Hình ảnh

Hình ảnh
Ảnh Đỗ Võ Cẩm Thạch

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

Kim Tự Tháp Ai Cập

Kim Tự Tháp Ai Cập

http://vaidia.net/uploads/tin-tuc/2011_06/kimtuthap-aicap.jpg

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự tháp cổ điển: một công trình đồ sộ với đế vuông, bốn mặt trơn hình tam giác hướng đến đỉnh. Còn người Aztec và người Maya lại xây những kim tự tháp của họ theo hình các bậc nối tiếp nhau có đỉnh dẹt.

Theo lời giải thích của Donald Redford – giáo sư chuyên nghiên cứu nền văn minh Địa Trung Hải cổ xưa tại bang Pennsylvania, có thể người Ai Cập cổ chọn kiểu dáng khác biệt cho những ngôi mộ pharaoh của họ vì họ tôn thờ thần mặt trời. Thần mặt trời của người Ai Cập được coi là đấng sinh thành các pharaoh. Thần đã tự tạo ra mình từ một ngọn đồi nhỏ có hình kim tự tháp trước khi tạo ra các vị thần khác. Hình dáng của kim tự tháp tượng trưng cho các tia sáng mặt trời.

Theo giáo sư Redford, “người Ai Cập bắt đầu xây dựng các kim tự tháp một thời gian ngắn sau năm 2700 trước công nguyên, thời kì hoàng kim của các kim tự tháp dành cho hoàng tộc kéo dài khoảng 1000 năm, đến năm 1700 trước công nguyên”. Kim tự tháp đầu tiên được hoàng đế Djoser triều đại Ai Cập thứ ba xây dựng. Kiến trúc sư của kim tự tháp đầu tiên là Imohtep. Ông đã xây dựng một kim tự tháp hình bậc thang bằng cách chồng sáu ngôi mộ hình chữ nhật của các đời vua trước đó. Lớn nhất và nổi tiếng nhất là các kim tự tháp tại thành phố Giza, trong đó bao gồm kim tự tháp Giza của pharaoh Khufu.
alt

Saqqara: Kim tự tháp đầu tiên (Ảnh: Google)

Nhiều thế kỉ nay, con người đã đưa ra rất nhiều giả thuyết về quá trình xây dựng các kim tự tháp. Một số cho rằng các kim tự tháp chắc chắn do các sinh vật ngoài trái đất xây dựng. Còn những người khác lại tin rằng người Ai Cập đã sở hữu một bí quyết đã bị thất truyền qua nhiều thế hệ.

Theo giáo sư Redford, mặc dù quá trình xây dựng các kim tự tháp rất phức tạp nhưng nó cũng không hoành tráng như đa số chúng ta vẫn nghĩ. Có khoảng 20.000 đến 30.000 nhân công được huy động để xây dựng kim tự tháp Giza trong vòng chưa đầy 23 năm. Nhưng hãy thử so sánh với Thánh đường Notre Dame tại Paris, người ta phải mất đến gần 200 năm để hoàn thiện thánh đường này.

Cũng theo giáo sư Redford, các pharaoh đều bắt đầu xây dựng các kim tự tháp dành cho mình ngay khi họ lên ngôi. Đầu tiên, pharaoh phải thành lập một ủy ban xây dựng kim tự tháp bao gồm một đốc công, một kỹ sư trưởng và một kiến trúc sư. Thường thường các kim tự tháp được đặt bên bờ tây sông Nile với quan niệm rằng linh hồn của các pharaoh sẽ hòa cùng với ánh mặt trời khi mặt trời lặn xuống trước khi tiếp tục chu trình bất diệt cùng vầng thái dương. Giáo sư Redford thêm rằng, hai yếu tố quyết định đến vị trí xây dựng kim tự tháp là các kim tự tháp phải hướng đến chân trời phía tây nơi mặt trời lặn, đồng thời phải gần thành phố trung tâm Memphis của Ai Cập cổ đại.

Phần trung tâm của các kim tự tháp thường được xây dựng từ đá vôi lấy trong vùng. Đá vôi có chất lượng tốt hơn được dùng để xây lớp ngoài của kim tự tháp khiến chúng có một màu trắng lấp lánh có thể nhìn được từ cách xa hàng dặm. Đá đặt trên đỉnh thường là đá granit, bazan hoặc bất kì loại đá cứng nào khác có thể mạ được vàng, bạc hoặc electrum – hợp kim vàng và bạc. Đặc biệt những viên đá đó phải phản chiếu tốt ánh sáng mặt trời.

Giáo sư Redford cho biết việc các nô lệ bị ép buộc tham gia vào công cuộc xây dựng các kim tự tháp như mọi người vẫn nghĩ là không hề đúng. “Quan niệm về nô lệ của nền văn minh Ai Cập cổ là một vấn đề rất phức tạp do bản thân những khía cạnh hợp pháp của sự phục tùng có giao kèo cũng như chế độ chiếm hữu nô lệ cũng phức tạp”. Những người nông dân nghèo đi xây dựng kim tự tháp sẽ được miễn thuế, họ được đưa đến các công trường xây dựng, nơi cung cấp thức ăn, chỗ ở và quần áo.
alt

Những kim tự tháp tại Giza (Ảnh: Google)

Phương pháp cắt và vận chuyển đá của người Ai Cập cổ đại hiện vẫn đang được nghiên cứu. Các học giả đã tìm được bằng chứng người Ai Cập cổ sử dụng những cái đục bằng đồng đỏ để khai thác sa thạch và đá vôi. Đối với những loại đá cứng hơn như granit hay diorit đòi hỏi phải có những dụng cụ mạnh hơn. Dolerit – một loại đá lửa màu đen rất cứng được người Aswa sử dụng để lấy đá granit.

Trong quá trình khai quật, các cối giã bằng dolerit đồ sộ được sử dụng để đập những mẩu đá bên ngoài khối granit cần lấy. Theo Redford, có khoảng 60 đến 70 người đàn ông làm nhiệm vụ đập đá. Ở phần đáy, họ sẽ chèn những miếng gỗ vào các khe bị cắt rồi đổ nước vào những khe này. Miếng gỗ chèn sẽ nở ra, tách đôi viên đá rồi sau đó chúng trượt xuống một con tàu đang đợi sẵn.

Một nhóm người hoặc một đàn bò sẽ kéo những tảng đá trên một đường trượt được bôi trơn bằng dầu đã chuẩn bị sẵn. Giáo sư Redford nói rằng hình ảnh trên ngôi mộ có niên đại từ thế kỉ 19 trước công nguyên tại miền trung Ai Cập đã mô tả “một bức tượng thạch cao tuyết hoa cao hơn 6m được 173 người đàn ông dùng bốn sợi dây thừng kéo, bức tượng đi đến đâu sẽ có một người đàn ông khác bôi trơn đường trượt đến đó.”

Khi các khối đá được vận chuyển đến công trường, những con dốc nhỏ được xây dựng để đưa đá lên kim tự tháp. Người ta dùng gạch làm từ bùn để tạo những con dốc đó rồi phủ vữa lên trên để làm cứng bề mặt. Redford chú thích: “Nếu họ liên tục nâng những con dốc từng chút một khi kéo đá lên thì họ sẽ đưa được những khối đá lên đúng vị trí khá dễ dàng”. Ông cũng cho biết, ít nhất thì một con dốc như thế hiện vẫn còn tồn tại.

Khi giải đáp những hoài nghi về chuyện tại sao những khối đá nặng như thế có thể được vận chuyển mà không cần máy móc, giáo sư Redford đã nói rằng: “Tôi thường cho những người còn hồ nghi xem một bức ảnh chụp 20 người làm của tôi tại một địa điểm khảo cổ đang kéo một khối đá granit nặng hai tấn rưỡi. Tôi biết điều đó là hoàn toàn có thể bởi chính tôi cũng tham gia kéo đá.”

Theo: www.hcmutrans.edu.vn

Những diều chưa biết về kim tự tháp Ai Cập   

 Những diều chưa biết về kim tự tháp Ai Cập Trong suốt thời kỳ tồn tại của Vương quốc cổ Ai Cập (Old Kingdom), các pharaoh đã thiết lập một chính quyền trung ương ổn định tại thung lũng sông Nile phì nhiêu. Có lẽ, chứng cứ rõ ràng nhất về quyền lực của họ là các kim tự tháp.
   Người Ai Cập cổ đại tin rằng khi qua đời, pharaoh trở thành Osiris, vua của người chết. Pharaoh mới trở thành Horus, vị thần của thiên đàng và người bảo vệ thần mặt trời. Chu kỳ này được tượng trưng bởi sự mọc và lặn của mặt trời. Người ta tin rằng một phần linh hồn của pharaoh quá cố, được gọi là ka, vẫn ở lại trong thi thể. Nếu xác đó không được chăm sóc đúng, pharaoh sẽ không thể thực hiện những nghĩa vụ mới của mình với tư cách là vua của người chết. Nếu điều này xảy ra, chu kỳ trên sẽ bị phá vỡ và thảm hoạ xảy đến với Ai Cập.
   Để ngăn chặn một thảm hoạ như vậy, mỗi pharaoh quá cố được ướp xác nhằm bảo quản thi thể. Mọi thứ mà pharaoh cần ở thế giới bên kia được cung cấp trong mộ - đồ đựng bằng đất sét, đá và vàng; đồ gỗ, lương thực và thậm chí là những bức tượng giống búp bê, đại diện cho đầy tớ và được gọi là ushabti. Thi thể của pharaoh tiếp tục nhận được thức ăn dưới dạng đồ tế lễ rất lâu sau khi qua đời.
   Nhằm che chở và bảo vệ phần linh hồn còn lại trong thi thể của pharaoh, người Ai Cập xây dựng những nầm mồ lớn, không phải lúc nào cũng là kim tự tháp. Trước khi có kim tự tháp, các ngôi mộ được đẽo vào đá, bên trên là những cấu trúc có mái bằng tên là nhà mồ (mastabas). Nhà mồ bị đất bao phủ theo thời gian. Do vậy, hình chóp của các nấm mộ sau đó có lẽ bắt nguồn từ những ụ đất cát này. Cũng có thể là các kim tự tháp Ai Cập được xây dựng theo hình dáng của một hòn đá nhọn, linh thiêng tên là benben. Benben tượng trưng cho các tia mặt trời. Tài liệu cổ xưa khẳng định các pharaoh lên thiên đàng thông qua tia nắng.
   Trái ngược với một số mô tả thông thường, những người xây dựng kim tự tháp không phải là nô lệ hoặc người nước ngoài. Các bộ xương được khai quật cho thấy họ là người Ai Cập sống tại những ngôi làng do cận thần của pharaoh lập nên và quản lý. Các ngôi làng đó có nơi làm bánh mỳ, xưởng làm bia, hàng thịt, kho thóc, nhà cửa, nghĩa địa và có lẽ là một số ngôi nhà kiểu bệnh viện. Có bằng chứng về việc người lao động còn sống sót sau khi chân tay bị cưa cụt hoặc đè nát. Những lò bánh mì được khai quật gần các kim tự tháp lớn có lẽ đã sản xuất hàng nghìn ổ bánh mỗi tuần.
   Một số người xây dựng kim tự tháp là nhân công lâu dài của pharaoh. Những người khác từ các ngôi làng địa phương phải đi phu trong một thời gian nhất định. Một số nhân công có lẽ là phụ nữ. Mặc dù giới khảo cổ chưa tìm thấy những mô tả về nhân công nữ song một số bộ xương cho thấy phụ nữ đã phải làm việc với những tảng đá nặng trong thời gian dài. Các bức bích hoạ cho thấy ít nhất cũng có một vài công nhân tự hào về công việc của họ. Họ gọi các đội lao động của mình là ""Những người bạn của Khufu"", ""Những kẻ tồn sùng Menkaure""... Các tên gọi đó thể hiện lòng trung thành của họ với pharaoh.
   Ước tính có 20.000-30.000 nhân công xây dựng các kim tự tháp tại Giza trong thời gian trên 80 năm. Đa phần công việc có lẽ được tiến hành khi sông Nile ở vào mùa lũ. Các khối đá vôi lớn có thể được vận chuyển bằng đường sông từ mỏ tới thẳng chân kim tự tháp. Sau đó, chúng được đánh bóng bằng tay và được đẩy theo những đường dốc tới vị trí đã định. Tuy nhiên, việc xây dựng kim tự tháp không chỉ đơn thuần là lao động chân tay. Để đạt được hình dạng chính xác của kim tự tháp, các kiến trúc sư phải rọi dây từ các góc ngoài tới đỉnh đã định nhằm chắc chắn các tảng đá được đặt đúng.
   Các nhà thiên văn đồng thời là thầy tu chọn địa điểm xây dựng và hướng kim tự tháp. Vì vậy, chúng sẽ nằm trên trục phù hợp những chòm sao linh thiêng. Từ công nhân xây dựng cho tới thầy tu, tất cả họ hẳn là đã nhận ra vai trò của mình trong việc tiếp nối chu kỳ sống - chết của các pharaoh, do đó làm rạng danh Ai Cập. Kim tự tháp đầu tiên là kim tự tháp có bậc, cao 66m của Zoser ở Sakkarah. Nó được xây dựng vào năm 2650 trước CN bởi kiến trúc sư Imhotep.
Kim Tự Tháp ẩn chứa lời tiên tri tận thế?
Sau hai trận động đất lớn tại Nhật và Chile, các nhà nghiên cứu tại NASA cho rằng các chấn động này đã làm dịch chuyển trục trái đất vài cm và rút ngắn thời gian của một ngày ít lại. Vậy điều này có thể ứng với những dự đoán của nhà tiên tri Edgar Cayce trước đây, khi ông cho rằng trong một ngày không xa trước năm 2010, trái đất sẽ đổi cực.
Trong các hồ sơ thôi miên lưu trữ tại Hội nghiên cứu Cayce, giải đáp câu hỏi “Sự thay đổi lớn nào xảy ra cho trái đất và nó bắt đầu khi nào, có phải vào năm 2000-2001?”. Nhà tiên tri người Mỹ đã nói, khi có sự dịch chuyển các cực của địa cầu, một chu kỳ của thời đại mới sẽ bắt đầu. Vậy thì thời gian nào sẽ xảy ra sự thay đổi này, khi mà theo lịch của người Maya một đại chu kỳ của họ cũng sẽ kết thúc vào ngày 21/12/2012?
alt
Ba ngôi sao Bắc cực trong quá khứ (Thuban), hiện tại (Polaris), và tương lai (Vega)
Các nhà thiên văn cho rằng sự thay đổi cực đã từng xảy ra trong quá khứ, và ngôi sao Bắc Cực thời cổ đại là một hành tinh khác – không thuộc chòm Tiểu Hùng. Làm thế nào sự thay đổi lại xảy ra? Nhiều nhà khoa học thiên văn hàng đầu nhận định, sự dịch chuyển trục xảy ra vào khoảng vài triệu hoặc hàng tỉ năm một lần và thời gian để hoàn tất sự thay đổi mất đến hàng triệu năm. Còn theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư, sự dao động này mất từ 24,000 đến 26,000 năm, tương ứng với một đời của Phạm Thiên (Brahma) trong một chu kỳ (yuga) của thuật chiêm tinh Ấn Độ.
Trả lời câu hỏi Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng với mục đích gì? Cayce nói, người Ai Cập cổ đại đã nhận thức được vấn đề đổi cực và các kim tự tháp Giza được xây dựng để chỉ ra trục trái đất hay sao Bắc Cực cho từng thời đại riêng lẽ. Ông giải thích, khi mở cánh cửa Kim tự tháp, nó sẽ chỏ đến ngôi sao lớn thứ hai của chòm Bắc Cực. “Ngôi sao lớn thứ hai” chắc chắn không phải là sao Polaris như chúng ta đã biết.
alt
Ba chòm sao "Bắc cực"
Và ngôi sao Bắc Cực là “trung tâm lực – nơi mà linh hồn bay đi sau khi hoàn thành sự tiến hóa của mình trong Thái dương hệ”. “Chòm Bắc Cực dần dần thay đổi, và khi sự thay đổi này dễ nhận ra – như sự tính toán có từ Kim Tự Tháp  – nơi đây sẽ có sự bắt đầu thể chổ các giống dân (không phải màu da), mà là làn sóng các linh hồn đã tiến hóa từ các lục địa cũ từng tồn tại trên trái đất này như Atlantean, Lemurian, La, Ur, hay Da.”
Sau đó ông giải thích Kim tự tháp được thiết kế theo sự sắp đặt này bởi Ra, Hermes và nhiều linh hồn cấp cao khác để mang lại cho con người sự hiểu biết tốt ơn về mối quan hệ chặt chẽ giữa các Đấng sáng tạo và chúng sinh, giữa con người với con người, và giữa con người với Thượng Đế.
alt
Một góc Kim tự tháp hướng về cực Bắc (Thuban) trong quá khứ
Bây giờ chúng ta xem lại các lối vào của Kim Tự Tháp để xác định cực bắc thay đổi như thế nào. Trong các sơ đồ trong bài viết, bạn sẽ thấy ba ngôi sao chính là Thuban, Polaris, và Vega. Vào thời văn minh Ai Cập, ngôi sao Thuban từng là sao Bắc Cực của trái đất…và trong bầu trời đêm ở Bắc Cực nó đã nằm trong chòm sao phương bắc. Dĩ nhiên hiện tại thì sao Bắc Cực chính là Polaris. Và trong tương lai tiếp theo sao Vega sẽ là sao Bắc Cực, nhưng để điều này xảy ra trái đất còn phải chuyển trục tới một khoảng cách khá xa.
alt
Một góc Kim tự tháp hướng về cực Bắc (Polaris) trong hiện tại
Sao Thuban thuộc chòm Draco, là ngôi sao tương đối khó nhìn thấy trên bầu trời đêm của bắc bán cầu, trong tiếng Ả Rập nó có nghĩa là con rắn.
Nếu vẽ một đường thằng từ lối vào Kim Tự Tháp vào ngày Xuân Phân (22-25/03) trong các năm 4000 TCN, 2000 SCN và 10000 SCN, nó sẽ chỉ trực tiếp đến các ngôi sao phương Bắc tương ứng là Thuban, Polaris, và Vega. Trong quá khứ xa xôi, chắc rằng Hermes, Ra đã tính toán trước điều này khi bỏ công xây dựng tòa lâu đài tráng lệ đó.
Như Cayce nói sao Bắc Cực chính là nơi đến đi của các linh hồn, thì có thể khi sao Vega trở thành sao Bắc Cực thì sẽ có sự tiến hóa thay đổi? Vega là một ngôi sao màu trắng ánh xanh, là ngôi sao sáng thứ năm trên bầu trời, thuộc chòm Thiên Cầm (Lyra). Tượng trưng cho cây đàn lia của nhạc sĩ Orpheus, người đã xuống âm ti tìm người vợ đã chết của mình nhưng không thể đưa bà trở lại trần gian.
alt
Một góc Kim tự tháp hướng về cực Bắc (Vega) trong tương lai
Không gian đủ để cực bắc địa cầu dịch chuyển từ sao Thuban sang sao Polaris là khoảng 26 độ – chỉ một sự thay đổi nhỏ. Tuy nhiên để đảo từ sao Polaris sang sao Vega là một sự chấn động lớn. Vậy thì có hai khả năng xảy ra, một là tiến trình này diễn ra trong thời gian rất dài, thứ hai là nó di chuyển đột ngột bằng  sự xung đột rất lớn, lớn đến nỗi mà theo Cayce tiên tri nhiều vùng đất sẽ biến mất.
Nhưng tương lai không hề ảm đạm, và như nhiều người đã biết, Cayce nói trong thời đại mới những quyền năng tiềm tàng trong thân thể và linh hồn chúng ta sẽ được khai mở như thời kỳ của Atlantis, Lemuria hoặc Mu xưa kia. Dĩ nhiên trong thời đại vật chất suy đồi hiện tại, các quyền năng này đã bị khóa chặt và chỉ có những bậc Đạo sư yoga giác ngộ mới đạt được phép thuật. Và khi chúng ta bước sang thời kỳ tâm linh mới sắp tới, nhân loại sẽ có chúng và nhu cầu vật chất không mấy cần thiết cho con người nữa.
Khi trả lời câu hỏi thời đại mới có ích gì cho nhân loại, Edgar Cayce nói sự nhận thức về các Đấng sáng tạo; biết rõ mối quan hệ giữa vật chất và Đấng sáng tạo; rằng giữa con người và vạn vật chúng sinh là duy nhất, lúc đó tình thương sẽ ngự trị trên loài người.
Theo http://www.edgarcayce.org

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

một số Tác phẩm của Michelangelo

http://static.ulike.net/img/04_Michelangelo.jpg

Một số tác phẩm của Michelangelo
http://img1.worldpoi.info/upload/pics/thumb/fs400x300px-6690661174c2af2e2cc239315930532.jpg

http://media.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/bantt/20080920/david-460-bt.jpg

Tượng David là một bức tượng do Michelangelo điêu khắc từ năm 1501 đến 1504, là một kiệt tác của điêu khắc thời Phục Hưng.

 
Toà án ngày Tận thế - 1541


Hay còn gọi là Toà án Khủng khiếp, bức tranh tường lớn nhất thời Phục Hưng này mô tả ngày Tận thế, các linh hồn đến trước Thiên Chúa để chờ phán xử. Những linh hồn thánh thiện sẽ được lên Thiên đường, tội lỗi sẽ 
bị đoạ xuống Địa ngục. Trong nguyên bản, khi vẽ bức này, hơn 200 nhân vật đều được Michelangelo vẽ khoả thân, chỉ ngoại trừ Chúa và Đức Mẹ. Trước sức ép của nhà thờ, các học trò của ông phải vẽ thêm phần trang phục.




Tác phẩm
Pietà
(Hình ảnh Đức Mẹ Maria ôm xác Chúa Giêsu) của Michelangelo (1475 – 1564) có rất nhiều phiên bản: Phiên-bản-lớn có khi lớn hơn tác phẩm gốc (2), phiên-bản-nhỏ có khi chỉ cao vài centimet, thể hiện bằng đủ các loại chất liệu, cho đến nay, khoảng một, hai triệu bản.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/1f/Michelangelo%27s_Pieta_5450_cropncleaned_edit.jpg/300px-Michelangelo%27s_Pieta_5450_cropncleaned_edit.jpg

Related art

  • Michelangelo Buonarroti: The Last Judgement
  • Michelangelo Buonarroti: The Last Judgement (detail 1)
  • Michelangelo Buonarroti: The Last Judgement (detail 2)
  • Michelangelo Buonarroti: The Creation of Adam
  • Michelangelo Buonarroti: The Creation of Eve
  • Michelangelo Buonarroti: The Expulsion from Paradise
Nguồn trích dẫn: Internet

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Tống biệt hành - Đỗ Võ Cẩm Thạch

Đỗ Võ Cẩm Thạch

http://www.uyenly.com/wp-content/uploads/2011/08/081811_1819_NGILHNHC1-300x160.jpg

TỐNG BIỆT HÀNH

tôi tiễn đưa tôi ngậm ngùi
hình thời mờ bụi bóng thời gió lay
run run tay nắm tay gày
hình đi, bóng ở, bóng lay tiễn hình !
hành trang vào cuộc hành trình
túi da căng chật xương hình lô nhô
rút ra một ống xương khô
thổi bài tống biệt lô xô mặt ghềnh !
giật mình, mình tiễn đưa mình
không sao dứt được bóng hình với nhau
đưa thêm chặng nữa, chặng sau
đưa chân mà hóa cùng nhau song hành !
dứt ra chẳng được thôi đành
cho hình cùng với bóng mình đi luôn
cùng chung vai gánh buồn
cùng chia nắng, sẻ mưa nguồn mà đi  !
thế là đem cả chia li
đến nơi gặp gỡ  mình thì gặp nhau
bài hành  cái khúc mở đầu
lại thành đoạn cuối thay nhau luân hồi !

ngậm ngùi Tôi tiễn đưa Tôi...
http://www.art2all.net/chantran/chantran_tho/lehuynhlam/keluhanh.jpg

CẢM TÁC TỨ QUÝ

Đỗ Võ Cẩm Thạch

Mùa Thu  

Mùa thu qua tự bao giờ
Sao tôi vẫn đợi vẫn chờ mùa thu
Thôi  đành làm đứa trẻ  thơ
Đeo chuỗi hạt bưởi héo khô mà cười

Mùa Đông  

Mùa đông gió rét làm gì
Để cô hàng  xóm bỏ đi lấy chồng
Tôi ngồi ngắm cái vườn không
Cây  xơ xác lá mênh mông là buồn !

Mùa Hạ  

Tình tôi là cơn mưa rào
Thành muôn thác lũ ầm ào  réo sôi
Thế mà em lại nói lời  :
" Mưa thời tốt lúa, lũ thời thiên tai !"

Mùa  Xuân  

Tôi đâu có đợi mùa xuân
Chúc tụng gì kiếp phong trần này đây ?
Rượu mùa thu trước còn say
Chui vào tổ kén đợi ngày xuân qua !

Đỗ Võ Cẩm Thạch
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiHjtr6ZqhYr5yIJLhZtKG3ZVTu5We4LoA6CRFU__sotvIxWo2i5VVAZ0fgKerd-vs_voIKJAeDmJEU4xLObisPdM_fhKml0jQ9vIaCKsKDbKksaZAUTma4OqnBpImgHJbTKwEKZ3V0o_ms/s320/t%E1%BB%91+n%E1%BB%AF%27.jpg
  nguồn: phongdiep.net

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Leonardo da Vinci và dự đoán về "ngày tận thế"

http://www.vietstamp.net/data/2008/05/02/09432498_102_001.jpg

Leonardo da Vinci và dự đoán về “ngày tận thế”


Những trận động đất và sóng thần liên tiếp xảy ra trong những năm qua đã khiến cả thế giới phải bàng hoàng và nghi ngại cho một ngày tận thế. Những dự đoán của các nhà tiên tri, những bộ phim về ngày hủy diệt đã một lần nữa làm người ta phải nhớ đến “thiên tài toàn năng nước Ý”- nhà khoa học lỗi lạc Leonardo da Vinci. Trong những tác phẩm của ông người ta đã đọc được những dự đoán cho một ngày tận diệt của thế giới.

Ngày tận thế qua “Bữa ăn tối cuối cùng”

Leonardo da Vinci là một hoạ sĩ của mảnh đất Florentine hào hoa, ông là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời kỳ Phục Hưng và được truy tôn như bậc thầy trong ngành hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, chế tạo máy cơ khí, khoa hoc… Tình yêu bao la của ông trong việc trau dồi kiến thức và nghiên cứu đã đem lại những thành quả vĩ đại trong cả 2 lãnh vực nghệ thuật và khoa hoc. Những áp dụng mang tính cách mạng của Leonardo da Vinci vào lĩnh vực hội hoạ đã tác động sâu sắc đến tư tưởng nghệ thuật Ý hơn một thế kỷ kể từ khi ông qua đời.

alt
Bức bích họa "Bữa ăn tối cuối cùng" của Leonardo da Vinci
 
Bức tranh “Bữa ăn tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci miêu tả bữa ăn sau cùng của Chúa Jesus chia sẻ với các môn đồ trước khi chết. Bức tranh này của Vinci mô tả lại một chương trong sách Kinh Thánh rằng: Judas — một trong số các môn đệ của Chúa Giêsu đã tố giác với nhà cầm quyền La Mã để bán đứng người thầy của mình đổi lấy 30 thỏi bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa Jesus đang nói với các môn đồ: "Trong các người có kẻ muốn bán rẻ ta".

Sẽ không có gì để bình phẩm nhiều về bức bích họa đã vốn quá nổi tiếng này nếu như gần đây không có một nhà khoa học tuyên bố rằng: “Trong bức tranh này, Leonardo da Vinci đã ngầm tiên đoán ngày tận thế của thế giới” (?)

Tuyên bố gây sốc này là của nhà khoa học có tên Sabrina Sforza Galitzia, một nhà nghiên cứu tại Đại học California bang Los Angeles và đang làm việc tại bộ phận Văn thư lưu trữ của Vatican. Trong kết luận sau một lọat các nghiên cứu về Leonardo da Vinci, Sabrina đã nói rằng: “Ngày tận thế của thế giới sẽ bắt đầu từ ngày 21/3/4006 và kéo dài đến ngày 1/11/4006 bởi một trận đại hồng thủy khủng khiếp. Tuy nhiên, Leonardo đã tin rằng điều này sẽ đánh dấu một sự khởi đầu mới cho nhân loại”.

Sabrina Sforza Galitzia đã đi đến kết luận “gây sốc” trên bằng cách giải mã những manh mối có giá trị trong tấm bích họa “Bữa ăn tối cuối cùng” của Vinci - cửa hình bán nguyệt phía trên bức tranh ông vẽ Jesus Christ cùng các môn đệ trước khi bị đóng đinh trên thập tự giá. Nhà nghiên cứu này cũng cho biết bà đang làm công đoạn tiếp theo mà sẽ giải thích mật mã ẩn giấu của Da Vinci, liên kết với các ký hiệu của hoàng đạo và cách ông dùng 24 mẫu tự Latin để đặt cho 24 giờ trong ngày.

Sabrina Sforza Galitzia cũng cho biết thêm, bà đã tiến hành nghiên cứu và cố tìm ra mật mã trong bức tranh “ Bữa ăn tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci trên một tấm thảm thêu bức "Bữa ăn tối cuối cùng" được làm cho vua Louis XIII của Pháp, dựa trên phác họa của da Vinci cho bức bích họa nổi tiếng của ông. Sở dĩ đến tận bây giờ “mật mã” mới được tiết lộ là do da Vinci là một nhà khoa học và một tín đồ đã sống trong những thời điểm khó khăn và đã giấu những thông điệp của ông để không bị tấn công bới những kẻ thù địch. Được biết, vào năm 2010, Vatican đã xuất bản tài liệu nghiên cứu của Sabrina Sforza Galitzia với tựa đề: “Bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng của Leonardo ở Vatican”.

Bí ẩn sau“ Kiệt tác bị thất lạc”

Là một trong những bức bích họa quan trọng nhất của Leonardo da Vinci, “Trận chiến Anghiari" đã ẩn chứa trong nó những bí ẩn mà đến thời điểm hiện tại người ta vẫn chưa tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi: “Liệu bức bích họa đã từng được cho là mất tích này có thực sự nằm sau một bức tường trong cung điện Vecchio ở thành phố Florence?”

Tháng 4 năm 1503, hai thần đồng hội họa thời kỳ Phục hưng của Ý là Leonardo và Michelangelo, ở cùng một nơi và buộc phải so tài trong lĩnh vực hội họa, bởi họ cùng được quan tòa Pier Soderini, người giữ chức quan tòa suốt đời tại Firenze thuê để vẽ. Cả hai chịu trách nhiệm thực hiện hai bức bích họa trên hai bức tường lớn, cái này cạnh cái kia và cùng nằm tại đại sảnh hội đồng thành phố ở cung điện Vecchio. Cả hai phải so tài qua một trận chiến: Leonardo thực hiện bức Anghiari, và Michelangelo bức Càscina nhằm đánh dấu việc nền cộng hòa tại Florence được thiết lập sau khi gia đình Medici bị lật đổ. Thế nhưng Da Vinci không thể hoàn tất bức tranh  vì một thời gian sau, Medici đã trở lại nắm quyền. Cũng từ đó, người ta đã không hề thấy tác phẩm “ Trận chiến Anghiari" nằm tại đại sảnh đó nữa.

alt
Một phần của bức bích họa “Trận chiến Anghiari"

Tuy nhiên, vào năm 2009, với tuyên bố “Đã tìm thấy kiệt tác thất lạc của Leonardo da Vinci” của Maurizio Serancini- một chuyên gia nghệ thuật người Italia đã khiến cả thế giới phải chú ý. Seracini cho rằng năm 1563, một họa sĩ thời Phục hưng khác là Giorgio Vasari đã vẽ bức “The Battle Of Marciano In The Chiana Valley” phủ bên ngoài mặt tường che giấu bức “Trận chiến Anghiari” của Da Vinci. Vasari để lại dấu hiệu ám chỉ có một họa phẩm nằm ở đằng sau bức tranh của mình - lá cờ mang dòng chữ “Cerca Trova”, có nghĩa là “hãy tìm và bạn sẽ thấy”.

Sau nhiều năm tiến hành khảo sát, cuối cùng giáo sư Serancini đã được phép sử dụng thiết bị đặc biệt để phát hiện ra những gì nằm đằng sau bức tranh của Vasari. Bức “The Battle Of Marciano In The Chiana Valley” được cho là mô tả khung cảnh chiến đấu hoành tráng, lớn gấp ba lần so với kích cỡ họa phẩm “Trận chiến Anghiari" của Da Vinci. Ông Serancini cũng đã sử dụng hệ thống radar và tia X để dò ngăn bí mật trong bức tường mà thông điệp đã chỉ ra. Ông tin rằng ngăn bí mật được Vasari thiết kế nhằm bảo vệ tác phẩm của Da Vinci. “Tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu trong một thời gian dài và chưa phát hiện ra bất cứ thông tin nào nói rằng kiệt tác này không còn tồn tại. Các đồng nghiệp của Da Vinci đánh giá đây là kiệt tác của ông. Nó tượng trưng cho những thành tựu nghệ thuật cao nhất trong thời điểm đó - giai đoạn đầu của thời Phục hưng”, Serancini cho biết.

Bí ẩn chứa sau “Trận chiến Anghiari"

Là một “thiên tài toàn năng” nên khả năng nhìn nhận thực tế để rồi đưa ra những lời nhận xét về tương lai của Leonardo da Vinci đã khiến thế hệ sau phải “ngả mũ than phục”. Trong nhật ký của nhà thiên tài này, người ta đã đọc một đoạn như sau: “ Thế giới sẽ xuất hiện một loại sinh vật mà chúng không hề ngừng chém giết nhau. Mỗi khi chiến tranh chúng lại gây cho nhau những tổn thất rất lớn. Thượng đế, sao ngài không mở những hang sâu, hẻm rộng để tống chúng xuống. Tại sao ngài không ban phát sự thương yêu mà lại chỉ có sự tàn khốc và chết chóc?”.

Từ những lời dự đoán này của Leonardo da Vinci, nhiều học giả đã cho rằng, đó chính là ám hiệu trong bức tranh “Trận chiến Anghiari"của ông. Bức bích họa này ra đời nhằm đánh dấu việc nền cộng hòa tại Florence được thiết lập sau khi gia đình độc tài Medici- một trong những cái tên được biết tới nhiều nhất trong thời kỳ đầu của lịch sử ngân hàng thế giới bị lật đổ vào năm 1503. Tác phẩm đã miêu tả cuộc chiến đấu khốc liệt và đẫm máu giữa các chiến binh vùng Florence và quân đội của gia đình Medici. Đây được cho là tác phẩm lớn nhất và độc nhất về quân sự của Leonardo da Vinci trong sự nghiệp của ông.

Trong tác phẩm này, Leonardo da Vinci đã khắc họa những nét mặt đau khổ, đăm chiêu và đau đớn của các chiến binh với cuộc chiến khốc liệt trên lưng ngựa. Tác phẩm này cũng thể hiện rất thành công tính chất ác liệt của cuộc chiến. Đồng thời trong “Trận chiến Anghiari” cũng ẩn chứa về quan điểm của tác giả về bạo lực giữa con người với con người.

Mặc dù “siêu tác phẩm” này đã bị coi là mất tích trong nhiều thế kỷ, nhưng nhiều học giả vẫn cho rằng, đó có thể được coi là “kiệt tác của kiệt tác” của Leonardo da Vinci. Cũng từ nội dung của bức bích họa “Trận chiến Anghiari” và những lời mà Leonardo da Vinci viết trong nhật ký, nhiều ý kiến nhận định rằng, hai sự việc đó thực chất có mối quan hệ với nhau. “ Ngụ ý trong bức tranh và câu nói của Leonardo da Vinci dự đoán nhân loại sẽ tự hủy diệt mình bằng bạo lực”- Một học giả cho biết.

Leonardo Da Vinci đã từng nói: "Hoạ sĩ - Nhà điêu khắc phải là nhà tư tưởng sáng tạo" - đây cũng chính là tôn chỉ cuộc sống của ông Với những kiệt tác mỹ thuật, những phát minh vĩ đại, Leonardo Da Vinci đã để lại cho nhân loại những công trình nghiên cứu khoa học, các tác phẩm nghệ thuật cũng như những đóng góp to lớn của ông mãi in dấu và mãi trở thành di sản vô giá của nhân loại.

Nguồn: Nguoiduatin.vn

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

về bức tranh "Trường học Athens" của Raffaello Santi

Tính triết học trong “Trường học Athens” của Raphael 

Đến tận bây giờ và mãi sau này, những bức tường của Tòa thánh Vatican sẽ không bao giờ được phục chế, mà trái lại nó sẽ được gìn giữ và bảo tồn như những di sản văn hóa cấp quốc gia. Bởi lẽ ở đó là nơi đã để lại dấu ấn tài hoa của một trong những danh họa kỳ tài bậc nhất của nền hội họa Ý thời Phục Hưng - Raffaello Santi.


Tinh triet hoc trong Truong hoc Athens cua Raphael
Trường học Athens.
“Trường học Athens” là một trong bốn chủ đề mà Rafael đã chọn để khắc lên tường (các chủ đề còn lại gồm: Thần học “Disputa”, thơ ca “Parnassus” và luật học “Jurisprudence”), và cũng là kiệt tác được nhắc đến nhiều nhất khi những nhân vật trong tranh của ông đều đại diện cho cái nôi của sự phát triển văn hóa loài người: Triết học và khoa học.
“Trường học Athens” được Rafael cặm cụi làm trong gần 3 năm trời (đầu 1509 - cuối 1511) và cũng là tác phẩm lấy của ông nhiều tâm huyết nhất. Ông sử dụng lối vẽ chiều sâu để mở rộng không gian bức tường và nghệ thuật phối cảnh để làm nổi bật hình ảnh những nhân vật trung tâm. Bên cạnh đó, ông cũng sử dụng phong cách “giải phẫu học” của Michelangelo để khắc họa đến từng chi tiết vẻ đẹp cơ thể của mỗi nhân vật và nghệ thuật “sáng, tối” của Leonardo de Vinci để làm bừng sáng kiệt tác của mình. (Hình 1)
Tinh triet hoc trong Truong hoc Athens cua Raphael
Heraclitus
Trước đây, Rafael từng gây được sự chú ý của giới thưởng ngoạn khi ông là người đầu tiên lột tả vẻ đẹp của mẹ Maria ở góc độ “người” nhất, Madonna của ông mang đầy tình yêu thương và “nhân bản”, một hình mẫu khác xa Madonna của những họa sĩ trước đó, những thiên thần với vẻ đẹp ở trên cao chứ không phải là vóc dáng của người đàn bà ở góc độ thuần khiết nhất, đẹp nhưng xa vời vợi. Và cũng ở đó, Rafael luôn xếp đặt Madonna ở vị trí tâm điểm. Ở “Trường học Athens”, ông cũng dùng phong cách này. Có nhà phê bình cho rằng: “Trường học Athens không đơn giản chỉ là một ngôi trường theo nghĩa bình thường, mà ở đó là tập hợp những vĩ nhân của nhân loại, mỗi nhà hiền triết, nhà khoa học đều được Rafael nổi bật hóa vị trí của mình trong bức tranh, và vì thế có thể hiểu đây là ngôi trường đặt nền móng thiết lập hệ tư tưởng cho loài người”. Phục Hưng là thời mà những giá trị Hi Lạp và La Mã cổ xưa sống dậy, vẻ đẹp con người, tư tưởng cũ được tôn vinh. Rafael chọn triết học làm đề tài cũng không nằm ngoài xu hướng của chủ nghĩa nhân văn thời kỳ này. “Trường học Athens “ là sự vinh danh thế giới trước khi Chúa ra đời. Triết học trong góc nhìn mới mẻ của khoa học, toán học, nghệ thuật tạo hình cho đến những bản chất phát triển tự nhiên của con người đều xuất phát từ thần học và tôn giáo. Hai ông tổ của nghành triết học, thầy trò Plato và Aristotle chễm chệ vào đứng giữa bức tranh như đại diện cho hai trường phái triết học tương phản nhau (Hình 2). Plato với ngón tay phải chỏ lên cao tượng trưng cho Trời, còn Aristote để xấp lòng
Tinh triet hoc trong Truong hoc Athens cua Raphael
Pamernides
bàn tay như đối chọi với Trời, hình ảnh tượng trưng cho Đất. Đó là phong cách của hai triết gia, một người theo đuổi lý thuyết siêu hình, còn một người bảo vệ những logic khoa học thực tế. Ở phía bên trái, những người theo hướng của Plato như đang nghiên cứu sự huyền bí của vũ trụ, còn phía bên phải những nhà triết học theo Aristotle đang chăm chú theo dõi những quy luật phát triển tự nhiên của con người. Cái hay của Rafael là ông đã phân loại rạch ròi hai trường phái triết học: Siêu hình và thực tế lồng vào trong cùng một tổng thể bức tranh như để tôn vinh sự cần thiết của cả hai trường phái này. Hai triết gia, một người “ngước” lên Trời, một người “hướng” xuống Đất, cùng nhau đứng dưới mái vòm Athens mở ra bầu trời xanh. Thêm tí nữa, cuốn sách trên tay Plato được đặt theo hình dọc còn trên tay Aristotle lại được đặt theo hình ngang tượng trưng cho sự “dọc, ngang” của trời đất. Plato theo phương thẳng đứng còn Aristotle theo hướng nằm ngang và hai đường thẳng ấy gặp nhau ở một điểm chung duy nhất, tính “Vĩnh viễn”, một hình ảnh tượng trưng mà không phải họa sĩ nào cũng lột tả được về bản chất.
Không chỉ có thế, “Trường học Athens” là một tổng thể bao gồm những nhân vật kiệt xuất, những nhân vật mang đầy tính tư tưởng của nhân loại. Socrates đứng bên trái (gần Plato) đang thuyết giảng luân lý cho học trò (Hình 3). Còn bên phải, Euclid đang thể hiện một minh họa hình học cho những người xung quanh (Hình 4), phía sau ông là Zoroaster (triết gia Hi Lạp, người sáng lập ra tôn giáo Parsees) và Claudius Ptolemy (nhà thiên văn học người Hi Lạp), mỗi người cầm một quả cầu nhỏ. Không khó để nhận thấy quả cầu của Zoroaster mang hình dáng thiên đàng còn của Ptolemy là một quả cầu giống như quả đất (theo Hình 4). Quả đất tượng trưng cho kiểu triết học khoa học tự nhiên và con người, còn quả cầu Thiên đàng biểu trưng cho thần học, một mối liên hệ mật thiết giữa nghiên cứu bản chất tôn giáo, Chúa Trời với trí tuệ con người. Ở giữa bức tranh là hiền triết
Tinh triet hoc trong Truong hoc Athens cua Raphael
Xenophon
Diogenes đang ngồi suy nghĩ (Hình 5), có lẽ Rafael để ông ngồi một mình vì tính đa nghi và nghi ngờ tất cả mọi thứ của ông. Lẩn quất trong đám đông còn có Xenophon (sử học và triết gia Hi Lạp, Hình 6), nhà toán học Pythagoras (Hình 7), Parmenides (triết gia và nhà thơ Hi Lạp, Hình 8), Helacritus (Triết gia Hi Lạp, Hình 9), Epicurus (Triết gia Hi Lạp, Hình 10)… và tất cả đều có điểm sáng ở vị trí của mình.
Chỉ với bức “Trường học Athens” mà có người đã đánh giá Rafael miêu tả lại được cả một nền tư tưởng “Hi Lạp cổ đại” tại La Mã thời Phục Hưng (thế kỷ 14,15,16). Rafael hiểu rõ được tư tưởng nhân văn thời đó và thể hiện nó qua nhiều chất liệu khác nhau. Bản thân Rafael là một người mộ đạo, thờ kính Chúa và ông cũng mất vào ngày thứ 6 (ngày Chúa qua đời) ở tuổi 37 khi mà bức tranh ca ngợi Chúa (The Transfiguration) vẫn còn đang dang dở. “Trường học Athens” hay thánh đường của những triết gia bây giờ đã thành bất tử và rất nhiều họa sĩ đã bị ảnh hưởng từ bức tranh này.
Tinh triet hoc trong Truong hoc Athens cua Raphael
Euclid
Tinh triet hoc trong Truong hoc Athens cua Raphael
Dinogens
Tinh triet hoc trong Truong hoc Athens cua Raphael
Socrates
Tinh triet hoc trong Truong hoc Athens cua Raphael
Pythagoras
Tinh triet hoc trong Truong hoc Athens cua Raphael
Plato và Aristotle
Tinh triet hoc trong Truong hoc Athens cua Raphael
Epicurus
  • Minh Cường (biên dịch và tổng hợp)
Nguồn: Việt Báo (Theo_VietNamNet)

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

Danh họa Từ Bi Hồng

Từ Bi Hồng

Từ Bi Hồng (1895-1953), là một trong những danh hoạ hàng đầu của Trung Quốc. Sinh ra trong một gia đình địa chủ, yêu hội hoạ từ nhỏ, lớn lên ông được cha cho sang Pháp và Đức du học chuyên ngành hội hoạ (từ năm 1919 đến năm 1927). Từ Pháp trở về, ông quyết tâm khôi phục nền quốc hoạ chính thống tưởng chừng sẽ bị thất truyền sau bao biến cố chính trị của đất nước.

Từ Bi Hồng được biết đến như một nhà kỳ tài về vẽ ngựa. Lý do thật đơn giản. Là con trong một gia đình địa chủ với hàng nghìn con ngựa quanh nhà, Từ Bi Hồng sớm hình thành sở thích ngắm ngựa. Và thật lạ lùng, ông có cảm giác: sức sống của con ngựa từ phía sau được thể hiện một cách rõ nét nhất. Thế là ông chỉ chuyên tâm tìm cách lột tả sức sống, vẻ đẹp của con ngựa từ phía sau của nó.
Những bức tranh của Từ Bi Hồng dù lột tả ngựa ở dáng nào, tư thế nào đi nữa thì chúng cũng không bao giờ trong tư thế tĩnh, mà luôn chủ động ngoái nhìn hay đầy tràn căng sức bật. Đó là nét độc đáo và xuất sắc trong tranh của ông


http://seablogs.zenfs.com/u/RAOqZSyaBRnskgRlH5fv65Fnqx4-/photo/ap_20091114110454669.jpg
http://nhatvannhat.com/Documents/TuBiHong1.gif

http://u.jimdo.com/www32/o/sf7cfe125ce7c4fbb/img/i960d3634d4ea2d3f/1301066683/std/image.jpg





http://vietnamese.cri.cn/mmsource/images/2011/07/22/e6a8837b4023445e983bf8b7c57785bf.jpg

Danh họa Tề Bạch Thạch

Published on 10/14,2011

Danh họa Tề Bạch Thạch


MP Tề Bạch Thạch
Te Bach Thach dung thu 3 trong danh sach co tranh ban chay nhat the gioi
alt
Tề Bạch Thạch (1863-1957) là một trong những họa sĩ nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất tại Trung Quốc. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, ông không được đi học mà phải kiếm sống bằng nghề thợ mộc từ khi còn bé.  Tình yêu hội họa, sự chuyên cần khổ luyện, con mắt quan sát tài hoa..., đã giúp Tề Bạch Thạch sáng tạo ra những tác phẩm tinh tế, kết hợp giữa hội họa truyền thống Trung Hoa và các yếu tố đương đại. Tranh của ông đa phần  có chủ đề về  đời thường,  người lao động và đặc biệt là thiên nhiên...
Năm 2009, một thống kê thị trường của tổ chức Art Price đã xếp danh họa  Tề Bạch Thạch vào vị trí thứ 3 trong danh sách những họa sĩ có tác phẩm bán chạy nhất tại các nhà đấu giá nghệ thuật trên toàn thế giới, sau Pablo PicassoAndy Warhol với giá trị tranh tiêu thụ lên tới hơn 143 triệu bảng, tiếp tục đứng ở hai vị trí đầu bảng. Bức tranh vẽ hình chim đại bàng với cặp câu đối ở hai bên đã bán được với giá 425,5 triệu tệ ( tương đương 65,5 triệu USD).
 

alt

 

















Tranh về hoa, chimtôm của Tề Bạch Thạch có phong cách nghệ thuật độc đáo và được yêu thích hơn cả.
Qi BaiShi's painting (94)
Qi BaiShi's painting (95)
Qi BaiShi's painting (96)


alt

alt

alt

alt 
alt

alt
alt
Đỗ Võ Cẩm Thạch tuyển chọn
Nguồn: Internet