Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trích: Người có đôi mắt xanh
Người có đôi mắt xanh
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 376
Lệnh phải thi đỗ
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 324
XÓM VẮNG
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 220
Con Tạo xoay vần
- Chi tiết
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 514
Các bài khác...
Trang 13 / 39
Người có đôi mắt xanh
- Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
- Lượt xem: 375
Về đôi mắt thì quả như lời cầu ước của ông nội, sẽ nói sau, nhưng về
các bộ phận khác thì quả thật là đau xót: hai chân và hai tay Nhãn không
ra hình thù bình thường mà ngắn ngủn, các ngón chân, ngón tay không xòe
ra mà chụm lại thành một cục như võ sĩ quyền anh khi đeo găng! Vì thế,
Nhãn không thể đi lại mà chỉ lết, mà lết cũng rất khó khăn! Và nữa, Nhãn
không thể nói mà chỉ ú ớ không thành tiếng, thành lời. Người ta bảo
Nhãn bị nhiễm chất độc màu da cam, do bố đẻ của Nhãn thời trai trẻ đã đi
đánh trận ở vùng bị rải chất độc hóa học.Vì thế, sau gần chục năm chạy
chữa khắp nơi, tốn kém đến bại sản , Nhãn đành ngồi ở nhà, sống như một
đứa trẻ vô tri vô giác. Nhưng, thời gian trôi đi, người nhà của Nhãn
phát hiện ra Nhãn không hề vô tri vô giác.
Nói về đôi mắt của Nhãn, quả là như mắt Rồng, tức là đẹp và kỳ lạ không thể tả được. Điều kỳ lạ có thể nói vắn tắt : Nhãn có 2 tròng mắt có thể đổi màu, khi tiếp xúc với ai mà Nhãn thấy thích thì Nhãn vui và đôi mắt có màu xanh biếc như mặt hồ thu, còn long lanh, lấp lánh như mặt hồ gợn sóng! Còn khi tiếp xúc với ai mà Nhãn không thích, thậm chí thấy ghét thì hai tròng mắt đảo qua đảo lại mấy vòng rồi trắng như vôi! Lúc đầu, cha mẹ Nhãn không để ý, nhưng sau sắp xếp, xâu chuỗi các lần đổi màu đôi mắt của Nhãn lại thì phát hiện ra một điều thật thú vị: những người mà Nhãn nhìn bằng đôi mắt xanh đều là những người tốt, người tài giỏi, còn những người mà Nhãn nhìn bằng đôi mắt trắng như vôi đều là người xấu và rất xấu (bọn lừa đảo, trộm cướp, tham nhũng, giết người…) thì toàn thân Nhãn rung lên bần bật như người động kinh, sài giật!... Cha Nhãn đem chuyện này nói với một người bạn là chủ tịch Hội văn nghệ của tỉnh H, người bạn nhìn ngắm kỹ Nhãn một hồi rồi nói: “Thằng bé này có cặp mắt đổi màu giống như Nguyễn Tịch”(*), bèn dẫn tới một cựu chiến binh (người CCB này mới đem đến Hội Văn Nghệ một tập truyện ngắn, chưa từng in ở báo chí nào mà đòi in sách ngay, ai cũng bận nên chưa đọc, chưa có ý kiến gì, tức chưa thể in được!). Vừa nhìn thấy người cựu chiến binh, đôi mắt của Nhãn đã xanh biêng biếc, còn lấp lánh nữa! Sau buổi đó, người chủ tịch Hội Văn Nghệ về đọc tập truyện của người CCB thì bị hút vào như nam châm hút sắt. Sau đó, tập sách được in và tác giả trở thành một nhà văn nổi tiếng cả nước!...
Người chủ tịch Hội Văn Nghệ có người bạn là trưởng ban Phòng chống
tham nhũng ở tỉnh K, biết chuyện của Nhãn liền dẫn một vị trưởng đoàn
thanh tra của Trung ương vừa mới tới tỉnh nhà đến gặp Nhãn xem thực hư
thế nào. Khi vừa nhìn thấy vị trưởng đoàn thanh tra kia, đôi mắt Nhãn
tức thì đảo qua lại liên tục và trở thành trắng như vôi, người Nhãn còn
rung lên bần bật! Người trưởng ban phòng chống tham nhũng kinh ngạc hết
sức! …Và chỉ một tháng sau, người Trưởng Ban trở lại gặp Nhãn, sau khi
thấy Nhãn lộ đôi mắt xanh như hồ thu thì đưa ra một gói quà và nói với
cha, mẹ Nhãn:"Đây là tiền thưởng 10 triệu cho cậu bé có đôi mắt xanh đã
giúp Ban Phòng chống tham nhũng phát hiện ra một tên tham nhũng cỡ bự
nằm ngay trong lực lượng chống tham nhũng!". Người Trưởng Ban vừa dứt
lời thì Nhãn cười, nụ cười rất tươi mà chưa bao giờ cha mẹ Nhãn nhìn
thấy! Nói về đôi mắt của Nhãn, quả là như mắt Rồng, tức là đẹp và kỳ lạ không thể tả được. Điều kỳ lạ có thể nói vắn tắt : Nhãn có 2 tròng mắt có thể đổi màu, khi tiếp xúc với ai mà Nhãn thấy thích thì Nhãn vui và đôi mắt có màu xanh biếc như mặt hồ thu, còn long lanh, lấp lánh như mặt hồ gợn sóng! Còn khi tiếp xúc với ai mà Nhãn không thích, thậm chí thấy ghét thì hai tròng mắt đảo qua đảo lại mấy vòng rồi trắng như vôi! Lúc đầu, cha mẹ Nhãn không để ý, nhưng sau sắp xếp, xâu chuỗi các lần đổi màu đôi mắt của Nhãn lại thì phát hiện ra một điều thật thú vị: những người mà Nhãn nhìn bằng đôi mắt xanh đều là những người tốt, người tài giỏi, còn những người mà Nhãn nhìn bằng đôi mắt trắng như vôi đều là người xấu và rất xấu (bọn lừa đảo, trộm cướp, tham nhũng, giết người…) thì toàn thân Nhãn rung lên bần bật như người động kinh, sài giật!... Cha Nhãn đem chuyện này nói với một người bạn là chủ tịch Hội văn nghệ của tỉnh H, người bạn nhìn ngắm kỹ Nhãn một hồi rồi nói: “Thằng bé này có cặp mắt đổi màu giống như Nguyễn Tịch”(*), bèn dẫn tới một cựu chiến binh (người CCB này mới đem đến Hội Văn Nghệ một tập truyện ngắn, chưa từng in ở báo chí nào mà đòi in sách ngay, ai cũng bận nên chưa đọc, chưa có ý kiến gì, tức chưa thể in được!). Vừa nhìn thấy người cựu chiến binh, đôi mắt của Nhãn đã xanh biêng biếc, còn lấp lánh nữa! Sau buổi đó, người chủ tịch Hội Văn Nghệ về đọc tập truyện của người CCB thì bị hút vào như nam châm hút sắt. Sau đó, tập sách được in và tác giả trở thành một nhà văn nổi tiếng cả nước!...
*
Người kể cho tôi câu chuyện “Người có con mắt xanh” là một bác sĩ
Nhãn khoa, tên khai sinh là Nhãn Khoa luôn, là anh em con chú con bác
với Nhãn. Lúc Nhãn còn nhỏ, Nhãn Khoa ngày nào cũng sang chơi với Nhãn
và thường lấy sách truyện đọc cho Nhãn nghe. Đọc hết sách truyện thì
sang thơ. Hết thơ thì đọc sang sách giáo khoa. Chính nhờ đã đọc hết sách
giáo khoa chương trình PTTH từ lớp Một đến lớp 12 cho Nhãn nghe nên khi
mới học tới Chín, Nhãn Khoa đã coi như “học xong” chương trình lớp 12.
Và điều đặc biệt là khi Nhãn Khoa đọc sách cho Nhãn nghe thì Nhãn nghe
rất chăm chú, đa phần đôi mắt đều có màu xanh biếc. Nhãn Khoa để ý khi
đọc cho Nhãn nghe những sách truyện, thơ hay thì mắt Nhãn đều có màu
xanh kỳ lạ. Thử lấy những cuốn truyện, thơ thường thường bậc trung đọc
cho Nhãn nghe thì đôi mắt luôn có màu trắng và thường lim dim như ngủ gà
ngủ gật! Những khi người anh em họ Nhãn Khoa bận đi học hoặc vì lý do
gì đó mà không đến chơi với Long Nhãn được thì Nhãn thường ngồi lên cái
thuyền câu nhỏ của người bố Nhãn rồi hai bố con rong ruổi trên sông câu
cá. Người bố của Nhãn còn phát hiện ra khả năng đặc biệt nữa của Nhãn là
khi tới khúc sông nào có nhiều cá thì Nhãn mới thả câu mà đã thả câu
thì cá mắc câu liên tục! Sau khi cả nhà đã xác định Nhãn là người có con mắt xanh giống như cái ông Nguyễn Tịch thì người anh em họ là Nhãn Khoa nói với bố mẹ Nhãn: “Bây giờ cháu đã tốt nghiệp Trường Y, muốn ra thành phố vừa đi làm cho một bệnh viện vừa mở phòng mạch tư. Vậy hai bác cho Nhãn ra thành phố với cháu. Có như thế chúng ta mới có dịp thi thố tài năng cùng thiên hạ, chứ nếu chỉ chui rúc nơi xóm nghèo hoang vắng này thì người lành lặn cũng chết dần chết mòn chứ đừng nói là người tàn tật như anh Long Nhãn nhà ta!”. Cả bố và mẹ của Long Nhãn đều cho là phải liền thu xếp cho Long Nhãn ra thành phố ở phòng mạch của người anh em họ Nhãn Khoa.
Nhưng, chỉ sau hai ngày thì ai cũng thấy rằng Long Nhãn mất hẳn cái
sinh khí thường ngày, tức lúc nào cũng tỏ ra mệt mỏi, ủ rũ, giống như
cái bình hoa để trên bàn thờ, lúc đầu thì ngào ngạt hương sắc nhưng sau
hai ngày đã lá héo hoa tàn, nước trong bình hoa còn bốc mùi hôi rất
nhanh! Sang ngày thứ ba, có một người họa sĩ già, chỉ đem theo một cái
giá vẽ và vài bức vẽ cuộn tròn rồi cho vào một cái ống nứa lớn. Khi tới
trước cửa phòng mạch của Bác sĩ Nhãn Khoa thì người họa sĩ già cứ đòi
vào gặp bằng được người mua tranh có con mắt xanh. Quả nhiên, khi nhìn
thấy người họa sĩ già, Long Nhãn biểu lộ tình cảm rất vui và mắt thì lộ
rõ màu xanh biêng biếc. Khi người họa sĩ già lấy ra một bức tranh có vẽ
một con thuyền nhỏ đang trôi trên một khúc sông vắng, hai bờ sông bông
lau trắng phất phơ… thì Long Nhãn ra hiệu muốn lấy bức tranh! Người họa
sĩ già thấy vậy thì nói với Bác sĩ Nhãn Khoa: “Nơi thành phố đô hội này
không phải là chỗ thích hợp với người có con mắt xanh. Cậu hãy đưa Long
Nhãn về ở trên con sông quê hương, như vậy mới là “cá không thể sống
thiếu nước”!”. Bác sĩ Nhãn Khoa nghe theo, ngay ngày hôm sau đưa Long
Nhãn về quê. Quả nhiên, khi đưa Long Nhãn lên chiếc thuyền câu của người
cha, Long Nhãn rất vui, mắt lại xanh biếc khi gặp người tốt, chuyện vui
và lại trắng như vôi khi gặp người xấu, chuyện buồn!
Về nhà, Nhãn lại theo cha đi câu như trước, bởi câu cá đã trở thành
nguồn sống chính của gia đình bé nhỏ của Nhãn. Một hôm, Nhãn đang nằm
trên thuyền câu, lim dim thiếp ngủ thì thấy Long Vương hiện ra nói: “Từ
ngày mai, tôi sẽ cho ngũ Công chúa lên trần gian nâng khăn sửa túi cho
Ngài và Ngài sẽ đi lại dễ dàng, cũng nói năng được mạch lạc. Chỉ xin
Ngài bớt sát hại binh tôm tướng cá của tôi!”. Nhãn tỉnh dậy, cho là
chuyện mơ mộng hão huyền nên bỏ qua, không chú ý. Nhưng sáng hôm sau,
quả nhiên có một người con gái mười phần xinh đẹp tới gặp Nhãn thì nói
liền: “Tôi đã nghe người ta nói anh có con mắt thần kỳ như của Nhị Lang
Thần (**), vì mến phục tài năng của anh nên mạo muội đến xin được làm kẻ
hầu hạ cho anh suốt đời. Mong anh không nỡ chối từ thịnh tình của
tôi!”. Nhãn nhìn người con gái xinh đẹp kia hồi lâu thì nhớ lại giấc
mộng hôm qua và nói: “Nàng chính là công chúa thứ Năm của Long vương, ta
mừng vui còn chẳng kịp sao lại từ chối!”. Cha và mẹ Long Nhãn nghe con
mình nói được như vậy thì vui mừng khôn xiết, đi thông báo khắp làng
trên xóm dưới ba ngày nữa Long Nhãn sẽ lấy vợ!...Khi nghe thông báo Long
Nhãn sẽ cưới vợ, không ai tin. Nhưng khi tới dự đám cưới thì quả là như
lạc vào cõi Thần Tiên! ----
Chú thích:
(*) Nguyễn Tịch (210-263) tự Tự Tông , xuất thân ở Trần Lưu, nước Nguỵ thời Tam Quốc (nay là Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc). Phụ thân của ông là Nguyễn Vũ , từng là thừa tướng nước Nguỵ và là một trong Kiến An thất tử.
"Mắt xanh" do chữ "Thanh nhãn", tức là mắt ở giữa là tròng đen (hoặc xanh) hai bên tròng trắng. Từ “Mắt xanh” gắn liền với nhân vật Nguyễn Tịch. Câu thành ngữ “Người có con mắt xanh” được dùng chủ yếu để nói về khả năng đánh giá con người và sự việc, biết phân biệt tốt – xấu, đúng – sai, hay – dở…
Nguyễn Tịch, là người rất ưu rượu và đàn. Làm quan rồi cáo bệnh về nhà, kết bạn cùng Kê Khang, Lưu Linh, Nguyễn Hàn, Sơn Đào, Hướng Tú và Vương Nhung, người thường gọi là "Trúc lâm thất hiền" (bảy người hiền ở rừng trúc).
Nguyễn Tịch lại có một thái độ lạ lùng. Khi tiếp khách hễ là hạng quân tử, là hạng người vừa lòng mình thì Nguyễn Tịch nhìn thẳng bằng tròng mắt xanh; trái lại khách là kẻ tầm thường, người không vừa lòng mình thì ông nhìn bằng đôi tròng trắng.
Nguyễn Tịch để lại nhiều giai thoại về đối nhân xử thế cũng như về văn chương.
Tấn thư nói rằng ông, "tướng mạo anh kiệt, chí khí hùng hồn, ngạo
nhiên tự đắc, nhiệm ý mình, mà vui cười tức giận không để lộ ngoài mặt,
hoặc đóng cửa xem sách cả tháng không ra ngoài, hoặc đi chơi sông núi cả
ngày quên về, học rộng, nhất là lão Trang. Uống rượu, huýt sáo, giỏi
đàn. Gặp lúc đắc ý bỗng quên mình, người đương thời cho là bị si. Tịch
thường tự ý một mình lấy xe đi, không theo đường lộ, đi hết tới chỗ xe
không đi được nữa, khóc một hồi rồi về. Đấy chính là chỗ Vương Bột nói:
Nguyễn Tịch xương cuồng
Khởi tiếu cùng đồ chi khốc
(Nguyễn Tịch cuồng điên
Làm sao mà cười được chuyện "khóc cùng đường")!
Nguyễn Tịch cũng như Kê Khang, không muốn ra làm quan, nhưng sở dĩ
khỏi bị tai họa là nhờ khác ở một điểm. Kê Khang vốn tính thẳng mà nói
năng bộc lộ, chỉ biết xung đụng vào, Nguyễn Tịch trong bụng rộng rãi, mà
lại hoạt kê, vì vậy đã từng nhờ rượu mà trốn thoát được tai họa. Lúc
ông làm Đại tướng quân tòng sự trung lang, quan lại nói có người giết
mẹ, Tịch bảo: Nguyễn Tịch xương cuồng
Khởi tiếu cùng đồ chi khốc
(Nguyễn Tịch cuồng điên
Làm sao mà cười được chuyện "khóc cùng đường")!
- Ý! Giết cha còn được, sao lại giết mẹ ?
Những người ngồi đó lấy làm bất mãn lời nói đó. Tư Mã Ý cật vấn:
- Giết cha là tội ác cực kỳ trong thiên hạ, mà nói còn được sao ?
Tịch trả lời:
- Cầm thú biết có mẹ mà không biết có cha: giết cha là cùng một loại với cầm thú, giết mẹ còn không bằng cầm thú!
Người ngồi đó phục ông biện luận giỏi. Ấy là một trong những cách ông dùng lời nói khôi hài để biện giải những đạo lý thâm sâu. Tư Mã Ý muốn cầu con gái của Tịch cho con mình là Viêm, Tịch biết tránh không khỏi, bèn uống rượu say một trận luôn sáu mươi ngày, không nói chuyện gì được, đành phải bỏ qua. Chung Hội mấy lần lại chỗ Tịch hỏi chuyện khó khăn, muốn lựa lời để gán ghép tội, Tịch chỉ biết say sưa làm cớ, mà không phải trả lời, do đó được thoát khỏi. Đấy là kiểu ông quen lấy chuyện say rượu làm cớ để tỵ họa.
Nguyễn Tịch sinh còn sớm hơn Kê Khang, năm cuối cùng Kiến An là năm 24 (219 tây lịch), chết vào năm thứ 4 Cảnh Nguyên, hưởng thọ 54 tuổi.
Tấn thư nói rằng: "Tịch giỏi văn chương, làm Vịnh Hoài thi hơn 80 bài, thế gian rất trọng vọng". Bây giờ tìm tòi sách để lại, Vịnh Hoài Thi tồn tại đến giờ còn 82 bài ngũ ngôn, ba bài tứ ngôn.
Theo lời Chung Vinh nói, thì thơ Nguyễn Tịch so với Kê Khang còn hay
hơn nữa, do đó liệt vào loại thượng phẩm và bình luận rằng: thơ ông
nguồn gốc ở Tiểu Nhã, không cần mài dũa, trong Vịnh Hoài, lấy ra được
cái tính linh, phát huy được cái ý tứ thâm sâu, nói chuyện gần bên tai
bên mắt, mà tình cảm biểu lộ khắp cả muôn nơi, đầy những ý của Phong
Nhã, làm người ta quên cái tầm thường gần đó mà đi ra cái lớn lao ở xa,
nhiều lời cảm khái, phóng khoáng khó mà kiếm ra được".
(**) Nhị Lang thần Dương Tiễn: Theo điển tích, Nhị lang thần Dương
Tiễn vốn là ngoại tôn của Ngọc Hoàng Thượng Đế, tướng mạo khôi ngô kỳ
vĩ, anh tuấn phi thường, lại thông minh chính trực, sở hữu thất thập nhị
huyền công biến ảo khôn lường, thật là phong độ làm lòng người say mê,
tài phép làm nghiêng trời lệch đất.
Nhắc đến Nhị lang thần không thể không trầm trồ ngưỡng vọng danh xưng
“ba mắt”. Diệu năng của tuệ nhãn (con mắt thứ 3) không những là cánh
cửa trí tuệ, phân biệt rõ vạn vật, những giả trá của thiên địa dưới cái
nhìn thấu tận tâm can của Tuệ nhãn đều bị bóc trần, lại còn thấu được
mười hai nhân duyên, hiện tượng sinh tử lưu chuyển của bậc A la hán “vô
ngã vô chấp”, có thể ra khỏi sinh tử luân hồi, không bị trói buộc bởi
thân tâm thế gian.
Sài Gòn, tháng 7-2010
Đỗ Ngọc Thạch
nguồn: vannghechunhat.net
nguồn: vannghechunhat.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét