc hành quân thần tốc đó đưa ông Dũng vào trung tâm của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sau đó, nhưng khi đơn vị ông đến cửa ngõ Sài Gòn thì ông đã hi sinh anh dũng, như đúng tên gọi của ông . Lúc đó, tức ngày 27-4-1975, ba cô con gái của ông Dũng vừa  tròn hai tuổi  !...
* * *
  Sau này, khi ba cô con gái đã lớn, bà Sơn thường nói với chúng rằng : “Mẹ và bố các con chỉ sống vợ chồng với nhau được đúng ba ngày nhưng tình nghĩa rất sâu nặng, duyên số đã có từ kiếp trước ! Việc bố các con bị điều động nhầm vào chiến trường rồi hi sinh, đó là sự nhầm lẫn khó tránh khỏi của Thần hộ mệnh, ai cũng có lúc nhầm lẫn, sơ sẩy, dù là Thần tiên, Phật Tổ đi nữa ! Bù lại, bố con đã được đề nghị tuyên dương Anh hùng quân đội, đó là một niềm vinh dự rất lớn mà ít người có được ! Đến đời các con chắc chắn sẽ hanh thông may mắn hơn đời bố, mẹ ! Tuy thế, cũng phải có dự liệu trước, nhất là chuyện chồng con, rút kinh nghiệm, chuyện chồng con phải giải quyết đầu tiên, đến tuổi qui định là cưới chồng ngay !
   Khi nghe bà mẹ nói vậy, cả ba cô con gái cùng cười rồi đồng thanh nói to :
-  Chúng con không lấy chồng ! Chúng con muốn ở với mẹ suốt đời !
    Khi ba chị em tròn mười tám, cũng là lúc sắc đẹp tuổi xuân của ba cô rực rỡ nhất. Vóc dáng của ba cô có nhiều nét giống mẹ, cũng có quý tướng “Ngọc đới yêu vi”, nhưng sắc đẹp thì vượt trội khác thường . Vẻ đẹp của ba cô là vẻ đẹp của Thúy Vân trong Truyện Kiều : “Khuôn trang đầy đặn nét ngài nở nang / Hoa cười ngọc thốt đoan trang / Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”. Biết bao văn nhân, tài tử, có cả quan chức, doanh nhân ngấp nghé ba chị em ! Bà mẹ thấy vậy thì nói với các con :
- Bây giờ các con đều đã vào đại học, chuyện học hành không thể xem nhẹ, nhưng nếu không dứt điểm chuyện chồng con thì sẽ hỏng cả hai !
   Cả ba cô con gái cùng nói :
- Ý mẹ là thế nào ? Cùng một lúc tiến hành cả hai à ?
Người mẹ cười :
- Thế là các con hiểu đúng ý mẹ rồi đó ! Lấy chồng xong thì việc học hành sẽ tốt hơn ! Các con phải nhớ câu “Thuận vợ thuận chồng biển Đông tát cạn” ! Có chồng hỗ trợ việc gì cũng xong !
Cô chị cả San Như nói :
- Lỡ chồng nó bắt đẻ hoài thì học sao được nữa ?
Cô thứ hai nói tiếp:
- Như thế thì chồng của chúng con phải có ít nhất ba tiêu chuẩn : Trình độ từ đại học trở lên, hình thức phải là một trang nam nhi khôi ngô, tuấn tú và hạnh kiểm, đạo đức phải đạt điểm mười ! Trời ơi, thời buổi này kiếm đâu ra một người trai chưa vợ như vậy, mà ba chị em chúng con thì cần phải có ba người !
San Lai vừa dứt lời thì San Bồng nói như có ý kết thúc :
- Vậy là cuối cùng chúng con sẽ chỉ ở với mẹ được thôi !...- Người mẹ nhìn ba chị em chúng nó ôm nhau mà cười muốn vỡ nhà, ngoài miệng bà nói muốn chúng nó lấy chồng sớm đi nhưng nhiều lúc bà tự hỏi : Khi cả ba đứa cùng đi về nhà chồng thì bà sẽ chịu sao nổi sự cô đơn của người đàn bà đã ở vậy nuôi con mười tám năm trời ! Song nghĩ đến cái cảnh đã lấy chồng muộn lại chỉ được sống cảnh vợ chồng đúng ba ngày của mình, bà lại củng cố quyết tâm cho chúng nó lấy chồng ngay trong năm thứ nhất của sáu năm học đại học (cả ba cô con gái bà Sơn đều học trường Y ).
   Lại nói về ba chị em San Như, San Lai và San Bồng. Ba chị em có ngoại hình giống nhau đến từng tiểu tiết và tư tưởng, tình cảm nói chung cũng rất giống nhau nhưng những cái gọi là “tự do cá nhân”, “sở thích riêng tư” thì lại rất khác biệt. Chẳng hạn khi ăn cơm, cô chị cả dứt khoát phải có canh, nếu không nấu canh cô lấy nước uống chan vào cơm ; còn cô thứ hai dứt khoát phải có nước chấm bằng nước mắm có chanh, ớt, tỏi đầy đủ, nếu không có nước chấm như thế, cô không ăn nổi một bát cơm ; cô em út lại khác hẳn hai cô chị, ở bữa cơm chính, cô chỉ đụng đũa mỗi thứ một lần, cơm cũng chỉ một bát, nhưng lúc ăn “tráng miệng” thì mới lúc cô làm việc thực sự : chục quả chuối, ba quả táo to, một hũ sữa chua, một cái bánh bông lan loại sinh nhật, vài thanh sôcôla và một li sữa cũng chưa làm cô vừa bụng ! Ba cô ba sở thích riêng đó cộng với điểm chung giống nhau là cả ba cô đều ăn rất khỏe đã khiến cho bà mẹ khá vất vả khi phải một mình nuôi con ! May mà bà Sơn “mát tay” nhất nhì Viện Đông Y, phàm những ca bệnh nan y, khó chữa từ tứ xứ tìm về, bà đều chữa khỏi hoặc thuyên giảm rất nhiều. Vì thế, bệnh nhân của bà ơn bà như Bồ Tát, thành tâm dâng lễ tạ ơn rất nhiều, có người đã khỏi bệnh đến hơn chục năm, dù ở rất xa, hàng năm nếu có dịp đều đến nhà bà dâng lễ tạ ơn. Thấy bà nhân từ, phúc hậu và không hề tính toán tiền nong, có tới mười đại gia hùn tiền xây nhà cho bà, một căn nhà hai lầu có sân, vườn rất đẹp !...Vì thế, có thể nói cuộc sống kinh tế của ba chị em khá sung túc. Lại nhờ có được di truyền thông minh, học giỏi của người bố, cả ba chị em đều học rất giỏi, chia nhau vị trí nhất, nhì , ba trong lớp và vào đại học cũng vậy !
   Trong khi bà mẹ cố công tìm kiếm người ưng ý để gả chồng cho ba cô con gái thì ba cô dường như không hề để tâm đến chuyện chồng con ! Dường như ba cô con gái thừa hưởng hầu hết những đức tính tốt đẹp của người bố : hiếu thảo, hiếu học. Mặc dù mẹ các cô chưa tới năm mươi tuổi nhưng cả ba cô đều lo chăm sóc mẹ rất tận tình, chu đáo : các cô chia nhau đưa đón mẹ đi làm ở Viện Đông Y, làm hết những công việc nội  trợ, thậm chí thấy mẹ hơi nhức đầu, sổ mũi là xúm vào thuốc men…Còn việc học, ngoài việc học rất tốt chương trình của trường Y, các cô còn học thêm hai ngoại ngữ, tin học, võ thuật…
  Ngoài những cái chung đó, ba cô gái, mỗi cô có một biệt tài riêng ở mức hơn hẳn người bình thường. Cô chị cả San Như có biệt tài xem bệnh: chỉ cần nhìn sắc diện và bắt mạch một người nào đó, cô chẩn đoán tình trạng bệnh lý một cách chính xác khiến cho mẹ cô và nhiều danh y cao niên phải thán phục hết sức! Cô thứ hai San Lai thì có sức khỏe phi thường: lúc ba tuổi cô đã có sức bóp nát quả cam như người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản thời Nhà Trần, lên mười tuổi cô đã có sức mạnh bạt sơn cử đỉnh của Hạng Võ thời Hán Sở tranh hùng bên Tàu! Còn cô em út Sơn Bồng có khả năng ngoại cảm kỳ lạ: năm lên sáu tuổi, tức năm l979, ở Hà Nội mà cô đã mô tả cuộc chiến tranh biên giới khá chính xác trước khi nó xảy ra đúng một tháng (song chẳng ai tin nổi điều này ngoài mẹ cô và hai người chị em sinh ba). Đặc biệt, cô có con mắt xanh giống như nhân vật Nguyễn Tịch ở Trung Quốc vào đời Tấn: khi tiếp khách, hễ vui vẻ, thiện cảm với ai thì nhìn thẳng lộ ra đôi tròng đen và cặp mắt xanh, còn hễ khinh bỉ, giận dữ ai thì nghiêng ngó trợn ngược để lộ ra hai tròng trắng! Vì thế, mẹ cô và hai người chị em chỉ cần nhìn vào mắt cô là biết người khách tốt hay xấu, thân tình hay lừa đảo!...
* * *
  Mặc dù ba chị em San Như, San Lai và San Bồng không hề tơ tưởng đến chuyện chồng con và bà mẹ cũng không tìm được người ưng ý, chuyện tình duyên không phải vì thế mà sóng yên biển lặng . Ngược lại, chuyện tình duyên của chị em sinh ba này lại đầy sóng gió bởi “cây muốn lặng nhưng gió chẳng đừng” !...
   Có một nhân vật VIP, mà khởi đầu sự nghiệp quan chức bằng chức Xã trưởng, nên mặc dù đã kinh qua lãnh đạo cấp huyện, cấp tỉnh rồi lên Trung ương tới hàm Thứ  trưởng, giới quan chức vẫn gọi ông VIP này bằng cái tên “thân mật” : ông Xã trưởng . Bản tính con người khó thay đổi, vì thế, dù đã là quan chức cấp cao ở Trung ương, ông Xã trưởng vẫn giữ nguyên tác phong sinh hoạt thời còn làm Xã trưởng . Chẳng hạn, giữa cuộc họp dù long trọng cỡ nào, ông cũng lấy ống điếu thuốc lào ra rít sòng sọc rồi ngửa mặt nhả khói  bay  vô tư khiến nhiều vị quan khách ho sặc sụa ! Chưa hết, ông còn có tật khạc nhổ tùy tiện khiến cho nhiều người vô ý  té ngã vì dẵm đạp lên bãi khạc nhổ của ông ! Không ít người kêu ca, phàn nàn về tác phong sinh hoạt của ông Xã trưởng , cấp trên của ông cũng đã “chỉnh đốn tác phong” ông nhiều lần, nhưng sau những câu “vâng, vâng, dạ dạ, em xin sửa chữa” thì ông vẫn chứng nào tật ấy, tức vẫn là ông Xã Trưởng ! Chẳng lẽ cách chức, cho nghỉ hưu non chỉ vì những “tật xấu” ấy ? Cũng có lúc, cấp trên của ông muốn trừng trị thẳng tay nhưng không hiểu sao, vào những lúc đó, ông đều đang giữ nhiệm vụ đặc biệt quan trọng : phụ trách công tác thanh tra, chống tham nhũng ! Mà tội tham nhũng mới cần ra tay mạnh mẽ chứ mấy cái tật xấu của ông Xã trưởng chưa là gì !
   Song, trong giới quan chức ít người biết một cái tật xấu rất Xã Trưởng của ông Xã Trưởng, đó là ham mê tửu sắc. Thông thường, đã là đàn ông, khi nhìn thấy gái đẹp ai mà chẳng thích. Nhưng ông Xã Trưởng không chỉ dừng ở mức độ ngắm nhìn rồi trầm trồ khen đẹp, rồi nuốt nước miếng, rồi ao ước hão…mà ông nghĩ ngay kế sách để chiếm đoạt bằng được người đẹp ! Từ thời ông còn làm Xã trưởng , ông đã chiếm đoạt không ít người đẹp và không hiểu sao chẳng có ai kiện cáo ông về chuyện này ? Nếu có ai gặng hỏi người vợ nhà quê của ông (làm vợ ông từ lúc ông mới mười lăm tuổi và sau này, khi ông lên làm việc ở Trung ương, bà vẫn ở nơi lũy tre xanh) thì sẽ được bà trả lời sau nụ cười tủm tỉm : “Khi nào ông ấy làm tới chức “Công công Đại tổng quản” thì tôi sẽ nói tại sao không có cô gái nào kiện cáo ông ấy, thậm chí còn thích ông ấy, bám theo ông ấy hoài !” . Chuyện về ông Xã Trưởng, nếu Vũ Trọng Phụng sống lại, hẳn người đọc sẽ có được cuốn tiểu thuyết hoạt kê rất hay, có thể vượt qua cả Giông tốSố đỏ ! Nhưng rõ ràng là điều đó không xảy ra ! Ở cái truyện ngắn này chỉ nói đến ông có hơn một ngàn chữ vì có liên quan tới chị em sinh ba. Đầu đuôi câu chuyện như sau.
    Thông thường , sau mỗi lần làm việc căng thẳng , ông Xã Trưởng thường đi tản bộ tới Viện Đông Y để xoa bóp, day huyệt, châm cứu. Không hiểu sao, cơ thể ông rất thích hợp với cách chữa bệnh không cần thuốc này, riết thành thói quen, thiếu nó là không chịu được ! Thường là đích thân Viện phó làm việc với ông, vì ông đã cứu Viện phó thoát khỏi vụ án lớn cỡ “chu di tam tộc” ! Nhưng hôm đó, Viện phó lại đang bận làm việc với một nhân vật VIP khét tiếng khác, nên ông Xã Trưởng đành phải nhường . Viện Phó chợt nghĩ tới bà Sơn, liền nói :
-   Báo cáo anh, hôm nay để em giới thiệu với anh một Lương y cũng rất cao thủ, chắc chắn là sẽ làm anh hài lòng !
Và quả nhiên khi bà Sơn tác nghiệp, ông Xã Trưởng không những rất hài lòng mà còn rất động lòng ái mộ ! Trong khi bà Sơn tác nghiệp, ông Xã Trưởng quan sát rất kỹ từng chi tiết trên người bà Sơn : mới nhìn thì không có gì đặc biệt, nhưng càng nhìn càng thấy cuốn hút. Rồi sóng tình trong ông Xã Trưởng nhanh chóng dâng cao, ông vòng tay qua eo bà Sơn tính kéo bà xuống giường ! Khi tay ông Xã Trưởng vừa chạm vào eo bà Sơn, ông bỗng giật mình kinh ngạc khi có cảm giác như có một con trăn đang quấn quanh bụng bà Sơn ! Đúng lúc đó, trong khi ông Xã Trưởng chưa hết bàng hoàng thì bà Sơn gỡ tay ông ra và đi nhanh ra ngoài ! Hai phút sau, ông Xã Trưởng mới bình tĩnh lại và gọi điện thoại cho ông Viện phó. Viện phó tới ngay, nghe xong câu chuyện thì cười ngặt nghẽo một hồi rồi nói nhỏ, vừa cho ông Xã Trưởng đủ nghe :
-   Ông anh gặp may lớn rồi ! Bà Sơn này có tướng cách cực quý, vượng phu ích tử, rất hiếm ! Cái “con trăn” mà anh rờ thấy đó là một giải thịt nổi lên quanh eo bụng mà các thầy tướng gọi là “Ngọc đới yêu vi”, có nghĩa là “Cái đai ngọc xung quanh eo bụng”, chủ về ấn tướng đại quý ! Ở Trung Quốc, người ta còn truyền tụng câu chuyện về người có cái đai ngọc ấy tên là Âu A Muội, nhà rất nghèo túng , ở với mẹ nơi làng quê hẻo lánh thuộc tỉnh Quảng Đông . Có nhà nho tên là Hà Nghiêu Luân, thi mãi không đỗ đạt gì, đã chán nản chuyện công danh . Sau được một vị thầy tướng chỉ lối đưa đường cho tới cưới nàng Âu A Muội, tức thì kỳ thi sau đó họ Hà đỗ thủ khoa, rồi theo Tăng Quốc Phiên dẹp loạn Thái Bình Thiên Quốc, được phong tới chức Tướng quân. Bà vợ thì sinh được ba con trai, về sau đều thi đỗ Tiến sĩ !...
    Ông Xã Trưởng nghe nói vậy thì ngớ người, một lúc lâu mới nói được mấy câu ấp úng :
-  Phải cưới nàng “Ngọc đới yêu vi” !
 Và ngay lập tức, một “kế hoạch” khá tỉ mỉ đã được bàn định kỹ càng . Ngay ngày hôm sau, ông Viện phó nói với bà Sơn đến nhà riêng của ông Xã Trưởng để xem bệnh cho một nhân vật quan trọng . Bà Sơn thật thà tuân lệnh ngay, về nhà nói với cô con gái San Như đi cùng vì bà rất tin tưởng ở tài xem bệnh, bắt mạch của cô. Hai cô em cũng muốn học thêm chút ít cách chẩn đoán bệnh của chị và mẹ nên cũng đi theo. Thế là cả bốn mẹ con cùng đến nhà ông Xã Trưởng .
   Khi đến nhà ông Xã Trưởng , ông đang giả bệnh nằm rên hừ hừ trên giường , ba người con trai ông đon đả đón tiếp bốn mẹ con bà Sơn. Bà mẹ bảo Sơn Như bắt mạch. Nghe tiếng rên, cô đã biết ngay đó không phải là tiếng rên của người có bệnh và khi vừa chạm vào mạch của ông Xã Trưởng , cô đã biết ngay là ông này giả bệnh ! Tại sao ông ta làm vậy ? Cô chưa tìm được câu trả lời và vội nhìn vào mắt cô em út San Bồng và cô giật mình khi thấy San Bồng đang ngó nghiêng trợn ngược để lộ ra hai tròng trắng ! Cả bà Sơn và cô San Lai cũng đã nhìn thấy hai tròng trắng trong mắt cô San Bồng , đó là tín hiệu báo động có kẻ xấu. Linh tính của người có năng khiếu võ thuật của San Lai còn báo cho cô biết rằng kẻ xấu này sẽ ra tay rất tàn độc ! Quả nhiên, khi bà Sơn vừa nói “Người này không có bệnh, chúng tôi xin cáo từ” thì ông Xã Trưởng từ trên giường bật dậy thét lớn : “Bắt trói tất cả !”. Tức thì, ba người con trai ông Xã Trưởng và ba người lực lưỡng nữa chạy vào nhất tề ra tay. Nhưng ba chị em đã có chuẩn bị, San Lai dùng miếng võ “Liên hoàn cước” khiến cả sáu người kia tối tăm mặt mũi, còn San Như và San Bồng nhanh chóng đưa bà Sơn thoát ra ngoài ! Ông Xã Trưởng chỉ biết trố mắt kinh ngạc, không nói được lời nào !
    Tất nhiên bố con ông Xã Trưởng chưa chịu bó tay một cách ê chề như vậy, họ tiếp tục tìm mưu kế khác, “thua keo này bày keo khác” là câu nói cửa miệng của ông Xã Trưởng !...
* * *
   Lại nói về ông Tướng về hưu có người con trai trùng tên với ông Hoàng Trung Dũng, bố của ba chị em sinh ba. Ông ngày ngày theo dõi tin tức chiến trường xem thằng con trai có lập được công trạng gì không , vì bản thân ông thời trai trẻ như nó, ngay trận đầu đã lập công lớn ! Ông chờ mãi mà chẳng thấy gì, đột nhiên một hôm ông nhận được thư của con trai gửi từ nước ngoài, nó nói đang học một lớp sĩ quan đặc nhiệm, vào khoảng năm bảy sáu sẽ về nước ! Ông Tướng về hưu giận quá, gọi điện ngay cho ông bạn ở Bộ Tổng Tham mưu, nhưng ông này đang đi chiến trường. Viên sĩ quan trực ban hỏi ông có nhắn chuyện gì cho Tướng X không thì ông hét lên : “Hỏi ngay ông X cho tôi rằng tại sao thằng Hoàng Trung Dũng con tôi không đi chiến đấu ở chiến trường mà lại đi học nước ngoài ?” Viên sĩ quan trực ban là bạn thân của Thiếu Tá Quân trợ lý của tướng X nên có biết chuyện gửi gắm này, bèn gọi điện hỏi bên quân lực. Bên quân lực trả lời rằng đã điều Hoàng Trung Dũng từ trại huấn luyện tân binh đến đơn vị chiến đấu của tướng Y và đã hành quân vào chiến trường ngay sau đó ! Người sĩ quan phụ trách tuyển quân lần giở tập hồ sơ tuyển quân đợt đó và phì cười khi thấy có tới hơn hai mươi cái tên là Dũng, trong đó có mười cái tên là Hoàng Trung Dũng ! Khi ông Tướng về hưu nhận được thông tin về sự nhầm lẫn do trùng tên, ông chỉ còn biết giậm chân kêu Trời !...
   Bẵng đi một thời gian, tới một ngày kia, ông Tướng về hưu thấy trên báo có đăng danh sách tuyên dương Anh hùng quân đội có cái tên Hoàng Trung Dũng, ông bàng hoàng nhìn mãi chữ Liệt sĩ bên cạnh cái tên đó rồi gọi thằng con trai Hoàng Trung Dũng, lúc này đang làm đội trưởng một đội đặc nhiệm :
- Người liệt sĩ Anh hùng này trùng tên với con và chuyến đi vào chiến trường mười sáu năm về trước của người đó đáng lẽ ra là của con !...Thời gian trôi đi, nhưng không thể bỏ qua hết mọi chuyện ! Con hãy tìm địa chỉ gia đình người liệt sĩ này, bố con mình phải đến gặp vợ con người liệt sĩ này !...
   Chỉ sau hai ngày, Dũng đặc nhiệm đã tìm được địa chỉ, đó chính là bốn mẹ con bà Sơn. Ông Tướng về hưu và người con là Dũng đặc nhiệm đến ngay nhà bà Sơn và gặp cả bốn mẹ con.Hồi lâu ông mới nói được vài câu ấp úng:
- Tôi thật không ngờ sự thể lại như vậy. Tôi muốn đền bù phần nào sự mất mát của gia đình. Con trai tôi đây sẽ tình nguyện làm vệ sĩ cho bà và ba cô suốt đời! Và nếu bà gặp bất cứ khó khăn, trở ngại nào trong cuộc sống, bà cứ cho tôi biết, tôi sẽ giúp bà giải quyết bằng mọi giá, thậm chí phải hy sinh tính mạng của bố con tôi!...
  Bà Sơn nghe nói vậy thì không nói được gì vì hình ảnh người chồng chung sống có ba ngày ngắn ngủi lại hiện về rõ mồn một…Bà không muốn khóc mà nước mắt cứ trào ra! …Ba cô con gái chưa biết mặt bố nên chẳng hiểu mẹ đang nghĩ gì? Cô em út San Bồng lộ rõ cặp mắt xanh, hai cô chị thấy vậy thì vui lắm. Cô San Lai nói:
- Vậy thì chú Dũng đặc nhiệm làm bố nuôi của chúng cháu. Bố bảo vệ con là đương nhiên rồi! Bố có việc ngay đây!
  Nói rồi cô gái chạy vào buồng lấy ra ba tờ giấy. Dũng đặc nhiệm đọc xong tức giận run cả tay, răng thì nghiến ken két:”Thật là ngang ngược, đểu cáng! Không khác gì bọn quan lại, địa chủ thời phong kiến!”. Ông tướng về hưu cầm lấy ba tờ giấy từ tay người con, xem xong thì giận muốn ngạt thở, ông ngồi lặng người không nói được lời nào! San Lai lại nói:
- Tại sao ông ta lại cho mình cái quyền bắt người khác phải nghe theo ý mình? Chú Dũng và ông có biết cháu tức điên lên khi nhận được những tờ giấy này không? Trời đất, bốn bố con ông ta đòi cưới bốn me con cháu! Lại còn gửi “Tối hậu thư” nữa chứ! Cháu muốn phóng tới cho bố con ông ta một cú đá vào mặt!..
  Tất cả im lặng giây lát. Bỗng nhiên Dũng đặc nhiệm đứng phắt dậy, moi trong túi quần ra cái điện thoại di động, ấn số rồi nói rõ từng tiếng:”Toàn đội đặc nhiệm tập hợp!”. Ông tướng về hưu cũng đứng dậy, moi trong túi quần ra cái điện thoại di động và nói to:”Tướng X đó hả? Đến nhà tôi ngay có chuyện khẩn cấp!”.
  Không biết ông tướng về hưu và người con điều binh khiển tướng thế nào để đối phó với những mưu ma chước quỷ của ông Xã trưởng, chỉ biết rằng cuộc chiến đó đến nay vẫn chưa chấm dứt! Ba chị em sinh ba năm l973, đến nay đã hơn ba mươi tuổi, người me tức bà Sơn đã hơn sáu mươi tuổi, tuy không bị tổn thất gì đáng kể nhưng thời gian cứ từng ngày, từng tháng, từng năm lấy dần đi tuổi xuân của họ! Lúc đầu, không ai để ý đến chuyện này, nhưng khi nghe được ông Xã trưởng tuyên bố rằng “Bố con ta sẽ trường kỳ mai phục, Thời gian sẽ ủng hộ chúng ta!”, thì cả hai bố con ông Tướng về hưu và bốn mẹ con bà Sơn đều giật mình! Thời gian cứ mải miết trôi đi, hai bố con ông Tướng về hưu vẫn chưa tìm ra được một giải pháp hữu hiệu! Còn ba chị em sinh ba thì đang mải mê với việc bảo vệ luận án Tiến sĩ Y khoa! Riêng bà mẹ, tức bà Sơn, ngoài thời gian chữa bệnh cứu người, bà lại ngồi tụng kinh niệm Phật. Giống như mẹ chồng bà trước đây, bà thành tâm cầu khấn Phật tổ Như Lai và Quan âm Bồ Tát phù hộ cho mẹ con bà tai qua nạn khỏi, ba cô con gái của bà nhanh chóng tìm được người chồng xứng đáng!...
* * *
  Bố con ông Tướng về hưu có thực lực rất mạnh, vì ông bị thương mà nghỉ sớm, nhưng bạn bè, đệ tử còn tại ngũ số lượng quân hàm tướng tá rất nhiều, có mặt ở khắp các quân binh chủng, ông chỉ hô một tiếng là họ có mặt ngay! Nhưng đây là cuộc chiến không tuyên bố, giống như “chiến tranh lạnh” nên rất khó cho ông điều binh khiển tướng! Vả lại, bố con ông Xã trưởng không phải là tay vừa, gian ngoan, xảo quyệt, lắm mưu nhiều kế, lại có “ô dù” che chắn! Vì thế bố con ông Tướng về hưu luôn ở thế bị động, chỉ biết ngồi chờ hành động của đối phương rồi mới “tùy cơ ứng phó”! May mà con ông, tức Dũng đặc nhiệm phản ứng mau lẹ và cô gái San Lai võ nghệ cao cường, nếu không thì đã sa bẫy, mắc mưu của ông Xã trưởng không chỉ một lần !...
    Một hôm, nhân buổi gặp gỡ đầu xuân, ông Tướng X nói với bạn :
- Ông cứ bị động đối phó với người ta như vậy không phải là thượng sách ! Thời còn chỉ huy đánh đông dẹp bắc, ông có như vậy đâu ? Tôi có một kế này chắc chắn sẽ thắng “nốc-ao”. Ông hãy đứng tên thành Công ty vệ sĩ, tuyển một đội thám tử điều tra thật giỏi, ông hãy theo dõi từng bước chân của đối phương, thế nào cũng có tuồng hay ! Tôi không tin là ông ta, tức ông Xã Trưởng không có những “phốt” rất lớn khác ! Đã tha hóa về nhân cách ,đạo đức thì việc gì cũng dám làm !
   Ông Tướng về hưu như bừng tỉnh. Thế là Công ty vệ sĩ Như Sơn được thành lập, ông Tướng về hưu làm Giám đốc, hai Phó giám đốc là Dũng đặc nhiệm và cô San Lai. Quả nhiên, đúng như lời ông Tướng X tham mưu, chỉ sau ba tháng hoạt động của Công ty vệ sĩ, đội thám tử đã lần ra một đường dây tham ô, hối lộ lớn mà ông Xã Trưởng , lúc đó đang giữ chức Thứ trưởng ở một Bộ, là một mắt xích quan trọng !...
   Mối đe dọa từ ông Xã Trưởng đã không còn, ba chị em sinh ba chỉ còn chờ người đến đón lên xe hoa, nhưng người đó là ai, thì không phải là chuyện đơn giản. Và càng không hề đơn giản khi phải có tới ba người! Chuyện này xem chừng còn khó hơn cả chuyện “mò kim đáy biển”!...
Oo_oO
 http://www.lebichson.org/Pics/Logobd.gif
NGƯỜI CHÉP SỬ
    Sử quan chép cái sử gì
    Chuyện vua ăn uống, chuyện đi thuyền rồng
    Đại sự: “Bí sử thâm cung”!
     Cho nên sử thật nằm trong nấm mồ!
                      (Sử quan – Đ.N.T)
**
Trong số những người dòng họ Nguyễn Cửu theo phò Chúa Nguyễn, có một người văn võ song toàn, tài ba khác thường, mà không thấy sử sách nào của nhà Nguyễn ghi chép, đó là Nguyễn Cửu Long. Nguyễn Ánh luôn giữ Cửu Long bên mình, như hình với bóng, nhưng bắt đổi tên là Võ. Cho mãi đến năm Nhâm Tuất (1802), khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua thì Võ đột ngột lâm bệnh, phải trị thuốc hơn ba năm mới khỏi. Võ khỏi bệnh, vua Gia Long muốn ban cho Võ một chức võ tướng trong đội cấm vệ, nhưng Võ lại xin một chức sử quan. Vua Gia Long chấp thuận. Năm 1812, khi đã xây dựng xong kinh đô Huế, Gia Long mật chỉ giao cho Cửu Võ viết bộ sử, tính từ chúa Nguyễn Hoàng (1524- 1613), mở đầu vào phương Nam dựng nước, đến khi Gia Long lên ngôi Hoàng đế lập nên triều Nguyễn (1802). Thời hạn hoàn thành công việc là 5 năm. Thế là từ đó, Nguyễn Cửu Võ âm thầm ngồi viết bộ sử “Chúa Nguyễn dựng nước”…
     Sau ba năm, Nguyễn Cửu Võ đã viết xong bộ sử và dâng vua Gia Long. Vua Gia Long đọc xong liền cho gọi Cửu Võ tới nói :
    - Ta đã đọc xong rồi. Ta thật không ngờ nhà ngươi lại biết nhiều chuyện của các Chúa Nguyễn như vậy ? Có cả những chuyện mà chính ta cũng chưa được nghe nói tới bao giờ ?
     Võ nói :
    - Tâu bệ hạ ! Kẻ hạ thần đã gắng sức đem hiểu biết nông cạn của mình ra để viết bộ sử này. Có điều gì sơ suất mong bệ hạ phán xét …
     Vua Gia Long lại nói :
    - Nhà ngươi có biết rằng trong bộ sử viết về những chuyện riêng kín đáo của các Chúa Nguyễn quá nhiều không ? Nhà ngươi có biết rằng để thiên hạ biết quá nhiều về  các bậc vua chúa là bất lợi như thế nào không ? Và tại sao những trận đánh thắng của các Chúa Nguyễn nhà ngươi lại viết quá sơ sài, còn những trận thua lại viết quá tỉ mỉ ? Sao không làm ngược lại ? Sao nhà ngươi không tự biết rằng, có những chuyện, dù rất hệ trọng cũng không được phép ghi ra sử sách, nếu có phương hại đến thanh danh của các bậc vua chúa ? Chẳng hạn, những lần ta rút quân ra Phú Quốc hoặc Côn Lôn, rồi những lần ta tiếp xúc với các giáo sĩ Tây Phương, những chuyện ấy không ai được phép biết đến ! Những kẻ biết rõ những chuyện đó, nhà ngươi phải biết xử như thế nào không ?
     Nguyễn Cửu Võ không biết nói sao, đứng ngây như tượng .
     Vua Gia Long thấy vậy mỉm cười nói :
- Ngươi đừng sợ ! Ta sẵn lòng tha thứ cho dù nhà ngươi phạm tội. Đó là cái tình của ta giành riêng cho ngươi sau bao nhiêu năm đã trung thành theo ta, vượt qua những trận tử chiến kinh hoàng nhất…Nhưng ngươi phải khai không sót một ai, tên những người đã biết rõ mọi chuyện của ta thời còn đánh nhau với quân Tây Sơn. Và, ngươi cấp tốc viết lại bộ sử này trong thời hạn một năm ! Những chỗ nào ta đánh dấu đều phải viết lại ! Xong, đem cả hai bản lại cho ta xem, ta sẽ trọng thưởng !
  Suốt đêm hôm ấy và bao đêm kế tiếp, Cửu Võ thường thức trắng. Những năm tháng tưởng như đã trôi vào lãng quên bỗng hiện về rõ mồn một. Trước đây, Võ nhìn việc Nguyễn Ánh giết những đại công thần như Đỗ Thành Nhơn, rồi Nguyễn Văn Thành và nhiều tướng tâm phúc khác, theo lẽ thường tình là: kẻ nào trái ý vua chúa đều có thể mất đầu như chơi! Nhưng giờ đây, Võ nhìn những vụ “trị tội” ấy bằng con mắt khác hẳn! Võ thấy vua Gia Long hiện ra trước mặt rõ mồn một với hình ảnh kinh hoàng của một bạo chúa!...Và Võ giật mình bàng hoàng hồi lâu khi nghĩ đến lưỡi gươm trừng phạt của bạo chúa sẽ giáng xuống chính mình!...
    Cửu Võ lo nghĩ nhiều mà thành bệnh. Song, Võ gắng gượng chống lại con bệnh mà mải miết viết thâu đêm, không mấy khi rời khỏi thư phòng.
    Ngày tháng vùn vụt trôi đi, đã được nửa năm. Võ viết xong ba tập sách dày. Tối hôm đó, vào một đêm cuối năm Gia Long thứ l7(l8l8), Nguyễn Cửu Võ gọi Nguyễn Cửu Sơn, người con trai với một người thiếp tới, nói:
- Đây là bộ sử thật về các chúa Nguyễn. Mọi việc lớn nhỏ cha đều viết tường tận, không thiên vị ai, dù đó là vua chúa hay những người trong dòng họ ta. Chính vì thế, nay cha trao bộ sách này cho con vì con là người có tư chất khác thường sau này tất làm chuyện lớn, và bộ sách này sẽ có ích cho con nhiều lắm…
Cửu Sơn lạy tạ nhận sách, ngậm ngùi không nói nên lời. Trầm ngâm một lát, Cửu Võ nói tiếp:
- Cha sẽ xin cáo quan về ở ẩn như các bậc cao nhân thời xưa. Còn con, con hãy vào phương Nam , ngày đêm dùi mài kinh sử, cổ kim đông tây phải làu làu. Khi nào đời cần đến, tự khắc con sẽ biết.
Ngày hôm sau, Võ âm thầm cấp lộ phí cho Cửu Sơn đi vào phương Nam xa xôi. Rồi Võ lại vào thư phòng, đóng chặt cửa, viết lại bộ sử theo gợi ý của vua Gia Long. Đúng hạn định, Võ dâng sách. Vua Gia Long đọc bộ sử mới viết lại, thấy mọi việc diễn biến đều hết sức ca ngợi những chiến công hiển hách của các chúa Nguyễn, thì lấy làm hài lòng lắm. Nhưng đọc đi đọc lại, vua Gia Long cảm thấy đó không phải là khẩu khí văn chương của Cửu Võ, không thấy cả tiếng gươm khua ngựa hý mà chỉ là những dòng chữ lạnh lùng, khô khốc! Vốn đa nghi, Gia Long không thể tin rằng một con người mạnh mẽ khác thường cả về thể lực và khí chất như Cửu Võ lại có thể thay đổi nhanh chóng như vậy được? Vì thế, khi Cửu Võ xin cáo quan về nhà, Gia Long chấp thuận ngay, nhưng mật sai Nguyễn Đức Xuyên, một danh tướng cũng từng phò tá hết lòng từ những năm tháng cùng khốn, đem binh phục ở quãng đường vắng để hạ sát Cửu Võ…Thương thay cho Cửu Võ cùng toàn thể gia quyến đã chết bi thảm trong một cuộc tàn sát âm thầm…
    Theo lời truyền lại của người trong vùng, chỗ Cửu Võ cùng gia quyến bị sát hại đã mọc lên một rừng trúc khác thường, đêm đêm trong rừng luôn vẳng tiếng nói rì rầm như người kể chuyện mãi không thôi. Người ta lấy ông trúc khoét sáo thì sáo có âm thanh thật kỳ lạ, khác hẳn sáo trúc của những vùng khác…
Đỗ Ngọc Thạch
http://du-lich.chudu24.com/f/d/090429/or507.jpg?c=1&w=450

ĐỖ NGỌC THẠCH - Việt Văn Mới




  1. Đỗ Ngọc Thạch Newvietart.com (*) Qui Hòa: Nơi Hàn Mạc Tử tới chữa bệnh rồi qua đời. Xem các bài liên quan: LINK: BÍCH ...
    tapchitiengquehuong.blogspot.com/2013/04/bich-khe-thi-si-than-linh...
  2. Trang chính » Biên Khảo, Nhận Định Về một lối viết hiện thực huyền ảo Việt tính: Trường hợp Đỗ Ngọc Thạch
    damau.org/archives/4327