Hình ảnh

Hình ảnh
Ảnh Đỗ Võ Cẩm Thạch

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Đỗ Ngọc Thạch: tìm trên GOOGLE

  1.  
    Đỗ Ngọc Thạch

    ĐỖ NGỌC THẠCH - Newvietart

    newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.html
    Sinh ngày 19-5-1948, tại Phú Thọ. Năm l966 vào học tại Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp HàNội. Từ 12-1966 đến l0-1970 nhập ngũ trong bộ đội Ra-đa.
  2. ĐỖ NGỌC THẠCH - Hội Nhà văn TPHCM

    nhavantphcm.com.vn/dỗ-ngoc-thach-nha-van-thu-vien.html
    Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Phú Thọ. Ông đã tham gia quân đội từ 1966 đến 1970. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường ...
  3. :: PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET :: - ĐỖ NGỌC THẠCH

    phongdiep.net › HomeNội dung website
    ĐỖ NGỌC THẠCH. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp ĐH Tổng hợp (Khoa Ngữ Văn) năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại các cơ ...
  4. Hình ảnh cho đỗ ngọc thạch

     - Báo cáo hình ảnh
  5. Đỗ Ngọc Thạch

    dongocthach18.vnweblogs.com/
    09-12-2012 – Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch (Vannghechunhat.net -39) · Tuồng và Chèo ... Hóa Thạch - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch. Hóa thạch ...
  6. Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Trang Chủ

    www.vannghechunhat.net › Truyện
    Chi tiết: Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch: Lượt xem: 60. Hóa Thạch 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong luận án Tiến sĩ thì phát ...
  7. Đỗ Ngọc Thạch - văn học & nghệ thuật

    www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacgia&action...id...
    Đỗ Ngọc Thạch ... Kiếm sống (truyện ngắn). Kiếm Sống 2 (truyện ngắn). Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn). Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn). Làng nói trạng (truyện ngắn) ...





  8. Tìm kiếm: Đỗ Ngọc Thạch - 4phuong.net

    4phuong.net/index.php?action...Đỗ%20%20Ngọc%20Thạch
    Tác giả: Đỗ Ngọc Thạch. 1. KHÔNG QUA CẦU Ông Lê Quá Hải và ông Lý Quá Giang là đôi bạn già rất đẹp đôi, đẹp lão. Người biết chuyện nói hai ông đều đã ...

    1. Tứ Tuyệt Mùa Thu - Đỗ Ngọc Thạch | Blog | Tamtay.vn

      blog.tamtay.vn/entry/view/.../Tu-Tuyet-Mua-Thu-Do-Ngoc-Thach.ht...
      21-08-2012 – Tứ đại đồng đường - Đỗ Ngọc Thạch (elib.quancoconline.com) · Chuyện tình đồi ... ...đọc lại Vũ Trung Tuỳ Bút - Đỗ Ngọc Thạch · Hai lần Bác sĩ ...
    2. Đỗ Ngọc Thạch - Vandanviet.net - Dien Dan Van Hoc Viet Nam

      vandanvn.net › Bản tinTác giả
      11-08-2012 – Đỗ Ngọc Thạch - Detail - Bản tin - http://vandanvn.net/vi/news/Tac-gia/Do-Ngoc-Thach-74/
    3. Đỗ Ngọc Thạch 18

      tho.blogtiengviet.net/
      Kiến Ba Khoang - Chùm truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch · Link cố định 29/12/2012@19h36, 5 lượt xem, viết bởi: dongocthach18. Chuyên mục: Nhật ký, Truyện ...
    4. Tạp chí Da Màu – Văn Chương Không Biên Giới » Đỗ Ngọc Thạch

      damau.org/archives/author/dongocthach
      18-12-2009 – Đỗ Ngọc Thạch. Cuộc sống gia đình của hai vợ chồng Trần Tương và Lệ Nương có không ít những va chạm đầy kịch tính, không khác gì ...
    5. Đỗ Ngọc Thạch - Kiếm sống | Hoi Nha Van Thanh Pho Ho Chi Minh

      nhavantphcm.com.vn/tac-pham.../do-ngoc-thach-kiem-song.html
      16-05-2011 – TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ NGỌC THẠCH. NVTPHCM- Có ngàn lẻ một cách kiếm sống, từ nhọc nhằn cho đến nhàn hạ. Không ai có thể lựa ...
    6. Bài viết nổi bật của Đỗ Ngọc Thạch - YuMe.vn

      yume.vn/dongocthach18/article/bai-viet-noi-bat?p=22
      YuMe.vn - Danh sách bài viết nổi bật của Đỗ Ngọc Thạch, đọc bài viết của Đỗ Ngọc Thạch và bình luận.
       
      1. Đỗ Ngọc Thạch - Zing Blog

        blog.zing.vn/jb/u/dongocthach18?from=blog_community
        21-01-2013 – MÙA XUÂN NHỚ THI SĨ NGUYỄN BÍNH ĐỖ NGỌC THẠCH Vào buổi chiều 30 Tết Bính Ngọ (ngày 20-1-1966), tại làng Thiện Vinh, huyện Vụ ...
      2. Đỗ Ngọc Thạch - trieuxuan.info

        www.trieuxuan.info/?pg=tgdetail&id=495
        Đỗ Ngọc Thạch. Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại họcTổng hợp Hà Nội năm l976; đã tham gia quân đội 4 năm và làm việc tại ...
      3. Do Thach: tìm đỗ ngọc thạch trên Google

        dothach.blogspot.com/2012/12/tim-o-ngoc-thach-tren-google.html
        09-12-2012 – Đỗ Ngọc Thạch . Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại họcTổng hợp Hà Nội năm l976; đã tham gia quân đội .
      4. Về truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

        www.vannghechunhat.net › Tin văn học
        Đỗ Ngọc Thạch và lối viết hiện thực huyền ảo Việt tính ... Các truyện khác trong hai tập truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch cũng được chưa được bàn ở đây.[i] ...
      5. Đỗ Ngọc Thạch - Người con hiếu thảo | Hoi Nha Van Thanh Pho Ho ...

        nhavantphcm.com.vn/tac.../do-ngoc-thach-nguoi-con-hieu-thao.html
        11-08-2011 – 14.8.2011-15:35. Người con hiếu thảo. TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ NGỌC THẠCH. 1. Cõng mẹ đi dạo khắp làng. Khuất Hữu Tâm đã hơn sáu ...
      6. Ký ức làm báo - Đỗ Ngọc Thạch - Thư viện

        4phuong.net/ebook/40638947/ky-uc-lam-bao.html
        Đỗ Ngọc Thạch. Trong cuộc đời làm báo của mình, tôi đã qua nhiều chủng loại, đẳng cấp: Tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật (hai tháng một kỳ, trực thuộc Bộ Văn ...
      7. Sartre Và Văn Học. 2 - Đỗ Ngọc Thạch - Sartre Và Văn Học. 2 ...

        4phuong.net/ebook/47161967/sartre-va-van-hoc-2.html
        Đỗ Ngọc Thạch. Thứ đến, lý thuyết này là lý thuyết duy nhất ban cho con người một phẩm giá, đó là lý thuyết duy nhất không lấy con người làm đối tượng.
      8. Truyện ngắn ngắn-1 - Đỗ Ngọc Thạch - Truyện ngắn ngắn-1 ...

        4phuong.net/ebook/38965607/truyen-ngan-ngan-1.html
        Truyện ngắn ngắn-1. Đỗ Ngọc Thạch. 1. KHÔNG QUA CẦU. Ông Lê Quá Hải và ông Lý Quá Giang là đôi bạn già rất đẹp đôi, đẹp lão. Người biết chuyện nói hai ...
  1. Truyện ngắn ngắn – 7 - Đỗ Ngọc Thạch - Truyện ngắn ngắn – 7 ...

    4phuong.net/ebook/39123422/truyen-ngan-ngan-7.html
    Đỗ Ngọc Thạch. 1.Đi sưu tầm truyện cổ. Hai nhà sưu tầm văn học dân gian về xã Ktang, gặp được già làng Đinh Kpa rất nhiệt tình kể chuyện nên phấn khởi lắm ...
  2. Đổi Mới Quyết Liệt Nguyễn Minh Châu - Đỗ Ngọc Thạch - Đổi Mới ...

    4phuong.net/ebook/.../doi-moi-quyet-liet-nguyen-minh-chau.html
    Đỗ Ngọc Thạch. Nhà văn phải đứng hai chân giữa mặt đất đầy hiểm họa, giữa thập loại chúng sinh – (Nguyễn Minh Châu). Nguyễn Minh Châu là một hiện ...
  3. Truyện ngắn ngắn - 9 - Đỗ Ngọc Thạch - Truyện ngắn ngắn - 9 ...

    4phuong.net/ebook/39173522/truyen-ngan-ngan-9.html
    Đỗ Ngọc Thạch. 1.NGƯỜI YÊU DẤU ƠI. Đã năm mươi năm trôi qua, bây giờ tôi mới có điều kiện và thời gian để tìm đến quê của Đào, ở một làng vùng quê thơ ...
  4. Chân Dung Văn Học

    newvietart.com/index567.html
    15-10-2010 – ĐỖ NGỌC THẠCH .... Đỗ Chu ngơ ngác nhìn Mảnh vườn xưa hoang vắng; Nguyễn Khải than thở cho Một thời gió bụi. Về phần mình, Tô Hoài ...
  5. TÌNH YÊU BÃO TÁP - Đỗ Ngọc Thạch - Phong Điệp

    phongdiep.net › HomeNội dung website
    TÌNH YÊU BÃO TÁP - Đỗ Ngọc Thạch. TÌNH YÊU BÃO TÁP. Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. Quê, Quang và Quả là bạn học lớp 12 trường Trung học Phổ ...
  6. LẤY CHỒNG NGOẠI - Đỗ Ngọc Thạch - Phong Điệp

    phongdiep.net › HomeNội dung website
    LẤY CHỒNG NGOẠI - Đỗ Ngọc Thạch. LẤY CHỒNG NGOẠI. Đỗ Ngọc Thạch. Tôi có ông bạn già đã qua “Thất thập cổ lai hi” tên gọi Trần Thế Sự. Cái tên ông đã ...
  7. Tướng sát phu - Đỗ Ngọc Thạch | Blog | Tamtay.vn

    blog.tamtay.vn/entry/view/719214
    Tướng sát phu của Điêu Thuyền đã được Quan Tư đồ Vương Doãn sử dụng trong "Mỹ nhân kế" Tướng sát phu - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch ...
  8. tìm Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net | Blog | Tamtay.vn

    blog.tamtay.vn/entry/view/715010
    Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch. Một mình lưỡng lự canh chầy, . ... Đỗ Ngọc Thạch đã dám sòng phẳng với độc giả - tức với người đời – khi sử dụng ba ...
  9. 4 Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch : người bán thuốc... | Blog | Tamtay.vn

    blog.tamtay.vn/entry/view/725415
    Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch. Lợi là con mồ côi cả bố lẫn mẹ, được ông chủ tịch xã thương tình đem về nuôi từ năm lên sáu tuổi, lúc Lợi đang lặn lội suốt ngày ...
  10. Cha, Mẹ và Con Cái - Đỗ Ngọc Thạch

    www.vannghechunhat.net › Bạn đọc gửiTruyện
    Chỉ có xung đột giữa Cái Thiện và Cái Ác”. Kịch ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. Nhân vật: - Người cha. - Người mẹ. - Người Con gái. - Người Con trai. - Người tàng ...

    1. 10 truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch trên Ykhoaviet.net - YuMe.vn

      blog.yume.vn/.../10-truyen-ngan-cua-do-ngoc-thach-tren-ykhoaviet-...
      05-09-2011 – YuMe.vn - Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH Truyện ngắn ĐỖ NGỌC THẠCH ĐỖ NGỌC THẠCH 10 truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch trên ...
    2. Chuyện ngày xưa - Đỗ Ngọc Thạch - YuMe.vn

      blog.yume.vn/.../chuyen-ngay-xua-do-ngoc-thach.dongocthach18....
      02-08-2012 – YuMe.vn - CHUYỆN NGÀY XƯA Đỗ Ngọc Thạch 1. Bao giờ cho đến ngày xưa Để tôi gặp lại tuổi thơ diệu kỳ Để tôi lăn theo hòn bi Vào vườn ...
    3. Chùm Truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch

      www.vannghechunhat.net › TruyệnĐỗ Ngọc Thạch
      Chùm Truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch. ... Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch: Lượt xem: 227. Chùm Truyện mini của Đỗ Ngọc Thạch 1.BÔNG HỒNG ...
    4. Chùm truyện ngắn mini - Đỗ Ngọc Thạch

      www.vannghechunhat.net › TruyệnĐỗ Ngọc Thạch
      Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch: Lượt xem: 242. 1. CÔ GÁI VÙNG CAO. Con gái vùng cao khác con gái đồng bằng, thành thị là đương nhiên rồi.
    5. Nhà tiên tri - Đỗ Ngọc Thạch | Blog | Tamtay.vn

      blog.tamtay.vn/entry/view/766348/Nha-tien-tri-Do-Ngoc-Thach.html
      11-11-2012 – Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. 1. Làng Tân Phú là một làng mới, có từ thời cuối nhà Nguyễn, nằm ở giáp ranh hai huyện miền núi – sơn ...
    6. tác phẩm Đỗ Ngọc Thạch trên nguoibanduong.net (trích: Truyện Mini)

      blog.tamtay.vn/entry/view/711801
      6 Tháng Chín 2011 – YuMe.vn - ĐỖ NGỌC THẠCH (2010) Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch 3 truyện ngắn trên nguoibanduong.net ...
    7. tìm đỗ ngọc thạch trên Gôgle - Đỗ Ngọc Thạch - vnWeblogs

      dongocthach18.vnweblogs.com/post/27316/394413
      09-12-2012 – Đỗ Ngọc Thạch . Sinh ngày l9-5-1948, tại Phú Thọ. Tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại họcTổng hợp Hà Nội năm l976; đã tham gia quân đội .
    8. Thân gái dặm trường - Đỗ Ngọc Thạch - vnWeblogs

      dongocthach18.vnweblogs.com/post/27316/323058
      THÂN GÁI DẶM TRƯỜNG - Tiểu thuyết mini của Đỗ Ngọc Thạch (tiếp theo từ chương 6 và hết). Chương Sáu Khi biết mẹ con Liễu sẽ trở về quê, trở về trường ...
    9. PB&TL trên phongdiep.net và... - Đỗ Ngọc Thạch - vnWeblogs

      dongocthach18.vnweblogs.com/post/27316/322935
      Đỗ Ngọc Thạch.... Khởi đầu của cuộc tranh luận là bài viết của Thiếu Sơn trên tờ Tiểu thuyết thứ bảy, ..... (16 ) Tuần Báo Văn Nghệ, số 30 ngày 23 tháng 7 năm ...
    10. Đỗ Ngọc Thạch- Đầu năm xuất hành - Hội Nhà văn TP. HCM

      nhavantphcm.com.vn/tac.../do-ngoc-thach-dau-nam-xuat-hanh.html
      02-01-2010 – TRUYỆN NGẮN CỦA ĐỖ NGỌC THẠCH. NVTPHCM- Ngày đầu năm mới 2010, gia đình ông Qua thuê một chiếc xe du lịch hạng trung M.
      (Kết quả tìm trên 6 trang đầu)



Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Lời thề...; Mẹ Đốp - Đỗ Ngọc Thạch

Lời thề...; Mẹ Đốp - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch


Đào Trường Th
IPB Image


Lời Thề...; Mẹ Đốp - Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Lời thề thứ hai

Duyet_binhTrong mười lời thề danh dự của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam thì “Lời thề thứ hai” là ngắn nhất, chỉ có 27 chữ nhưng được vận dụng thực hiện thường xuyên nhất và nhiều khi quyết định đến sinh mạng của người chiến sĩ. Vì thế tôi xin được dẫn nguyên văn lại đây:

Mẹ Đốp

medop“Chiềng làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông / Con gái Phú Ông / Tên là Mầu Thị / Tư tình ngoại ý/ mãn nguyệt có thai / Già trẻ gái trai/ ra đình mà ăn khoán…”

Chuyện học hành

Chuyện học hành1. Khoảng giữa năm 1969, tôi từ đơn vị Ra-đa chiến đấu về Trung đoàn bộ. Tưởng rằng sẽ được đi học lớp sĩ quan Ra-đa ở nước ngoài, nhưng chờ đến chục ngày thì Trợ lý Quân lực Trung đoàn nói: “Quân lực Binh chủng mới điện vào nói đợt này lại hoãn, không biết đến bao giờ.

Đứa bé tật nguyền và nàng tiên áo trắng

“Đêm nay
Những đôi nam nữ gặp gỡ
Ngày mai
Ra đời những đứa bé mồ côi !”
( B. Brest )

Tôi làm gia sư

Tôi làm gia sưGia sư là một trong những nghề có từ rất lâu đời trên phạm vi toàn thế giới. Các vua chúa và tầng lớp quý tộc thượng lưu thời phong kiến rất coi trọng việc học của con cái và rất kén gia sư, dạy học cho các Hoàng tử, Công chúa phải là những bậc Đại Nho… Sang thời tư bản, nghề gia sư lại càng được coi trọng cho đến lúc nào người ta không có nhu cầu học nữa thì thôi !...

Trang 33 / 39
Duyet_binhTrong mười lời thề danh dự của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam thì “Lời thề thứ hai” là ngắn nhất, chỉ có 27 chữ nhưng được vận dụng thực hiện thường xuyên nhất và nhiều khi quyết định đến sinh mạng của người chiến sĩ. Vì thế tôi xin được dẫn nguyên văn lại đây:

“Tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên; khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”.
Với Lời thề thứ hai này, chúng ta thường nghe nói đến câu “Quân lệnh như sơn”, ý muốn nói mệnh lệnh trong Quân đội nặng và lớn như Núi, vì thế không thể xem nhẹ, xem thường. Hoặc khi nói về người lính, ta thường nghe câu “Chỉ đâu đánh đấy”, ý muốn nói, người lính nhất cử nhất động đều phải làm theo mệnh lệnh cấp trên! Và sáng nào cũng như sáng nào, khi tập hợp điểm danh Trung đội, chúng tôi phải thay nhau đọc lại 10 lời thề, và riêng Lời thề thứ hai thì phải đọc lại tới lần thứ hai, mặc dù không hề đọc sai. Về cái chuyện đọc thuộc lòng 10 Lời thề trước hàng quân này, tôi và mấy người lính tân binh cùng nhập ngũ luôn bị gọi đứng ra đọc. Lúc đầu thì thấy bình thường nhưng tới lần thứ một trăm, rồi một ngàn thì thấy đầu óc mình có “vấn đề”, tức khi đọc thì không còn thấy “xúc động” như vài lần đầu mà cứ đọc như một cái máy, và rồi cũng làm theo những mệnh lệnh như máy!...
Như vậy, người lính khi ở trong quân ngũ không thể “Hãy là chính mình”! Nhưng là một cá thể, anh ta luôn có nhu cầu “Hãy là chính mình”! Vì thế ở đây đã xảy ra “ngàn lẻ một” bi hài kịch của mối quan hệ giữa “Cái Tôi” và “Cái Ta” của Người lính!...
*
Khi mới nhập ngũ, trừ những người học ở Học viện Quân sự, thì ai cũng đều đeo quân hàm Binh Nhì, đó là một miếng tiết màu đỏ, ở giữa có gắn một ngôi sao (ở một số Binh chủng thì miếng tiết có màu khác, chẳng hạn như Không quân màu xanh da trời, Biên phòng màu xanh lá, Hải quân màu đen). Đó là cái quân hàm thấp nhất của quân đội và với người lính thì nó là thời kỳ đẹp nhất bởi nó là tuổi trẻ hồn nhiên, trong sáng, vô tư nhất! Nếu muốn so sánh thì có thể so sánh với học sinh Mầm Non - như trang giấy trắng!... Vì người lính Binh Nhì như trang giấy trắng nên rất nhiều người cấp trên muốn “viết” lên trang giấy trắng đó, và họ đã viết những gì, viết như thế nào?
Khi mới nhập ngũ, tôi đeo lon Binh Nhì, tất nhiên! Và, như là một “Lẽ tự nhiên”, tôi rất vô tư, hồn nhiên đối với chuyện cấp bậc, quân hàm. Và cả đám lính Binh Nhì chúng tôi - những sinh viên Năm thứ nhất của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, đều không hề cảm thấy bé nhỏ, thấp hèn khi đeo cái quân hàm Binh Nhì, mà sau này tôi mới biết, ở trong quân đội, không ai muốn đeo cái quân hàm Binh Nhì, khi đi ra khỏi đơn vị, thường là tháo quân hàm Binh Nhì ra đút vào túi áo! Thực ra, chúng tôi không hề “xấu hổ” khi đeo quân hàm Binh Nhì vì được biết rằng, việc chúng tôi đeo quân hàm Binh Nhì chỉ là tạm thời, sau đó sẽ gọi đi học Kỹ thuật Quân sự ở nước ngoài, chính vì thế mới tới trường Đại học để tuyển quân, và chúng tôi là đợt tuyển quân đầu tiên của chủ trương này. Vì thế khi nghe các cô gái đọc câu ca rất phổ biến lúc đó “Ai ơi, chớ lấy Binh Nhì / Năm đồng một tháng lấy gì nuôi con?”, chúng tôi không thấy “Tự ái” mà lại thấy thích vì đã được đi vào ca dao của dân gian, do tính chất truyền khẩu của thể loại văn học dân gian này mà muôn đời sau ai cũng phải nhớ đến những người lính Binh Nhì chúng tôi!
Sau một tháng huấn luyện tân binh, đám lính sinh viên - Binh Nhì chúng được được chia ra thành từng tốp năm, ba người rồi điều tới tất cả các Đại đội Ra-đa của Binh chủng Ra-đa trên phạm vi toàn quốc! Nghĩ đến câu “Chia để trị” trong một bài học lịch sử, tôi cứ nghĩ không biết người ta có áp dụng “chính sách” đó với chúng tôi không? Tôi được điều về Đại đội 41, thuộc Trung đoàn 291. Đó là những con số đầu tiên ràng buộc lên “Định mệnh” của tôi!...
Đối với người lính Binh Nhì, Tiểu đội Trưởng là “Thủ trưởng trực tiếp”, tức người ra lệnh trực tiếp hàng ngày, trên là Trung đội Trưởng, trên nữa là Đại đội Trưởng v.v… nếu cần cũng có thể ra lệnh trực tiếp. Nhưng theo như qui định phổ biến thì lệnh thường được phát ra từ người trên một cấp, tức Trung đoàn ra lệnh cho Đại đội, Đại đội ra lênh cho Trung đội, Trung đội ra lệnh cho Tiểu đội và cuối cùng là Tiểu đội ra lệnh cho… đội viên - tức người lính Binh Nhì. Nhân đây cũng nói thêm về một cấp bậc quân hàm cũng được gọi là lính nữa là quân hàm Binh Nhất. Sau 6 tháng, Binh Nhì sẽ được lên Binh Nhất, tức Năm đồng lên thành sáu đồng, một sao thành hai sao. Trên Binh Nhất gọi là Hạ sĩ quan, tức quan cấp dưới, quan nhỏ nhất trong hàng quan, gồm có ba cấp bậc quân hàm là Hạ sĩ, Trung sĩ và Thượng sĩ. Chức vụ Tiểu Đội trưởng của chúng tôi thường là Trung sĩ hoặc Thượng sĩ, còn Hạ Sĩ thường là Tiểu đội phó!
*
Tiểu đội Trưởng đầu tiên của tôi là Trung sĩ Mai, nhập ngũ năm 1965, tức trước tôi một năm. Trung sĩ Mai có tướng mạo nông dân một cục: khuôn mặt to, mũi cung to, còn gọi là mũi sư tử, mắt hơi híp và luôn cười tít mắt. Trung sĩ Mai đang học dở lớp 9 thì nhập ngũ, dân “Cầu Tõm” chính hiệu (tức quê ở Hà Nam - đồng hương với nhà thơ trào phúng họ Tú). Vì không phải là người “thân cận” với Trung đội trưởng nên Trung sĩ Mai sống khá thoải mái tới mức phóng túng. Và đặc biệt rất thích “Bay thấp” - từ để chỉ chuyện đi “tán gái” ở nơi đóng quân! Mỗi khi Tiểu đội khác trực ban chiến đấu (tức mở máy phát sóng Ra-đa…), thì Trung sĩ Mai lại đi vòng quanh “doanh trại” (thực ra chỉ là một cái lều bạt, dựng lên trên mặt đê bốn bề lộng gió) một hồi rồi đứng giữa sân hô to: “Tiểu đội một hàng ngang tập hợp!”. Sau đó, Trung sĩ Mai ra lệnh cho Tiểu đội phó phụ trách Tiểu đội huấn luyện chuyên môn tại trại và riêng tôi thì đi theo làm nhiệm vụ “đặc biệt”! Lần đầu tiên, tôi tưởng là “Nhiệm vụ đặc biệt” thật nên thích lắm, đi được vài bước đã hỏi: “Nhiệm vụ đặc biệt gì vậy?” Trung sĩ Mai cười tít mắt: “Nói thế để “ngụy trang” mà thôi! Thực ra là chúng ta được đi chơi!”. Tôi ngạc nhiên hết sức: “Sao lại đi chơi trong lúc…” - tôi chưa kịp nói hết câu thì biết mình “nói hớ” và chỉ còn thắc mắc là tại sao Trung sĩ Mai lại chọn tôi? Như là “đi guốc trong bụng” tôi, Trung sĩ Mai nói: “Lệnh mật của Trung đội và Đại đội là phải “cải tạo” đám “Lính sinh viên” các cậu thật mạnh tay, tức bắt lao động chân tay thật nhiều và quản thúc thật chặt! Nhưng tớ lại nghĩ khác, các cậu là “nhân tài đất nước” nên cần phải biết cách “chăm sóc tài năng” chứ không nên đì, hành hạ cho bõ ghét như thế!...”. Nghe Trung sĩ Mai nói, tôi mới dần vỡ lẽ ra tại sao những nhiệm vụ quan trọng chúng tôi không được “chạm tay” vào, tại sao việc “phát triển Đảng” lại không nhắm vào chúng tôi và tại sao lại gọi đám “lính Sinh viên” chúng tôi là “học sinh tiểu tư sản” để phân biệt với những người lính Nông dân ra đi từ đồng ruộng và trình độ văn hóa thường rất thấp, phổ biến là cấp hai Trung học Phổ thông… Lúc đó, một phần do tôi còn quá ấu trĩ chính trị, phần khác bản tính lại rất vô tư, rất ham vui nên không suy nghĩ nhiều về chuyện “phân biệt giai cấp” này! Vì thế, tôi chỉ hỏi Trung sĩ Mai câu cuối cùng: “Nhưng tại sao Tiểu Đội trưởng lại chọn tôi?”. Trung sĩ Mai nói ngay: “Vì tớ cảm thấy thích cậu, thế thôi! Đi với tớ, cậu sẽ khôn lên rất nhiều và chủ yếu là được ăn “bánh bao”, ăn “đào Tiên” thoải mái! Tớ tài cán thì không có gì đặc biệt, trình độ văn hóa lại mới lớp 8 trường Huyện, nhưng có “năng khiếu” tán gái nhất làng, nhất Huyện luôn! Cậu chỉ việc quan sát cho thật kỹ rồi linh hoạt làm theo, không chừng còn vượt xa sư phụ!”…
Phần “Lý thuyết” của Trung sĩ Mai vừa kết thúc thì chúng tôi đã tới xóm làng, cách con đê nơi chúng tôi đóng “Đại bản doanh” hơn nửa cây số, lúc đó mới hơn ba gờ chiều, lối ngõ vắng teo, gió hiu hiu thổi... Trung sĩ Mai đang lẩm nhẩm “Rẽ phải, rẽ trái hay đi thẳng” thì có hai thôn nữ đột ngột xuất hiện như Tiên nữ giáng trần, chỉ cách chúng tôi khoảng năm mét! Mai như là không có cảm giác “bất ngờ” giống tôi mà như viên đạn đã lên nòng chỉ việc phóng đi tới sát hai cô gái, sát tới mức mà đã đụng vào hai cô gái! Tôi không kịp nhìn hai bàn tay của Mai đã “thao tác” như thế nào mà đã thấy hai người líu ríu rồi cười rúc rích, rồi cùng biến mất sau hàng cây dâm bụt chỉ có hai bông màu đỏ đang đung đưa!... Tôi chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì cô thôn nữ thứ hai tiến sát lại tôi, vừa cười vừa nói: “Anh là Tân binh à? Số lính sinh viên tháng trước còn tập đi một, hai ở đây rất đông, đúng không?”. Tôi gật đầu mà không biết nói gì vì đang mải nhìn cái mồm cô ta thật là có duyên, cặp môi mọng đỏ tự nhiên, ươn ướt và lấp lánh khi ánh mặt trời chiếu vào! Tôi vừa chuyển cái nhìn xuống bộ ngực căng tròn, cái nút áo ngực bằng khuy bấm đã bị bật ra, khiến cho hai quả đào tiên lấp ló thật kỳ ảo!... Cô gái lại vừa cười vừa nói: “Anh là đệ tử của Trung sĩ Mai sao mà nhát thế? Hai quả đào tiên này em mời anh đó, không nhanh tay là hỏng ăn đó!”. Nghe đến đó thì tôi mới giật mình và hình dung ra phần nào bộ dạng “Thắng Ngố” của mình lúc đó, và lập tức, cô gái đứng thẳng người, hô lên bằng một giọng mạnh mẽ, có sức thôi thúc, cuốn hút kỳ lạ: “Nghiêm!... Binh Nhì Thạch nghe lệnh: tiến thẳng tới mục tiêu là hai quả đào tiên mà tây Vương Mẫu đã ban tặng!”. Như là quán tính của người lính sau khi nghe lệnh là thực hiện lệnh ngay, tôi tiến lại cầm lấy tay cô gái mà nói: “Đào Tiên đã bén tay phàm / Thì ăn cho biết Thiên đàng ở đâu!”. Cô gái thấy vậy thì cười khanh khách rồi kéo đầu tôi một cái khiến cả khuôn mặt của tôi bị ép chặt bởi hai quả “đào Tiên”!...
Hai ngày liền sau đó, Trung sĩ Mai lại dẫn tôi đi “dự tiệc Bàn đào” và tôi không còn phải ngỡ ngàng như lạc vào động Tiên nữa bởi “Con ong đã tỏ đường đi lối về”!... Nhưng đến ngày thú tư thì trung sĩ Mai nói: “Hôm nay không đi tiệc Bàn đào mà đi “ăn bánh bao”! Nhưng phải chú ý kẻo nghẹn!...”.
*
Kế hoạch “ăn bánh bao” chuẩn bị đến giờ G thì Trung sĩ Mai tìm tôi nói: “Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, nhưng không ngờ cuộc vui này lại tàn sớm thế!”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Thế là sao?”. Trung sĩ Mai nói giọng nửa buồn nửa vui: “Cái duyên hội ngộ của anh em ta đã hết! Tớ vừa được Đại đội báo là ngày mai phải lên Trung đoàn bộ nhận lệnh ngay! Có lẽ là đi thành lập thêm một Đại đội mới, như thế tất được thăng chức, Trung đội trưởng chẳng hạn!”. “Chúc mừng anh!... - tôi nói thành tâm - Nếu tốt số, anh có thể lên tới Đại đội trưởng!”. Mai cười lớn: “Đại đội trưởng thôi sao? Rồi cậu xem, tớ sẽ lên tới Đại tá! Thiếu tướng thì tớ không thích vì ít sao quá, Đại tá có những bốn sao, hai gạch, chật cứng cả cổ, ấm cổ suốt đời!” (Quả nhiên, hai mươi năm sau, ngẫu nhiên gặp lại Tiểu đội Trưởng Mai ngày nào ở Sài Gòn, Mai đang đeo quân hàm Đại tá, nhưng không ở Bộ đội Ra-đa mà ở một Tỉnh đội). Sau đó tôi có nghe nói Trung sĩ Mai được điều về một đơn vị mới đang đóng quân ở tuốt “trên miền Tây Bắc”, làm Trung đội Trưởng chỉ ba tháng thì đã lên chức Đại đội phó, rồi Đại đội trưởng!...
Khi Trung sĩ Mai đi khỏi, Tiểu đội Phó lúc đó cũng tên là Phó, cho nên như là số mệnh, không được lên thay chức Tiểu đội Trưởng vừa khuyết mà người Tiểu đội Trưởng từ nơi khác điều về, là Trung sĩ Khang. Trung sĩ Khang nhập ngũ còn trước Trung sĩ Mai một năm, đã thành “Trung sĩ i-nốc”. Trung sĩ Khang người xứ Nghệ, ở huyện Thanh Chương, là con một ông Tướng nào đó, nhưng lười chuyện học hành mà lại chăm chuyện “chơi bời” cho nên đang học ở trường sĩ quan thì bỏ dở, chuyển qua lại rất nhiều đơn vị và làm “Tiểu đội Trưởng chuyên nghiệp”! Tôi thấy lạ bèn hỏi: “Tại sao anh không lên Trung đội, Đại đội, rồi Trung đoàn mà cứ giữ mãi cái chức Tiểu đội trưởng như vậy?”. Trung sĩ Khang cười nói: “Làm cho đến Tướng thì cũng làm gì có quân, tức tướng “Không quân”! Người nắm quân lính trong bàn tay chính là Tiểu đội đội trưởng chứ không phải ai khác! Vì thế, tớ chỉ thích làm Tiểu đội trưởng để có chục anh lính tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên mà sai khiến, thế là đủ! Đừng có tham chỉ huy cả Trung đoàn, Sư đoàn rồi Binh đoàn gì đó, thực ra đó không phải là lính của anh!”.
Tiểu đội tôi lúc đó có mười người, cộng với Tiểu đội Trưởng Khang và Tiểu đội Phó là đúng mười hai con giáp. Buổi nhận chức đầu tiên, Khang kéo tất cả tiểu đội ra tận Như Quỳnh, vào một cái quán phở gọi chủ quán ra nói nhỏ gì đó rồi tuyên bố: “Từ hôm nay, chúng ta, 12 con Giáp nguyện sống với nhau như huynh đệ nhưng là một người lính trung thành! Bắt đầu từ Sửu (tức Tiểu đội Phó cho đến Hợi (tức tôi, mỗi người sẽ mang tên một con Giáp), mỗi người hãy đọc một lượt Lời thề thứ hai rồi uống cạn ly rượu thề này!”. Xong, nhà quán bưng ra đầy nhóc bàn ăn được ghép lại từ hai bàn, có cả gà luộc, gà rán, thịt bò xào v.v… có nằm mơ những anh lính binh nhì chúng tôi cũng không dám nghĩ tới! Mọi người ăn uống rào rào, riêng tôi vẫn theo thói quen là trong tất cả các bữa tiệc, phải ăn rất chậm để quan sát mọi người, bởi lúc được ăn uống no say, con người ta bộc lộ rõ nhất bản tính của mình! Tôi nghĩ chắc là Khang muốn nhân bữa ăn này để thu phục nhân tâm và nắm vững binh tình? Quả nhiên, Khang đang nói to, nói nhiều nhưng thực ra là đang “nghiên cứu” đám lính binh nhì của mình! Khi ánh mắt Khang đụng cái nhìn “a-ma-tơ” của tôi, Khang dơ ngón tay làm bộ chỉ trỏ vào tôi rồi cụng ly cạn chén với tôi! Uống xong, Khang mới vỗ vai tôi, nói: “Tớ thích cậu nhất đấy, tớ sẽ chọn cậu làm đệ tử chân truyền!”. Khang nói vậy có nghĩa là từ sau hôm đó, Khang đi đâu, làm gì cũng có tôi bên cạnh! Tôi thầm nghĩ, đúng là cái số mình có sao Tả Phù, Hữu Bật luôn chiếu sáng!...
*
Nếu như Tiểu đội Trưởng Mai thể hiện rất rõ phong cách Thuần Nông thì Tiểu đội Trưởng Khang là rất rõ phong cách Đế Vương! Thực ra cả hai phong cách này chỉ khác nhau ở “cái vỏ ngôn ngữ” tức khẩu khí lúc ăn nói, còn cái đích mà nó muốn hướng tới và cung cách thực hiện thì không khác gì nhau. Tức lúc ăn nhậu và lúc “hưởng lạc thú” thì cả hai đều giống nhau. Tuy nhiên, “Phong cách Đế Vương” của Tiểu đội Trưởng Khang có vẻ hoa mỹ và được mọi người “nể mặt” hơn!
Các “thủ pháp” tán gái của Trung sĩ Khang cũng không khác gì của Trung sĩ Mai, tuy có khác đôi chút về “phong cách”. Nếu như Trung sĩ Mai chủ yếu là làm cho đối phương “tâm phục khẩu phục” rồi khiến đối phương “đồng thuận, tình nguyện” vào cuộc truy hoan, thì Trung sĩ Khang như là ép buộc đối phương phải tuân theo! Mỗi lần nhớ đến Trung sĩ Mai, tôi lại nói với Trung sĩ Khang: “Đôi bên phải cùng chí hướng thì mới cộng hưởng được chứ. Khoái cảm là kết quả của sự cộng hưởng!”. Trung sĩ Khang cười nói: “Không sai, nhưng đó chỉ là một cách chứ không phải tất cả! Rồi cậu sẽ được biết có tới ngàn lẻ một cách sướng, chẳng cách nào giống cách nào!”. Và quả nhiên sau đó, Trung sĩ Khang đã cho tôi được “mục sở thị” những quái chiêu của mình. Lúc này, Khang mới giải thích rõ ràng: “Cậu có biết tại sao cậu lại được chọn đi với tớ không phải với tư cách thằng hầu, thằng lính sai vặt mà là với tư cách bạn chơi, với tư cách khán giả. Cậu thử nghĩ xem ai lại chơi cờ một mình, hoặc người nghệ sĩ khi trình diễn thì phải có khán giả chứ!”. Tôi lại hỏi lại câu hỏi đã hỏi nhiều lần: “Nhưng tại sao anh lại chọn tôi? Tôi không khỏe mạnh, nhanh nhẹn để có thể làm vệ sĩ cho anh, lại cũng không đa mưu túc kế để có thể làm quân sư cho anh?”. Trung sĩ Khang cười như vớ được vàng: “Chính câu hỏi đó khiến tôi nghĩ đã không lầm khi chọn cậu. Cái típ người khiêm tốn, giản dị như cậu khi gặp tình huống nguy cấp mới phát lộ năng lực mạnh mẽ, sẽ rất được việc chứ không bỏ chạy trước tiên như những kẻ thường ba hoa, khoác lác quen đánh võ mồm!”. Ba ngày sau thì lời nhận xét đó của Trung sĩ Khang đã được thể hiện khá rõ.
Hôm đó, đúng vào ngày 22-12, tức ngày đại lễ của quân đội nói chung. Cả đại đội được lệnh vui chơi cả ngày, bữa ăn trưa sẽ là đại tiệc, các Trung đội sẽ đến nhà bếp Đại đội nhận đồ ăn về liên hoan. Buổi sáng, tại sân Chỉ huy sở Đại đội, có tổ chức đấu cờ Tướng và vài trò chơi lặt vặt như ném vòng vào cổ chai, thả bóng bàn vào chậu v.v… Mọi người đều tham gia vui vẻ. Trung sĩ Khang kéo tôi vào làng, nói: “Đó là những trò giải trí tầm thường, tớ sẽ dẫn cậu đến một chỗ rất vui!”. Tôi băn khoăn nói: “Chúng ta đi “đánh lẻ” thế này lỡ bị phát hiện thì sao?”. Khang cười nói: “Sao hôm nay cậu nhát thế? Đã bảo là cả Trung đội và Đại đội đều không dám làm gì tớ đâu! Hôm nay tớ tiết lộ cho cậu biết bí mật này nhé: Đại đội trưởng vốn là lính cũ của ông bố tớ từ thời chống Pháp, gửi tớ xuống đây nhờ chăm sóc đấy!”. Thì ra điều tôi phỏng đoán là đúng!...
Chúng tôi vào một căn nhà ở cuối làng. Căn nhà nhỏ nhưng khá sạch đẹp, xung quanh là vườn cam quýt trĩu quả. Cái cổng bằng tre chỉ khép hờ, Trung sĩ Khang mở cổng bước vào như đã quen thuộc nơi này. Chúng tôi vừa đi được bốn năm bước thì có một cô gái quần áo xộc xệch từ trong nhà lao vút ra, vừa nhìn thấy chúng tôi thì nói nhanh, giọng hổn hển: “Cứu em với! Có hai thằng mất dạy nó định cưỡng hiếp mẹ con em!”. Trung sĩ Khang đỡ cô gái, còn tôi thì không hiểu sao lại thản nhiên đi tới trước cửa và nói lớn: “Toàn tiểu đội bao vây căn nhà chờ lệnh!... Hai thằng kia, từng thằng bước ra, hai tay vòng sau gáy! Tao đếm đến ba! Một…” Tôi chưa kịp đếm đến hai thì hai thằng thanh niên vọt ra cửa, chạy về phía vườn cam bên trái rồi chui qua hàng rào biến mất. Tôi đuổi theo như quán tính thì thấy có quả lựu đạn rơi ra từ túi quần một thằng. Tôi lại gần nhìn kỹ thì thấy giống y như đồ chơi bằng nhựa của trẻ con. Tôi nhặt lên quay lại nhà thì thấy Trung sĩ Khang đang động viên vỗ về cô gái, còn ở trong buồng vẳng ra tiếng khóc tấm tức của người mẹ! Thì ra nhà này chỉ có hai mẹ con, người mẹ hơn ba mươi tuổi, cô con gái mới mười sáu tuổi… Theo như Khang nói lại sau đó thì hai thằng kia mang lựu đạn vào uy hiếp hai mẹ con, tuy sợ nhưng khi sắp bị làm nhục thì cả hai mẹ con cùng chống cự quyết liệt, cô gái khỏe mạnh nên vọt thoát ra ngoài, người mẹ bị hai thằng  giữ chặt, sắp “Hành động” thì chúng tôi tới!...
*
Chúng tôi trở về Trung đội thì vừa tới bữa ăn, mọi người đã ngồi quây quần ở gian đầu, được trải một tấm vải bạt lớn, thức ăn ngổn ngang ở giữa, có tới bốn năm món. Đây là chỗ Trung đội trưởng thường ngồi làm việc, có hai cửa thông ra ngoài, một để đi ra, một để đi vào, ở đầu hồi. Ngồi ở đây, Trung đội trưởng có thể nhìn bao quát cả trung đội của mình trong cái nhà bạt dài thòng này, và ai đi ra, đi vào đều qua sự giám sát của Trung đội trưởng.
Trung sĩ Khang nói: “No say đi cho quên chuyện buồn!” rồi nhào vào “chiến đấu” ngay!... Bữa tiệc được nửa “chặng đường”, tất cả đã “ngà ngà” thì có bốn thằng thanh niên bịt mặt như trong phim, bước vào nhà bạt của Trung đội. Hai thằng chặn ở hai cửa, hai thằng bước vào, đứng hai bên những người ngồi ăn trên tấm vải bạt trải dưới đất! Một thằng nói, giọng như quỷ sứ: “Tất cả ngồi im không nhúc nhích thì sẽ sống! Nếu chống cự, tao chỉ thả tay ra là quả lựu đạn sẽ nổ tan xác tất cả!”. Trung đội trưởng nói ngay, bình tĩnh như đóng phim: “Vậy chúng mày muốn gì? Muốn ăn thịt gà thì lấy đi!”. Thằng kia nói ngay: “Chúng tao muốn lấy bốn khẩu súng AK trên giá súng kia kìa!”. Trung đội trưởng lại nói: “Không được! Đó là vũ khí quân dụng, không thể đưa cho người thường sử dụng!”. Thằng kia lập tức quát to: “Không nhiều lời! Đưa bốn khẩu súng AK kia ra đây ngay (giá súng có hơn chục khẩu vừa CKC, vừa AK đặt ở quãng giữa nhà bạt, sát vách), hay là muốn tan xác!”. Vừa nói, thằng kia vừa tiến lại phía Trung đội trưởng, đặt tay có cầm quả lựu đạn lên đầu Trung đội trưởng. Mặt Trung đội trưởng thoáng biến sắc. Hầu như tất cả đều ngồi bất động nhìn Trung đội chờ lệnh phát ra từ Trung đội trưởng - người có chức vụ và quân hàm cao nhất ở đây lúc đó.
Và không phải đợi lâu, chỉ sau một phút, Trung đội trưởng nói: “Binh Nhì Thạch!... Tới giá súng lấy bốn khẩu AK giao cho họ!”. Tôi nhìn Trung đội trưởng lưỡng lự và nhìn Tiểu đội trưởng của mình là Trung sĩ Khang như muốn hỏi: “Có nghe theo lệnh này không?”, bởi theo nguyên tắc thì khi có mặt Tiểu đội trưởng, tất cả mọi mệnh lệnh từ trên truyền xuống người lính thì đều phải qua Tiểu đội trưởng! Trung sĩ Khang nhìn tôi rồi nhắm mắt lại, đó là ám hiệu bảo tôi tùy cơ ứng biến, tức tự mình ra lệnh cho mình! Thấy tôi lưỡng lự, chưa chấp hành ngay mệnh lệnh, thằng bịt mặt đang uy hiếp Trung đội trưởng nói: “Thằng kia, làm theo lệnh của trung đội trưởng của mày đi chứ!”. Lúc đó, tôi đang ngồi gần như đối diện với Trung đội trưởng, tức ngay sát thằng bịt mặt thứ hai. Lúc tôi nói “Rõ! Xin tuân lệnh” và vụt đứng lên, ngay sát thằng bịt mặt thứ hai thì bỗng ngửi thấy mùi gì quen quen? Khi tôi sắp tới giá súng thì chợt nhớ lại lúc nãy, khi ở nhà hai mẹ con người con gái bị cưỡng  bức, lúc đuổi theo một thằng làm rơi quả lựu đạn đồ chơi, tôi cũng thấy có mùi như vậy! Tôi khẳng định ngay cái mùi tôi vừa nhận ra chính là mùi của thẳng bịt mặt thứ hai và điều quan trọng hơn là: bọn này dùng lựu đạn giả! Tôi phác nhanh hành động: lại giá súng lấy khẩu AK rồi lên đạn dọa bắn, đuổi chúng ra ngoài! Nói là làm, khi tôi kéo “quy-lát” lên đạn “soạch, soạch” và nói ngắn gọn: “Cút ngay không tao bắn vỡ sọ!” thì cả bốn thằng cùng quẳng bốn quả lựu đạn xuống đất rồi ù té chạy! Tôi đuổi theo ra ngoài, bốn thằng đang chạy ríu vào nhau, chỉ cách tôi hai chục mét! Không cần nghĩ lâu, tôi nhằm vào tám cái chân và kéo cò, một tràng âm thanh ù tai vang lên, lập tức cả bốn thằng đổ rạp xuống đất!...
Tôi quay vào nhà bạt, thấy trung đội trưởng đang cầm hai quả lựu đạn giả xoay đi xoay lại, ngắm nghía rất kỹ! Còn Trung sỹ Khang thì cầm ly rượu tới đưa tôi và nói: “Khá lắm! Thế mới gọi là đệ tử thân tín của Trung sĩ Khang! Cậu mà nghe lệnh Trung đội có mà hố to! Nhớ nhé!...”. Tôi không nói gì, đầu óc như mây bay lãng đãng… Bỗng Trung sĩ Khang nói quát: “Binh Nhì Thạch! Đọc lại Lời thề thứ hai rồi uống cạn ly rượu!”. Tôi đứng nghiêm và đọc ngay Lời thề thứ hai rồi uống cạn ly rượu. Thực hiện hai mệnh lệnh một lúc quả là khó nhưng đó là mệnh lệnh dễ chịu nhất của đời lính Binh Nhì của tôi!...
Và đó cũng là mệnh lệnh cuối cùng của Tiểu đội Trưởng - Trung sĩ Khang ra lệnh cho tôi, bởi ngay ngày hôm sau tôi được điều đi đơn vị khác!...

Sài Gòn, 10-12-2009

Đỗ Ngọc Thạch

Mẹ Đốp

medop“Chiềng làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông / Con gái Phú Ông / Tên là Mầu Thị / Tư tình ngoại ý/ mãn nguyệt có thai / Già trẻ gái trai/ ra đình mà ăn khoán…”
– Đó là lời rao của Mẹ Đốp về vụ Thị Mầu hoang thai bị làng phạt vạ trong vở Chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Song, hầu như ngày nào, dân làng xã Đoài Trung cũng được nghe những lời đó, từ Mẹ Đốp. Song, đây không phải là nhân vật Mẹ Đốp trong vở Chèo mà là Mẹ Đốp hiện đang sống ở Làng Đoài Trung. Tại sao lại có sự trùng hợp về tên gọi và tại sao Mẹ Đốp ngày nay lại cứ đọc lại cái câu trong lời đi rao khắp Làng của nhân vật Mẹ Đốp trong vở Chèo? Những người mới đến Làng Đoài Trung thường hỏi bà Tỏi, chủ quán nước ở đầu Làng như vậy và được bà giải thích khá cặn kẽ như sau:
Mẹ Đốp là một cô gái xinh đẹp nhất nhì cái Làng Đoài Trung, tên thật là Đào, khi tuổi trẻ thích tham gia văn nghệ, đặc biệt là hát Chèo, nên đã được chọn vào đội Chèo của xã Đoài Trung. Đội Chèo của xã tuy không hoạt động chuyên nghiệp, tức chỉ khi có Hội diễn của Huyện, của Tỉnh hoặc ngày Lễ lớn, ngày Tết…đội mới tập họp mọi người lại, tập luyện dăm ba hôm rồi lên sân khấu. Tuy thế, lần nào có Hội diễn, Đội Chèo của Xã cũng đoạt huy chương không Vàng thì Bạc. Riêng cô Đào, là một trong những diễn viên xuất sắc của Đội Chèo, đặc biệt là khi cô sắm vai Mẹ Đốp. Một lần, cô Đào vào vai Mẹ Đốp thì “lọt mắt xanh” ông Lê Văn Xã, người sắm vai Xã Trưởng. Ông Lê Văn Xã hiện đang giữ chức Phó chủ tịch UBND Xã Đoài Trung, chuyên trách công tác văn hóa, thông tin, tuyên truyền, các vấn đề xã hội…gọi tắt là Phó Chủ tịch phụ trách Văn – Xã. Ông Lê Văn Xã đã có vợ con nhưng vẫn không chịu “yên bề gia thất” mà nổi tiếng trăng hoa, đa tình. Khi cô Đào đang vào vai Mẹ Đốp, ông Lê Văn Xã đang vào vai Xã Trưởng thì ông chợt phát hiện ra vẻ đẹp quyến rũ không thể cưỡng lại của Mẹ Đốp mà lâu nay mải vui thú đâu đâu, ông “có mắt mà như mù”! Thế là sau buổi diễn đó, ông Lê Văn Xã lập tức “gửi Mẹ Đốp nuôi giùm một đứa con”!...

Song, Mẹ Đốp (tức cô Đào), là người mắn đẻ, lại gặp hôm “mát giời” nên không chỉ “đẻ giùm” ông Xã Trưởng (tức ông Lê Văn Xã) một đứa con mà tới những ba đứa con! Nếu cứ đúng như Lệ Làng thì cô Đào sẽ bị Làng phạt vạ, như trong chính vở Chèo mà cô đã diễn nhiều lần, hoặc có thể nặng hơn, nhưng ông Lê Văn Xã đang là Phó Chủ tịch UBND Xã, lại sắp lên thay chức Chủ tịch UBND Xã do Chủ tịch đương nhiệm được thăng chức lên Phó Chủ tịch UBND Huyện, do đó, chuyện to thu lại thành nhỏ, chuyện nhỏ coi như không có! Tuy nhiên, Mẹ Đốp (tức cô Đào) là người “đau khổ” suốt đời : tuy không bị phạt vạ, nhưng ông Lê Văn Xã đã “nuốt lời”, không ly dị vợ để cưới cô như đã thề bồi rất tha thiết khi muốn “gửi con” nơi cô, nên cô phải sống trên “búa rìu dư luận” mà nuôi ba đứa “con hoang”! Việc cô Đào phải quần quật nuôi ba đứa “con hoang” khiến cho nhan sắc cô tàn phai, sức cô cạn kiệt… Và khi ba đứa con (đều là con trai) lên mười tuổi thì cô Đào trở nên người ngớ ngẩn, ngày nào cũng đi khắp Làng, vừa gõ cái mõ đã mòn bóng, vừa rao: Chiềng Làng chiềng chạ / Thượng Hạ, Tây Đông…
Sự đời, có những cái xảy ra ngoài sức tưởng tượng của con người và lúc đó, người ta không thể cắt nghĩa được, không thể giải thích được, nên đành gọi là chuyện lạ ! Cũng giống như trong Y học, có những căn bệnh mới xuất hiện mà những thứ thuốc hiện có không có tác dụng, thầy thuốc không biết tại sao lại như thế, đành bó tay và gọi đó là bệnh lạ ! Mẹ Đốp (tức cô Đào) sau hai tháng khùng khùng, điên điên, thỉnh thoảng lại đi khắp Làng gõ mõ hát rao “Chiềng Làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông…”, bỗng trở nên thay đổi khiến dân Làng ngỡ ngàng: Tiếng rao của Mẹ Đốp như là những chuỗi âm thanh huyền hoặc, kỳ ảo và có sức mê hoặc hồn người đến không thể cưỡng nổi! Khi nghe tiếng rao của Mẹ Đốp, người nghe đứng ngây ra, bất động và như hóa đá! Chính vì những người nghe đã bị mê hoặc đi như thế nên hầu như không có ai nhận ra rằng: Mẹ Đốp (tức cô Đào) đã không còn cái thân hình tiều tụy như lúc mới điên khùng nữa mà như vừa lột xác để trở lại như cô Đào của mười năm trước!...

Khi ba đứa con sinh ba của Cô Đào là nhận ra sự biến đổi kỳ lạ đó ở người mẹ của chúng, chúng bèn hỏi mẹ: “Mẹ ơi, cha của chúng con đâu?”. Người Mẹ nói: “Cha của các con là anh Mõ!”. Ba đứa trẻ không hiểu “Anh Mõ” nghĩa là gì, bèn đi hỏi bà Tỏi, chủ quán nước ở đầu Làng. Bà Tỏi nói: “Anh Mõ là chồng Mẹ Đốp, đúng là như vậy, nhưng đó là trong vở Chèo. Còn ở Làng ta, từ rất lâu đã bỏ cái chức danh Mõ rồi! Biết tìm anh Mõ ở đâu bây giờ?”. Ba đứa trẻ thấy Bà Tỏi mà không biết thì có lẽ chẳng ai biết cả, bèn thôi không đi hỏi nữa. Vả lại từ lúc chúng sinh ra đời, chúng có thấy người cha bao giờ đâu?

Tuy nhiên, câu chuyện không dừng lại ở đó. Ba đứa trẻ không đi tìm Anh Mõ, tức cha của chúng nữa nhưng một thời gian sau thì có người tự xưng là Anh Mõ đến gặp ba đứa trẻ và nói: “Ta chính là Anh Mõ, là cha của các con đây!” Ba đứa trẻ hỏi: “Ông nói ông là Anh Mõ, vậy lấy gì làm bằng chứng?”. Người kia liền lấy trong cái túi vải đeo lủng lẳng dưới nách ra một cái mõ bằng gỗ đã nhẵn bóng mà rằng: “Các con hãy coi đây! Đây chính là cái mõ ta vẫn dùng hàng ngày khi còn làm công việc của anh Mõ!”. Một đứa trẻ nói: “Vậy ông hãy vừa gõ mõ vừa đọc câu rao như mẹ tôi xem sao?”. Người kia liền gõ mõ “Cốc, cốc…” và đọc:
Chiềng làng chiềng chạ / Thượng hạ Tây Đông / Con gái Phú Ông / Tên là Mầu Thị / Tư tình ngoại ý/ mãn nguyệt có thai / Già trẻ gái trai/ ra đình mà ăn khoán!...
Ba đứa trẻ thấy người này đọc và gõ mõ đúng như mẹ nó vẫn làm thì có vẻ như muốn tin đó là Anh Mõ thật, liền cử một đứa đi tìm mẹ. Cô Đào, tức Mẹ Đốp, tức mẹ của ba đứa trẻ, lúc này đang nấu cơm ở nhà, nghe con nói như thế thì bảo: “Có vẻ như đúng đấy. Bố con lúc nhỏ là con của một thằng Mõ. Khi lớn lên thì Làng không còn cái chức danh Mõ nữa mà gọi là văn hóa-thông tin. Nhờ làm văn hóa – thông tin xã mà đã tán tỉnh được mẹ, khiến mẹ xiêu lòng. Nhưng ông ta nuốt lời, không cưới mẹ, để mẹ phải chịu cảnh chửa hoang, may mà không bị phạt vạ như nhân vật Thị Mầu. Nghe nói ông ta đã leo lên cái chức Trưởng phòng văn hóa-thông tin Huyện, rồi lên nữa tới Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin. Sao bây giờ lại tự nhận là Anh Mõ? Lại có chức danh Anh Mõ sao? Thế còn cái Sở Văn hóa-Thông tin thì sao?”. Đứa con sốt ruột, hỏi: “Vậy bây giờ chúng ta phải làm sao? Có cho ông ta vào nhà gặp mẹ không?”. Người mẹ liền nói: “Thôi được, cho ông ta vào, nhưng phải kiểm tra cái dấu hiệu này đã. Nếu đúng là ông ta, cái ông Xã trưởng đĩ tính ấy thì ở trên cái “thằng bé” rất dài của ông ta có tới hai cái nốt ruồi son! Có lẽ chính vì thế mà ông ta nổi tiếng “sát gái”!”.
Đứa con nghe nói vậy thì chạy ra ngoài cổng, nơi hai người anh em của nó và người kia đang đứng đợi. Nó nói với hai đứa anh em của nó phải kiểm tra như thế, như thế!...Sau khi hai đứa anh em của nó “kiểm tra” xong thì nói: “Không phải hai nốt ruồi mà có tới ba cái!”. Nghe hai người anh em nói vậy, đứa con lại chạy vào nói với người mẹ như thế, như thế! Người mẹ nghe nói vậy thì giật mình nghĩ bụng: “Mới có hai cái nốt ruồi mà đã “sát gái” như thế thì nay có tới ba cái tất sẽ rất kinh hoàng, ta làm sao mà chịu nổi? Nhưng nếu không cho ông ta nhận con thì ba đứa trẻ tội nghiệp kia sẽ suốt đời không cha hay sao?”. Người mẹ liền hỏi đứa con: “Mẹ hỏi câu này, con cứ nói thật. Con có thích cho cái ông kia nhận làm bố hay không?”. Đứa con nói ngay: “Mẹ thích thì con cũng thích, mẹ không thích thì sao con lại dám trái ý mẹ, con cũng không thích!”. Người mẹ cười quặn bụng hồi lâu rồi mới nói: “Mẹ có ý này, ra nói với hai anh em của con nữa, cùng thuận theo ý mẹ thì ta quyết ngay: Nếu ông ta đồng ý làm “Thái giám” thì sẽ cho làm bố, làm chồng, nếu không thì …“Tiễn khách”! Nhớ là không để ông ta cò cưa, năn nỉ nữa!”. Đứa con lại chạy ra nói với hai người anh em ý muốn của mẹ. Cả ba anh em đều tán đồng theo ý mẹ ngay mà không tranh cãi gì. Khi ba anh em nói với người đàn ông kia như thế, như thế thì ông ta nói ngay: “Dù bất cứ điều kiện như thế nào, tôi cũng đồng ý!”. Ba anh em liền dẫn người đàn ông kia vào nhà gặp mẹ. Khi hai người gặp lại nhau, người mẹ nói: “Nói là nói vậy, nhưng tôi vẫn chừa cho ông một con đường để mà hối cải! Cái án “hoạn quan” cứ treo đó, nếu như ông thật lòng thành tâm hối cải thì có thể cho qua!”. Người kia nghe nói vậy thì lạy tạ ơn rối rít và hứa sẽ hết lòng với bốn mẹ con. Người mẹ lại nói: “Danh có chính thì ngôn mới thuận. Dù thế nào, ông cũng phải làm cái lễ cưới hỏi đàng hoàng chứ không thể khơi khơi đến nhà người ta rồi ngồi chễm chệ trên ghế ông chồng, ông bố được!”. Người kia nói: “Tôi đã bị cái án kỷ luật mất sạch chức tước, tài sản cũng bị bà vợ già lấy hết, không cho một đồng chinh cắc bạc thì làm sao…”. Người mẹ nói ngay: “Ông không phải lo chuyện tiền bạc mà chỉ lo làm tốt các thủ tục, nghi thức cho vẹn toàn! Coi như tôi cho ông thiếu nợ!...”.
Ở những người tốt, có lòng vị tha thì dễ mủi lòng mà tha thứ, cho dù tội lỗi kia có trầm trọng tới đâu. Chính vì biết cô Đào, tức Mẹ Đốp là con người dễ mềm lòng nên ông Văn Xã, tức Xã Trưởng đã triệt để khai thác “điểm yếu” đó của cô Đào và được cô Đào tổ chức đám cưới đàng hoàng, thậm chí rất dềnh dang vì cả Làng ai cũng mến cô Đào, đến dự đám cưới cô và ông Văn Xã rất đông, có thể nói là vui như Hội. Mọi người còn yêu cầu cô dâu tức cô Đào và chú rể tức ông Văn Xã diễn lại trích đoạn Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng”, khiến cho cả Làng lại được một phen cười nghiêng ngả…

Thực ra, ông Văn Xã bị án kỷ luật mà mất chức tước ở Sở Văn hóa-Thông tin, trở về xã làm nhiệm vụ “Thằng Mõ”, tức chuyên trách nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Nhà nước, là rất “đúng người, đúng việc” bởi ông Văn Xã không chỉ có tài diễn vai Chèo Xã Trưởng trong lớp Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng”, mà ông còn có tài làm ca dao, hò vè, thơ Bút Tre…khiến cho ai đọc “thơ ca” của ông cũng cười nôn ruột! Nói cho công bằng thì cái Tài của ông Văn Xã ở đây là tài nhại, tài bắt chước ca dao, hò vè dân gian, thơ Bút Tre…Song, làm được như thế cũng không phải dễ dàng gì, ai không tin thì cứ thử mà xem, sẽ tắc tị ngay mà thôi!...

Sau đám cưới, ông Văn Xã có vẻ như “tu chí làm ăn”, một lòng với vợ con, nên Ông Trời thương tình cho cô Đào đẻ được ba đứa con nữa, cũng lại sinh ba! Giờ thì cô Đào không phải một mình nuôi con hoang nữa mà ông Văn Xã đã thể hiện là một người cha tốt! Đi đâu, gặp ai, ông Văn Xã cũng nói: “Làm một người cha tốt quả là không hề dễ dàng, song làm được một người cha tốt thì thật là hạnh phúc, thật mãn nguyện!”

Bây giờ, ai đến Làng Đoài Trung, vào ngày thường, sẽ được tận mắt mục kích “Thằng Mõ” hành nghề thực sự, đâu ra đó, chứ không chỉ là “chuyện ngày xưa”. Nhiệm vụ “Thằng Mõ” này thường là do ông Văn Xã thực hiện, thi thoảng ông Văn Xã đau yếu, bệnh tật thì do Mẹ Đốp, tức cô Đào, thực hiện. Còn nếu đến Làng Đoài Trung vào những dịp có Lễ Hội, sẽ được xem diễn trích đoạn Chèo “Mẹ Đốp, Xã Trưởng” do cô Đào và ông Văn Xã trình diễn. Trình độ nghệ thuật của hai nghệ sĩ dân gian này đã đạt tới mức không thể bình luận mà chỉ có một cách là bị cuốn hút vào “Mê Hồn Trận Cười” để rồi vỗ tay tới mỏi tay thì thôi!...
Một lần, cô Đào đang “thay chồng làm việc quan” như trong vai trò “Mẹ Đốp”, thì thấy hai đứa học trò, áng chừng lớp mười một, mười hai rồi, cứ lẽ đẽo “bám đuôi”. Cô Đào nghĩ, chẳng lẽ lại có kiểu “người hâm mộ” như thế sao? Cô Đào bèn quay lại, tóm hai “cái đuôi” hỏi cho ra nhẽ! Thì ra đó là hai học sinh lớp 12 của Trường Huyện, sẽ vào vai Mẹ Đốp và Xã Trưởng trong trích đoạn Chèo này, muốn đến gặp đích danh “Mẹ Đốp” để nhờ làm “Đạo diễn”, vì đợt Hội diễn Văn nghệ sắp tới sẽ có tất cả các trường Trung học Phổ thông của Tỉnh tham gia, và nghe nói đã có tới gần chục trường chọn trích đoạn “Mẹ Đốp, Xã Trưởng” làm bài thi! Cô Đào nghe nói xong thì ôm chầm lấy hai đứa học trò khiến hai đứa như ngạt thở!...Khi đã bình tâm trở lại, cô Đào nói: “Đó là ta đã truyền công lực cho hai em rồi đó! Giờ thì theo ta đi tuyên truyền phòng chống dịch cúm H5N1! Nếu như bà con ai cũng hiểu được bệnh cúm H5N1 là gì và phòng chống như thế nào thì coi như hai em đã thành công!”. Hai đứa học trò liền Bái sư và cùng với cô Đào, tức “Mẹ Đốp” đi khắp Làng!...

Kết quả đợt Hội diễn văn nghệ là hai đệ tử của cô Đào đã đoạt Huy chương Vàng. Lúc hai đệ tử nhận giải thưởng, cô Đào tới chúc mừng và nói: “Hãy nhớ là chỉ làm Mẹ Đốp trên sân khấu thôi nghe! Không được lẫn lộn giữa sân khấu và cuộc đời!”. Nhưng cả hai đệ tử lúc đó đâu có nghe rõ những lời dặn dò, cho nên chỉ sau nửa năm, đệ tử gái vào vai Mẹ Đốp đến gặp Sư phụ với những giọt nước mắt lã chã: “Sư phụ!...Thằng Xã Trưởng nó gửi con cái Thai này rồi biến đâu mất rồi!”. Cô Đào biết nói sao với đệ tử bây giờ bởi cô đang là cô gái của hai mươi năm trước!...
Sài Gòn, tháng 1-2010.
Đỗ Ngọc Thạch
Nguồn: vannghechunhat.net 

Cây có quả giống người phụ nữ Naree ( Thái Lan ) 
. Loại cây này có tên Petchaboon, được người dân trong vùng gọi là cây Naree (phụ nữ).

nguồn: Internet

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Văn Cao... - Đ.N.T

VĂN CAO - DÒNG SUỐI MƠ KHÔNG VƠI CẠN …


ĐỖ NGỌC THẠCH


Với Thi nhân, nỗi ám ảnh thời gian là điều hệ trọng. Hàn Mặc Tử đã từng viết những câu thơ nặng trĩu : “Van lạy không gian xóa những ngày”. Xuân Diệu đã viết những câu thơ hốt hoảng : “Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai – Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn”…Với Văn Cao, khi tuổi đã cao, sức đã yếu, ngẫm lại sự đời với tâm trạng :
              “Kỷ niệm trong tôi
    Rơi
           Như tiếng sỏi
                 Trong lòng giếng cạn”

Vậy mà cảm hứng thi ca vẫn còn xanh nguyên :

              “Riêng những câu thơ
                                          Còn xanh
              Riêng những câu hát
                                          Còn xanh
              Và đôi mắt em
                                   Như hai giếng nước”.

                                      (Thời gian – 1987)

Cho đến hôm nay, đọc lại thơ Văn Cao, ta càng cảm nhận một cách sâu xa điều đó. Và trong ta lại ngân lên những lời ca đầy chất thơ của nhạc phẩm đầu đời của Văn Cao :

             “Thiên Thai chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian
             Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn phai một lần”

                                                (Thiên Thai)

Văn Cao sáng tác Buồn tàn thu năm 1939, lúc mới có 16 tuổi, Thiên Thai (năm l940) , Trương Chi, Thu cô liêu, Bến xuân, Suối mơ (năm l941)…Thiên tài âm nhạc Văn Cao đã phát lộ vào tuổi đôi mươi mơ mộng. Và đến những bản hùng ca chứa đựng hào khí dân tộc trong những ngày đầu độc lập và toàn quốc kháng chiến : Bắc Sơn, Làng tôi, Ngày mùa, Trường ca Sông Lô…và đỉnh cao là Tiến quân ca, sau này trở thành Quốc ca. Những thành công lớn đó của Văn Cao trong âm nhạc đã nhanh chóng đưa Văn Cao đến đỉnh vinh quang và trong ý niệm của công chúng ông là một thiên tài âm nhạc. Điều đó phần nào đã che lấp đi một Văn Cao khác – Văn Cao thi sĩ và Văn Cao họa sĩ. Và cho đến nay, công chúng vẫn chỉ biết đến Văn Cao nhạc sĩ và Văn Cao họa sĩ, còn Văn Cao thi sĩ thì chỉ những người quen thân và trong làng văn biết rõ mà thôi !

Thực ra, Văn Cao đồng thời sáng tác cả nhạc, thơ và hội họa. Người đời còn ít biết đến thơ của Văn Cao vì nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là trong nhiều năm (có đến gần 30 năm, từ khoảng 1957 đến 1985), thơ Văn Cao không được xếp vào “dòng chảy chính thống” của thơ ca Việt Nam hiện đại. Phải chờ đến thời kỳ “đổi mới tư duy”, những giá trị lớn lao của thơ Văn Cao (cũng như nhạc Văn Cao) mới được “hợp pháp hóa” ! Riêng về chuyện này, có thể nói Văn Cao là một điển hình của một mẫu người nghệ thuật đa tài, đa năng và đa nạn. Nhưng chính qua sự “thử lửa” đó của cuộc đời, cốt cách thi nhân của Văn Cao đã trở thành vàng nguyên khối, bản lĩnh thi nhân của Văn Cao càng lớn, sức sống của thơ Văn Cao càng mạnh mẽ…

Nhiều người nghĩ rằng gần ba chục năm gặp “nạn”, Văn Cao đã thu mình, im lặng và thậm chí có không ít người cho rằng thiên tài Văn Cao đã chết. Song, không phải như vậy, mạch thơ, suối thơ của cảm hứng sáng tạo trong Văn Cao không bao giờ ngưng nghỉ và vơi cạn như chính Văn Cao đã khẳng định : “Cuộc đời và nghệ thuật của nhà thơ phải là những dòng sông lớn càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng” (Sổ ghi chép, 12-7-1957). Trong bài thơ Những bó hoa (ngày 17-3-1974), Văn Cao đã viết :

         “Những bó hoa mang tới
                                        Chúc tụng
        Thành công một con người
        Hằng ngày hằng ngày
        Xây thành cái mồ chôn
        Con người thành công ấy

        Người ta đôi khi bị giết
                                        Bằng những bó hoa.”

Chính vì vậy mà Văn Cao ít đăng thơ và có thể nói ông không muốn “bị giết” bởi những bó hoa chúc tụng như bao “thi sĩ” khác, lại rất khát khao chuyện đó !...Thơ của Văn Cao mới chỉ được công bố rất ít (Bài Ngoại ô mùa đông 46 trên báo Văn Nghệ số 2 năm 1948, trường ca Những người trên cửa biển – 1956, chùm thơ về Quy Nhơn -1985, và được tuyển chọn trong tập – NXB Tác phẩm mới, 1988, v.v…), nhưng cũng đủ để chúng ta thấy rõ một phong cách nghệ thuật độc đáo, một cốt cách thi nhân lớn, một dòng sông thơ chở nặng phù sa không hề ngưng nghỉ !...

*



Trở lên trên là bài viết của tôi về thơ Văn Cao qua tập thơ (bài viết vào năm 1993, nhân Văn Cao tròn 70 tuổi)- quả là tập thơ mỏng mảnh như lá cây!... Đến năm 2005, nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Văn Cao, Nhà xuất bản Đồng Nai in tập Thơ Văn Cao, cũng chỉ tập hợp 50 bài thơ ngắn và việc PR cho tập thơ này cũng không được chú ý, như việc xuất bản tập thơ trước đây? Đó là dấu hỏi lớn cần được các nhà nghiên cứu văn học tìm hiểu thấu đáo, bởi số lượng thơ của Văn Cao đã sáng tác không thể chỉ ít ỏi như vậy, bởi trong tập thơ này, ta thấy trong từng câu chữ đều chất chứa những “tịch nhiên vô thanh” (tiếng lặng lẽ không tiếng), những suy tư của một thiên tài không được giải tỏa!...Ta khó có thể lĩnh hội được ngay những câu thơ có sức nặng vô hình như thế này:
         “Con thuyền đi qua
         Để lại sóng
        Đoàn tàu đi qua
        Để lại tiếng
         Đoàn người đi qua
         Để lại bóng
         Tôi không đi qua tôi
        Để lại gì?

                (Không đề)

Hoặc:

                 “Có lúc
           Một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ
           Có lúc
           Ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
           Có lúc, nước mắt không chảy ra ngoài được”

                    (Có lúc) 

**
Cuộc đời Văn Cao đầy bi kịch, tuy nhiên nhạc của ông không hề bi lụy mà có lúc tươi sáng lạ thường. Ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên của Văn Cao viết ngay sau ngày giải phóng Miền Nam là một nhạc phẩm độc đáo có một không hai mà không nhạc sĩ nào sánh nổi:  “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về/ Người mẹ nhìn đàn con nay đã về/ Mùa xuân mơ ước đang đến đầu tiên/ Nước mắt trên vai anh giọt rơi ấm đôi vai anh niềm vui phút giây như đang long lanh”
Ca từ thật giản dị nhưng đầy chất thơ bởi nó chứa đựng ý tưởng lớn lao của thiên tài:
“Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên/ Ôi giờ phút chia tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm/ Từ đây người biết quê người/ Từ đây người biết thương người/ Từ đây người biết yêu người…”.

TP.HCM , 1993 – 2009
Đỗ Ngọc Thạch