57 truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net
- trích: Ký ưc Binh nhì; Cô gái và bảy anh lính; ...Nhà Báo
Máy bay hiện đại nhất VN tập chiến đấu
57 truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch trên phongdiep.net
- trích: Cô gái và bảy anh lính; ...Binh Nhì;...Nhà Báo
- 19. BÁC SĨ PHÁP Y- Đỗ Ngọc Thạch 20.Ô CHỢ DỪA- Đỗ Ngọc Thạch. 21. Ở TRỌ - Đỗ Ngọc Thạch 22-Ô QUAN CHƯỞNG- Đỗ Ngọc Thạchblog.yume.vn/xem-blog/57-truyen-ngan-tren- phongdiep- net... - Bộ nhớ cache
- Phê bình, Tiểu luận trên phongdiep.net và... (bản đã chỉnh sửa) 30/08/2011 15:17 | 161 lượt xemyume.vn/...luan-tren- phongdiep- net-va-ban-da-chinh-sua.35D53076.html - Bộ nhớ cache
- 1 mục lục, 2 ảnh... Tamtay.vn - Vòng tay lớn mãiblog.tamtay.vn/entry/view/715010 - Bộ nhớ cache
Thêm kết quả từ blog.tamtay.vn » - YuMe.vn - ĐỖ NGỌC THẠCH Đỗ Ngọc Thạch năm 1993 Đỗ Ngọc Thạch năm 2010 56 truyện ngắn trên phongdiep.net 1- ĐỖ ...blog.yume.vn/xem-blog/56-truyen-ngan-tren- phongdiep- net... - Bộ nhớ cache
Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch
2. ĐỊA LINH NHÂN KIỆT
7.TRẠNG ME ĐÈ TRẠNG NGỌT 8.KÝ ỨC HÀ NỘI 9.TƯỢNG NHÀ MỒ 10.CHUYỆN MỘT NHÀ BÁO 51.NGƯỜI MẸ VÀ NHỮNG ĐỨA CON 52.CÔ GÁI VÙNG CAO 53.SƯ PHỤ CỦA SƯ PHỤ VÀ SƯ PHỤ
54. HÀNH BINH THẦN TỐC 55. LÁ THƯ TUYỆT MỆNH;CÔ GÁI VÀ BẢY ANH LÍNH- Đỗ Ngọc ThạchCÔ GÁI VÀ BẢY ANH LÍNHTruyện ngắn của Đỗ Ngọc ThạchTính năng của máy Ra-đa là có thể phát hiện mục tiêu máy bay địch từ xa, ở khoảng cách tới bốn, năm trăm ki-lô-mét. Càng ngày, khoảng cách này càng được nối dài. Vì thế Ra-đa được gọi là “Mắt Thần”, giống như vị Thần có con mắt nhìn xa ngàn dặm trên Thiên Đình gọi là “Thiên Lý Nhãn”. Tuy nhiên, Ra-đa cũng có “Gót chân A-sin”, tức là trong vòng bán kính khoảng mười ki-lô-mét tính từ chỗ đặt máy, mục tiêu lẫn vào “sóng cố định” dày đặc nên không thể nhận ra được. Lợi dụng “Gót chân A-sin” đó của máy Ra-đa, máy bay địch cố gắng bay rất thấp, khi qua những vùng địa hình có núi cao thì luồn lách qua những khe núi (muốn bay như thế, phi công phải là những cao thủ), khi máy bay địch bay như thế, sóng phản xạ có hiện về nhưng lẫn vào đám sóng cố định nên không thể nhận ra!...Để khắc phục “Gót chân A-sin” của Ra-đa Mắt Thần, những Đài quan sát bằng mắt thường đã được thành lập và bố trí xen kẽ với những Đài Ra-đa Mắt Thần, kịp thời bổ khuyết đường bay của máy bay địch để Sở Chỉ Huy của Lực lượng Phòng Không – Không quân theo dõi mục tiêu được liên tục và có đối sách kịp thời. Những Đài quan sát bằng mắt thường của chúng ta đã góp một phần không nhỏ vào chiến thắng của bộ đội Phòng Không – Không quân trong cuộc chiến Chống chiến tranh phá hoại bằng Không quân của Không lực Hoa Kỳ trong những năm tháng chống Mỹ hào hùng!...*Đài Quan sát bằng mắt thường (từ đây gọi tắt là Đài quan sát – ĐQS) được biên chế thành một Tiểu đội, trực thuộc Sở Chỉ huy . ĐQS của Tiểu đội Trưởng Lê Nhãn có biệt danh là Thiên Lý, đóng “Đại bản doanh” trên một ngọn núi, chỉ cao chưa tới một ngàn mét nhưng có cái tên rất hay là Chim Ưng, vì thế, trong liên lạc thì dùng biệt danh Thiên Lý, còn trong ngôn ngữ đời thường thì gọi là Chim Ưng. Tiểu đội Trưởng Nhãn rất thích loài Chim Ưng nên anh đã nuôi được một tổ Chim Ưng trên núi.Tiểu đội của ĐQS gồm có bảy người, ba người thay nhau trực 24/24 trên Đài Quan sát, hai người lo nhiệm vụ thông tin, liên lạc thông suốt và hai người lo nuôi quân “ăn no đánh thắng”!Lực lượng “Hỏa đầu quân” trong quân đội chúng ta được gọi là Chiến sĩ nuôi quân, hay gọi tắt bằng cách gọi thân mật là Anh nuôi, để phân biệt với những Chiến sĩ nuôi quân gái là Chị Nuôi. Đi bộ đội, thường là chẳng ai thích làm Anh nuôi và lực lượng này thường được xếp vào bảng danh mục dưới cái tên chung là Hậu cần, để phân biệt với những đội quân xung kích chuyên lãnh ấn Tiên phong mỗi khi đánh trận!…Hai Anh nuôi của Tiểu đội ĐQS là nhân vật chính của Truyện ngắn này và không hiểu tại sao lại là anh em sinh đôi, được bố mẹ đặt tên cho trái ngược nhau là Thủy và Hỏa, nhưng họ lại chẳng hề xung khắc với nhau như Nước với Lửa – như tên gọi của họ -, mà ngay từ nhỏ, họ đã luôn gắn bó với nhau như hình với bóng! Một điểm đặc biệt nữa của hai Anh nuôi là họ đều “không cao”, chỉ đúng một mét rưỡi! Và đặc điểm “không cao” này không chỉ của hai anh em Thủy và Hỏa mà là của cả Tiểu đội ĐQS! Tuy chưa phải là người lùn “Mét Mốt” – chiều cao chuẩn phổ biến của người Lùn trên toàn thế giới, - nhưng khi nhìn cả bảy người của Tiểu đội ĐQS đứng cạnh nhau thì người ta nghĩ ngay đến câu chuyện cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn”! Nhưng người nói ý nghĩ ấy ra thành lời chính là Tham Mưu Trưởng Trung Đoàn khi đến thăm Đài quan sát của “Bảy Chú Lùn”. Lúc ấy Tham Mưu Trưởng nói: “Phải chi có Nàng Bạch Tuyết đến đây thì chúng ta có được câu chuyện Cổ tích “Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn” thời hiện đại!”.Nghe Tham Mưu trưởng nói vậy, Anh nuôi Thủy ngập ngừng, nói: “Báo cáo Thủ trưởng, nếu chúng em tìm được Nàng Bạch Tuyết thì Thủ trưởng có cho ở trên núi này với chúng em không?”. Tham Mưu Trưởng cười lớn: “Nếu có cô gái nào tình nguyện làm Nàng Bạch Tuyết thì tôi sẽ ký quyết định cả hai tay, biên chế cô ta vào thành viên chính thức với nhiệm vụ Y tá!”. Tức thì Anh nuôi Hỏa nói nhanh: “Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy, Thủ trưởng nhớ nhé!” Tham Mưu trưởng lại cười lớn, nhưng nhìn kỹ vào hai con mắt thâm quầng của ông, người ta thấy ươn ướt!... “Ở nơi núi cao rừng sâu này thì làm sao có cô gái nào dám mạo hiểm leo núi? Nếu là truyện Liêu Trai thì sẽ là Hồ Ly tinh mà thôi!...” – Tham Mưu Trưởng thoáng nghĩ và cảm thấy ớn lạnh nơi sống lưng!...*Vì sao Anh nuôi Hỏa lại nói với Tham Mưu Trưởng như vậy? Bởi vì ngay từ khi mới lên núi làm nhiệm vụ, lúc đi dạo quanh đoạn đường dưới chân núi, Cả Thủy và Hỏa đã gặp cô Sơn Nữ đang đi hái lá thuốc và sau khi làm quen, cô nói sẽ có ngày lên núi thăm Tiểu đội ĐQS. Thủy và Hỏa tưởng là cô Sơn Nữ nói vui miệng nên không nhớ đến câu nói đó, tức không hề có sự chuẩn bị đón khách! Vì thế, chỉ ba ngày sau, hai Anh nuôi đang đi cõng nước (từ lưng chừng núi lên đỉnh núi, gần năm trăm mét) thì bất ngờ gặp cô Sơn Nữ ở đúng nơi có mạch nước!Nhìn bộ dạng lúng túng của hai anh chàng Cửu Vạn (khi đi cõng nước, nước đựng trong cái can bằng sắt, vốn để đựng xăng, loại 20 lít, rất nặng và phải leo lên từng bậc đá …nên “trang phục” phải gọn gàng như Đô Vật, tức chỉ mặc cái quần đùi), cô Sơn Nữ cười rúc rích một hồi rồi nói: “Hai anh sao không mời em lên núi chơi mà cứ gãi đầu gãi tai hoài như thế?” Thủy nói: “Tại…chúng tôi mắc cỡ quá!...Bây giờ cô đứng đây chờ tôi vác cái can nước này lên núi rồi quay lại đón cô nhé!” Hỏa nói thêm: “Đúng đấy! Để chúng tôi về báo cho mọi người chuẩn bị để đón tiếp cô thật đàng hoàng!”. Cô Sơn Nữ không cười nữa mà nói: “Các anh chỉ vẽ chuyện. Ngọn núi này em vẫn thường lên hái cây thuốc, từ ngày các anh tới thì em chưa lên mà thôi! Hôm nay em muốn lên giới thiệu với các anh vườn thuốc của em ở trên đỉnh núi! Tức như là em về nhà mình, bây giờ là nhà của chúng ta!” Nói rồi cô Sơn Nữ leo lên những bậc đá nhanh thoăn thoắt, khiến cho hai anh nuôi tròn mắt ngạc nhiên!Cuộc đón tiếp cô Sơn Nữ trên đỉnh núi Chim Ưng được coi như là một sự kiện trọng đại của Đài Quan Sát. Cô Sơn Nữ còn hứa là sẽ rủ rê thêm các cô bạn nữa thường xuyên lên núi chơi, nhân tiện vận chuyển giúp Đài Quan Sát một số lương thực, thực phẩm…từ chân núi lên đỉnh núi.*Từ khi có cô Sơn Nữ lên đỉnh núi thăm Đài Quan Sát, hai anh em Thủy và Hỏa bàn với nhau: Cứ tưởng bảy người lính chúng ta như là bị giam lỏng ở đây, sẽ chết già trong cô đơn hoang vu! Ai ngờ có cô Sơn Nữ xinh đẹp như Tiên Nữ giáng trần tới thăm, và sẽ còn cùng với các Nàng Tiên khác tới nữa. Như vậy, chúng ta phải làm cho nơi rừng núi hoang vu này biến thành chốn Bồng lai Tiên cảnh, thì mới gọi là đáp lại thiện cảm của các Nàng Tiên! Thế là ngày ngày, hai anh em Anh nuôi Thủy và Hỏa đi lấy các loại cây giống của các loại cây Đào Hoa, Đào Quả, Mận, Mơ, Mai, và rất nhiều loại hoa đem trồng trên đỉnh núi. Trên đỉnh núi trồng kín rồi thì lan dần xuống các triền núi!...Công việc trồng cây, trồng hoa của hai anh em Anh nuôi Thủy và Hỏa nó cũng âm thầm, bền bỉ như công việc quan sát bầu trời, phát hiện mục tiêu máy bay của Đài Quan Sát. Ở Sở Chỉ huy, các sĩ quan Tham mưu và đặc biệt là Tham mưu trưởng vẫn ngày ngày đều đặn nhận được những số liệu về đường bay của máy bay địch ở khu vực hoạt động của Đài Quan Sát Thiên Lý. Cũng như vậy, trên đỉnh núi Chim Ưng, những mầm sống của cây Đào, cây Mai, cây Mận…vẫn ngày ngày phát triển. Và đến lúc cả đỉnh núi Chim Ưng đã trở thành một rừng Đào, rừng Mận thì ai cũng chưa dám tin ngay đó là sự thật…*Sáu năm sau, Đài Quan Sát được lệnh giải thể. Tính từ lúc nó được thành lập năm 1967 đến lúc có lệnh giải thể là năm 1973, chỉ có duy nhất một lần Tham Mưu trưởng và hai sĩ quan Tham mưu tới thăm sau khi nó được thành lập một tháng. Không phải người ta quên nó vì nó ở nơi heo hút xa xôi mà vì còn rất nhiều công việc khác cấp bách hơn! … Chính vì thế, như là để chuộc lại sự “bỏ rơi” suốt sáu năm qua, đích thân Tham Mưu trưởng – tác giả sáng lập ĐQS –, Lúc này đã là Trung Đoàn Trưởng, đã cầm Quyết định giải thể đến gặp những người lính ở Đài Quan Sát Thiên Lý. Ông đã nghe các chiến sĩ nói qua máy bộ đàm về vườn Đào trên đỉnh núi Chim Ưng, nhưng khi được tận mắt chứng kiến, ông vẫn hết sức kinh ngạc: Đúng là chốn Bồng Lai Tiên cảnh! Và điều ngạc nhiên thứ hai là cả Bảy chiến sĩ của Đài Quan Sát dường như là không hề bị già đi theo thời gian, ngược lại họ còn khỏe mạnh hơn lúc mới lên núi!... Khi nói về nguyện vọng sau khi giải thể, Tiểu Đội trưởng Lê Nhãn nói: “Nếu quân đội cần chúng tôi đi đâu, chúng tôi xin sẵn sàng! Nhưng sau khi kết thúc chiến tranh, chúng tôi xin được phục viên về đây làm nghề trồng Đào Tiên, vì đang có bảy người vợ và mười bốn đứa con đang chờ đợi!” Nói rồi Tiểu đội trưởng Lê Nhãn dẫn Tham Mưu trưởng xuống Làng Chim Ưng ở sườn núi, nơi gần với mạch suối nước: Có bảy ngôi nhà ẩn hiện trong những cây Đào Quả lúc lỉu và những cây Đào Hoa rực rỡ!...Việc Tham Mưu Trưởng tức Trung Đoàn Trưởng ra quyết định cho cả Bảy chiến sĩ của Đài Quan Sát Thiên Lý được phục viên ngay sau quyết định giải thể chỉ mãi sau ngày 30-4-1975 người ta mới tán đồng, tức là khi ông bị đột tử trong một vụ tai nạn giao thông. Còn khi mới ra quyết định cho cả Bảy chiến sĩ của Đài quan sát phục viên, ai cũng phản đối! Chỉ khi người ta chết đi thì mọi việc làm trước đó mới được nhìn nhận chính xác chăng?Bây giờ, đến đỉnh núi Chim Ưng (đã được đổi tên thành Vườn Đào Bảy Chú Lùn), ta sẽ thấy ngôi mộ của Tham Mưu Trưởng và Bức Tượng “Tham Mưu Trưởng và Bảy Chú Lùn” rất đẹp!Sài Gòn, 24,25-2009Đỗ Ngọc ThạchKÝ ỨC BINH NHÌ- Đỗ Ngọc ThạchKÝ ỨC BINH NHÌTruyện ngắn của Đỗ Ngọc ThạchTôi nhập ngũ tháng 12 năm 1966, vào Binh chủng Ra-đa, khi đang là sinh viên Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (lúc đó đang sơ tán ở Đầm Mây, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên). Tháng 10 năm 1970, tôi lại trở về học tại Khoa Toán, trường ĐHTH Hà Nội (lúc đó đang ở cơ sở chính tại Khu Thượng Đình, Hà Nội). Tuy chỉ gần bốn năm tại ngũ, nhưng kỷ niệm đầy ắp và mỗi khi tháng 12 đến, tôi lại như là đi ngược thời gian trở về những năm tháng ấy…*Ngày đầu tiên xúng xính trong bộ quân phục mới thơm mùi vải, hai bên cổ đeo quân hàm BINH NHÌ có hai miếng tiết đỏ au, ở giữa đính ngôi sao sáng lóa, chúng tôi “nhìn nhau lạ hoắc cười ha ha”! Quả thật chúng tôi đã “Lột xác”, từ anh học trò “dài lưng tốn vải” trở thành người chiến sĩ quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh! Cái cảm xúc thiêng liêng ấy khiến chúng tôi rất hãnh diện, từng tốp dăm ba người đi dạo khắp làng (khi mới nhập ngũ, tân binh chúng tôi ở nhờ trong nhà dân, cạnh Đại đội Ra-đa “đăng cai” đợt tuyển quân này). Lúc ấy đã gần trưa, trời đã hửng nắng và đúng là những nụ cười rạng rỡ của những chàng trai lính trẻ chúng tôi đã làm sáng rực cả xóm làng vốn rất tĩnh mịch mỗi khi mùa Đông đến. Đang cao hứng nói cười bi bô, bỗng tôi sững người khi thấy một tốp các thôn nữ đang đứng dưới một gốc cây lớn, cất tiếng hò lảnh lót: “ Ai ơi chớ lấy Binh Nhì / Năm đồng một tháng lấy gì nuôi con!...”. Có lẽ những người bạn lính của tôi cũng như tôi, lần đầu tiên được nghe câu ca dân gian đó, cho nên phản ứng của chúng tôi là đứng như trời trồng!Ngày hôm sau, tôi hỏi ngay cô chủ nhà (đang ở nhờ): “Chị có biết ai đặt ra câu ca ấy không? Tài thật đấy!”. Chị chủ nhà cười: “Bây giờ chú mới biết à? Câu ca ấy có từ lâu rồi! …Chồng tôi nhập ngũ đã được một năm, giờ đã lên Binh Nhất, tức sáu đồng một tháng, làm sao mà nuôi con? Không những thế còn xin tiền vợ tiêu vặt, mỗi tháng tôi phải gửi cho mười ngàn!...”. Nghe chị chủ nhà nói vậy, tôi chỉ biết…nghe và ngao ngán!...Thấy tôi có vẻ thất vọng, chị chủ nhà cười nói: “Nói là nói thế nhưng chị em chúng tôi rất thích lấy chồng Binh Nhì, bởi Binh Nhì là những anh lính trẻ nhất, vô tư nhất và…đáng yêu nhất!”. Tôi trút một tiếng thở dài, nói: “Thôi, chị khỏi động viên tôi! Tôi rất ghét những lời động viên, an ủi!”. Chị chủ nhà nói ngay: “Chú không tin à? Vậy tôi sẽ gọi cô em tôi tới đây xem chú có tin hay không!”. Và không đợi tôi kịp phản ứng gì, chị chủ nhà đặt đứa con chưa đầy tuổi vào tay tôi rồi đi nhanh hơn làn gió! Chưa tới năm phút, chị chủ nhà đã trở về cùng với một cô gái khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, hao hao giống chị chủ nhà, chắc đúng là em gái. Cô em gái nhìn tôi bằng ánh mắt lung linh, tôi tưởng như đang nhìn thấy những giọt sương mai. Cô gái nhoẻn miệng cười như chào tôi, tôi tưởng như lạc lối khi nhìn vào đôi môi mọng ướt và hàm răng lóe sáng của cô! …Chị chủ nhà đón lấy đứa con và nói: “Cô Mận em tôi sẽ nói lại cho chú biết con gái có thích lấy chồng Binh Nhì hay không?”. Khi chỉ còn lại tôi và cô gái tên Mận, tôi thật sự lúng túng không biết nói gì, làm gì thì cô Mận nói: “Anh hãy hỏi em rằng cô có thích lấy chồng Binh Nhì không?”. Tôi làm theo như cái máy, lặp lại nguyên văn câu hỏi: “Cô có thích lấy chồng Binh Nhì không?”. Cô gái nói ngay: “Có! Anh hãy cưới em đi!”. Vì tôi chưa hề nghĩ tới hai chữ “cưới vợ” nên buột mồm nói: “Làm sao để cưới được em?”. Tức thì cô gái cầm lấy tay tôi nói: “Anh hãy hôn em đi thì sẽ biết làm thế nào!”. Và khi tôi còn đang ngỡ ngàng trước tình huống bất ngờ thì cô gái nép vào ngực tôi rồi bất thình lình hôn túi bụi vào mặt tôi!...*Nhờ cô gái tên Mận mà tôi biết giá trị của anh lính Binh Nhi và những niềm vui rất…Binh Nhì! Nhưng chỉ ba ngày sau thì Chính trị viên Đại đội đã cho tôi biết thân phận thực sự của anh lính Binh Nhì là như thế nào!Trưa hôm ấy, đáng lẽ ngủ trưa như tất cả mọi người thì tôi lại nghe có tiếng gọi thoang thoảng trong gió từ đầu hồi, chỗ để cối xay lúa của chị chủ nhà. Tôi nhẹ nhàng đi ra thì thấy cô Mận đang ngồi cạnh cái cối xay, bên phải là một thúng thóc vàng! Vừa nhìn thấy tôi, Mận ngoắc lại và nói khẽ: “Anh chưa ngủ à? Hôn em đi, nhớ anh quá!”. Binh Nhì chúng tôi là phải biết “tuân lệnh một cách nhanh chóng và chính xác”, cho nên tôi đã thực hiện “mệnh lệnh” của Mận một cách xuất sắc!...Có lẽ cái hôn của tôi sẽ dài vô tận nếu như Chính trị viên Đại đội không đột ngột xuất hiện! Thì ra CTV đi “kiểm tra” đột xuất khu tân binh chúng tôi! Chính trị viên chưa kịp nói gì thì cô Mận đã đẩy nhẹ tôi ra và nói: “Binh Nhì Thạch! Thừa lệnh Tiểu đội trưởng, tôi ra lệnh cho đồng chí chạy bộ ba mươi vòng quanh nhà!”. Tôi liền hô rõ rồi chạy vút đi khiến CTV ngớ người một lúc! Nhưng chỉ hai phút sau, CTV đã lấy lại bình tĩnh và cười cười rồi nói: “Cô Mận, cô giỏi thật đấy, xứng đáng được đề bạt Tiểu đội trưởng chứ không phải thừa lệnh nữa!”. Lúc đó, tôi chạy được một vòng, khi quay lại nhìn Mận thì cô ra hiệu cho tôi vào trong nhà mà ngủ tiếp, tôi liền nhẹ nhàng chui vào nhà! Vừa vào thì nghe tiếng CTV nói: “Tôi đã biết phong thanh chuyện “luyến ái” của cô với anh lính Binh Nhì vừa rồi! Tôi sẽ kỷ luật anh lính thật nặng vì đã vi phạm lời thề thứ 9 của QĐND VN!”.Tiếng cô Mận nói: “Thôi, tôi xin CTV, là tại tôi cả, tôi thích anh ta! Muốn kỷ luật thì kỷ luật tôi đây này!”. Tiếng CTV: “Ai lại kỷ luật một cô gái xinh đẹp và đáng yêu như cô Mận được!...”. Tiếng cô Mận: “Đừng, buông tôi ra không tôi la lên bây giờ!”. Tiếng CTV: “Cô mà la lên thì tôi sẽ kỷ luật anh chàng Binh Nhì của cô!...”. Tiếng Mận: “Thôi được, tôi chịu thua CTV!...Nhưng bây giờ tôi phải xay lúa, để đến tối, tôi sẽ chiều!”. Tiếng CTV: “Nhớ đấy nhé! Tối đúng bảy giờ, tôi chờ ở trên mặt đê, sẽ ra hiệu bằng đèn pin!”…Có tiếng đổ thóc vào cối xay, rồi tiếng cối xay rào rào, ù ù…Đoán chừng CTV đã đi xa, tôi đi ra đầu hồi thì thấy Mận đang xay lúa, vẻ mặt thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra! Tôi không sao hiểu được tại sao Mận lại đồng ý hẹn CTV, liền tới gần Mận, định hỏi “cho ra lẽ” thì Mận như là đã biết ý nghĩ của tôi, vừa cười vừa nói: “Anh không phải lo cho Mận! CTV không thể “ăn tươi nuốt sống” được Mận đâu!”. Nói xong, Mận lại xay lúa rào rào, ù ù!... Tuy thế, tôi vẫn thấy không yên tâm và nghĩ tối nay sẽ ra mặt đê “chi viện”!Đúng bảy giờ tối, tôi lặng lẽ đi ra con đê. Trong bóng đêm mờ ảo, con đê như một con trăn khổng lồ! Vừa bước lên mặt đê, tôi đã nhìn thấy có ánh sáng đèn pin nhấp nháy như đánh “Mooc”! Rồi có ánh đèn pin khác đáp lại. Tôi đang băn khoăn không hiểu chuyện gì đã xảy ra thì thấy một mùi hương rất quen thuộc bao phủ quanh người! Thì ra là Mận đã đứng cạnh tôi từ bao giờ. Mận cười rúc rích và nói: “Phen này Kẻ cắp Bà già gặp nhau! Em đã nhường cho Bà Ba Béo “xuất hẹn” với CTV rồi!...Thưởng gì cho em đi chứ?”. Tôi chưa kịp hỏi “Bà Ba Béo” là ai thì như là đã bị lạc trong hương bưởi, hương chanh kỳ ảo!...*Đối với số lính tân binh sinh viên chúng tôi lúc đó, có một vấn đề đặc biệt “nghiêm trọng” là chữ “Đói”. Sau ba tháng ở nơi sơ tán, ăn không đủ no (bữa nào cũng chỉ có lưng cơm và chậu canh măng lõng bõng…) nên ai cũng “gày đen như quỷ đói” và ghẻ lở đầy người (do lạ nước - ở nơi sơ tán toàn tắm suối). Vì thế, khi được Bộ đội nuôi, chữ “Đói” đã hạn chế cơ bản. Tuy nhiên, do đều đang ở “tuổi ăn” nên với chế độ ăn uống có “khẩu phần” của quân đội, không phải là được ăn “căng rốn”. Sáu người một mâm, một chậu cơm không phải là đầy có ngọn, nếu nhanh tay thì sới được ba lần, còn chậm chạp thì chỉ có hai lần mà thôi! Mỗi lần ăn cơm, chúng tôi xếp thành hàng, một Trung sĩ Trực ban của Đại đội đứng chỉ huy, đếm đúng sáu người thì ngắt ra, đi tới chỗ có ba cái bàn để nhận sáu suất ăn gồm một chậu cơm, một chậu canh và một cái khay có nhiều ngăn đựng thức ăn mặn. Chỗ ăn không có bàn ghế gì, chỉ là một bãi đất trống cạnh nhà bếp của Đại đội, lính ta chỉ việc “hạ thổ” rồi ăn uống rào rào. Nhìn cảnh gần một trăm lính tân binh ăn uống ồn ào trên bãi đất, tôi thật…ngao ngán! Vì thế, không như mọi người đến giờ ăn là nhanh chân đi trước, xếp hàng đầu để sớm được thỏa mãn cơn đói, tôi và Thao (cùng ở một nhà) thường đứng ở cuối hàng, chờ cho “bãi ăn” (chứ không phải “Nhà ăn”) vãn người, mới túc tắc đến nhận suất ăn và thong thả ngồi nhai và…ngẫm sự đời! Cái sự “Ngẫm sự đời” này đã giúp tôi phát hiện ra một điều thú vị: Thì ra cái câu thành ngữ “ Ăn uống đi trước, lội nước đi sau” chỉ đúng ở vế thứ hai!Tức là những người nhận cơm trước chỉ được gần đủ định lượng, vì người phát cơm luôn lo sẽ bị thiếu ở phía sau, cho nên luôn để chừa lại một số lượng “dự phòng”, hoặc giả có thêm “khách đột xuất” (mà thời chiến thì chuyện này thường xảy ra). Vì thế, khi chúng tôi đến nhận suất cơm thì đã là nhóm người ăn cuối cùng, mà nhìn vào “Kho lương” thì thấy còn ê hề! Vì thế, các anh nuôi sau khi “trách yêu” rằng “Làm gì mà đi ăn muộn thế?” đã xúc cho khá là nặng tay! Lúc đó thường là chỉ còn ba, bốn người, chưa đủ một mâm sáu, nhưng chúng tôi được nhận phần cơm còn nhiều hơn cả mâm sáu lúc mới bắt đầu bữa ăn! Mỗi lần bưng cơm canh về một chỗ cao ráo, sạch sẽ nhất của “Bãi ăn”, Thao lại tủm tỉm cười nói: “Chúng ta là trâu chậm uống đục! Có lẽ phải sửa chữ “Đục” thành chữ “Đậm”!” Tôi lại bảo: “Khỏi phải sửa, bởi chữ “Đục” ấy rất hay, “ Đục nước béo cò”! Thao lại cười hồn nhiên: “Ờ nhỉ!...”.Một lần, chỉ có tôi và Thao là người ăn sau cùng trên “bãi ăn” thì thấy có hai đứa bé, đứa chị gần mười tuổi, thằng em khoảng năm, sáu tuổi, quần áo rách rưới, cứ đứng ở góc sân nhìn chúng tôi ăn. Đứa em hai lần định nhào tới chỗ chúng tôi nhưng đều bị chị nó kéo lại. Thấy vậy, tôi nói với Thao: “Đem cho hai chị em chúng nó hai bát cơm, hết cả thịt vào!”. Thao nhất trí ngay, dùng hai cái bát sắt của chúng tôi, xới đầy bát, đem lại cho hai chị em. Hai đứa nhận hai bát cơm thì đi ngay!... Ăn xong, chúng tôi còn lại giúp mấy người Anh nuôi thu dọn “Chiến trường”. Thượng sĩ Sùng, Tiểu đội trưởng nuôi quân thấy chúng tôi làm động tác “Binh vận” như thế thì thích lắm, cười hở hết hàm răng bàn cuốc, nói: “Người ta cứ bảo đám học trò các cậu lười nhác nhưng hóa ra không phải! Hôm nay mà hai cậu rửa hết cho tớ đống khay chậu này thì sẽ có phần thưởng xứng đáng!”. Đương nhiên là chúng tôi rửa hết, chỉ mất khoảng nửa giờ, mà cũng không phải vì “phần thưởng” như Thượng sĩ Sùng đã hứa mà chỉ là làm cho biết Anh nuôi là thế nào!...Khi chúng tôi về đến nhà thì thấy hai chị em hai đứa bé ban nãy đứng chờ ở góc sân, tay cầm hai cái bát sắt. Thì ra chúng đợi trả chúng tôi hai cái bát sắt (đó cũng là một “vũ khí” quan trọng của người lính, vì mỗi ngày phải dùng tới ba lần sáng, trưa và chiều tối). Chị chủ nhà bước ra sân nói: “Chúng nó chờ các chú gần nửa giờ rồi đấy. Bảo cứ đưa chị trả giùm nhưng nhất định không chịu, đòi phải gặp hai chú để cám ơn!”. Đứa chị nói lí nhí cái gì mà tôi nghe không rõ, nhưng trong lòng dâng lên một cảm giác kỳ lạ, như là …muốn khóc, bởi nhìn kỹ mới thấy đứa chị thật xanh xao, gày gò, hai cánh tay như hai cuống lá đu đủ!...Thì ra chúng là hàng xóm của chị chủ nhà. Bố mẹ chúng đều bệnh tật liên miên nên nhà rất nghèo túng và chúng thường xuyên bị đói! Sau khi nghe chuyện hai đứa bé hàng xóm, Thao cũng xúc động lắm, nói với tôi: “Từ hôm nhận năm đồng tiền lương Binh Nhì đến giờ, chúng ta chưa tiêu pha gì. Vậy ta nên góp lại thành mười đồng, mua gạo đem cho hai chị em chúng nó!”. Nghe Thao nói mà tôi lại muốn… khóc (tôi vốn là đứa trẻ dễ mềm lòng từ khi thường bị bố phạt…nhịn đói!). Tờ năm đồng ấy tôi vẫn cất dưới đáy ba-lô, định giữ làm kỷ niệm của anh lính Binh Nhì, nhưng giờ thỉ kỷ niệm về những đứa bé đói rét này còn quan trọng hơn nhiều!...Nói là làm, chúng tôi gộp hai tờ năm đồng lại, đi tới ngay nhà bếp Đại đội, tìm gặp Thượng sỹ Sùng. Lúc đó, Thượng sỹ Sùng đang ngồi uống trà cùng với ba Anh nuôi nữa. Khi nghe chúng tôi nói ý định muốn dùng mười đồng lương Binh Nhì của hai người mua gạo giúp gia đình hai đứa bé nghèo đói, Thượng sỹ Sùng nhìn chúng tôi lừ lừ rồi nói: “Cất ngay mười đồng Binh Nhì đó đi! Chẳng lẽ lão Thượng sỹ tái ngũ (nhập ngũ lần thứ hai) này lại để các cậu qua mặt như thế!”. Nói rồi Thượng sỹ Sùng bảo một Anh nuôi ngồi cạnh: “Cậu đi cân cho hai anh Binh Nhì này mười ký gạo, ghi vào người nhận là Thượng sỹ Sùng!”… Khi đã cầm mười ký gạo trên tay, tôi vẫn chưa tin nổi câu chuyện lại “Kết thúc có hậu” như thế!...*Những ngày tháng huấn luyện Tân binh trôi qua nhanh vun vút, nhưng thực ra nó chuyển động với vận tốc không đổi, tôi thấy nó nhanh bởi ngày nào tôi cũng vạch một vạch phấn lên cái cột nhà ngay sát chỗ giường ngủ. Khi tôi vừa vạch xong vạch phấn thứ hai mươi, thì lại có cảm giác tràn ngập trong mùi hương chanh, hương bưởi kỳ ảo. Quả nhiên là Mận đã tới từ bao giờ, cảm giác không bao giờ đánh lừa chúng ta!...Tôi nói với Mận: “Chúng ta quen nhau đã mười bảy ngày rồi, đúng bằng số tuổi của Mận! Vậy phải “Liên hoan” ăn mừng đi chứ!’. Mận cười nói: “Lúc nào Mận cũng sẵn sàng “Liên hoan” với anh!”. Những lúc “nói chuyện” như thế này, tôi thường cảm thấy thiếu vốn ngôn từ vô cùng! Thì lại là lúc Mận “gỡ thế bí” cho tôi, bảo tôi đừng nói gì cả, và thế là chúng tôi cùng bay vào một thế giới thật kỳ lạ, có đủ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông!... Sau này, khi tôi biết đến câu nói nổi tiếng “ Khởi thủy là hành động” của nhà viết kịch bậc thầy Gớt thì tôi nghĩ ngay tới cô gái quê tên Mận: Mận mà được học hành đàng hoàng thì chắc chắn chẳng thua gì tác giả Phaux-tơ này!...Đợt huấn luyện Tân binh của chúng tôi chỉ kéo dài đúng ba mươi ngày. Ngày kết thúc khóa huấn luyện Tân binh, tôi bị xếp hạng chót vì có hai môn không đạt: đó là đi đều bước và thuộc lòng mười lời thề danh dự của người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tôi cũng không hiểu sao, khi bước đi một mình, tôi bước rất đúng nhịp hô của người chỉ huy, nhưng khi đứng vào trong hàng ngũ, thì chân tôi cứ bị lạc nhịp! Còn chuyện vì sao không thuộc lòng được mười lời thề, cho đến bây giờ, tôi vẫn ngạc nhiên với chính mình bởi bao nhiêu công thức, định lý, tiên đề Toán học rất khó nhớ đã khiến cho hầu hết người đi học phải đau đầu, thì tôi lại nhớ rất nhanh, và còn thuộc lòng cho đến tận bây giờ, còn mười lời thề ngắn gọn như thế tại sao lại không nhớ nổi?Sài Gòn, 12-12-2009Đỗ Ngọc ThạchCHUYỆN MỘT NHÀ BÁO- Đỗ Ngọc ThạchTruyện ngắn của Đỗ Ngọc ThạchCHUYỆN MỘT NHÀ BÁOHơn hai mươi năm lăn lộn trong nghiệp chướng “viết lách” tôi đã tiếp xúc với khá nhiều nhà báo thuộc đủ các “đẳng cấp” khác nhau, nhưng người gây ấn tượng mạnh nhất đối với tôi là Bửu Báo. Tôi gặp B.B (từ đây, xin cứ gọi tắt Bửu Báo là B.B cho tiện và cũng vì một lý do nữa là Bửu Báo rất khoái khi tôi gọi thế, chỉ vì một lần đến chơi với tôi, thấy có bức ảnh nhân vật nổi tiếng người Đức Béc-tôn Brếch, Báo nói người này hơi giống mình và xin luôn bức ảnh đó về…) khi tôi đang thịnh còn B.B thì đang ở vào thuở “hàn vi”. Lúc ấy, tôi đang phụ trách công tác xuất bản và một tờ tạp chí của Sở Văn hóa thông tin một tỉnh lớn (giờ đã tách thành hai tỉnh), có thể nói cũng là “quan to” vì nó tương đương với một nhà xuất bản và một tờ tạp chí ở một tỉnh phát triển mạnh và sớm. B.B lúc đó đang làm nhân viên của phòng văn hóa thông tin một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa, “vùng biên ải”. Tôi vì “chán đời” mà bỏ đất Thủ đô vân du bốn phương nên đã gặp B.B lần đầu ở tận chốn thâm sơn cùng cốc vùng biên ải và không hiểu sao, số phận tôi lại liên quan với B.B …Lần ấy tôi đi cùng hai nhà sưu tầm văn hóa dân gian đến huyện thì gặp B.B. Lúc đó, chúng tôi vào trụ sở của phòng văn hóa thông tin huyện thì thấy vắng tanh vắng ngắt như vào một cái miếu cổ bỏ hoang lâu ngày. Chúng tôi tính bỏ đi bỗng nghe có tiếng rì rầm phát ra từ một căn phòng đóng cửa. Tôi tiến lại gõ cửa, khoảng năm phút sau, một thanh niên cao to bước ra, khép hai cánh cửa lại sau lưng. Vừa nhìn thấy chúng tôi, anh ta đã vồn vã nói :- Chào các anh ! Em là Báo, Bửu Báo. Phòng đã nhận được điện báo các anh sẽ tới từ ba bốn ngày. Ông trưởng phòng bị trúng gió nằm ở nhà, giao nhiệm vụ cho em thường trực ở đây đón các anh…Mời các anh vào phòng khách.Khi đã an tọa trong phòng khách, tôi đưa giấy tờ cho Báo, Báo mới liếc qua liền nói :- Em biết tên anh từ ngày anh mới chuyển về tỉnh cơ. Chả là ông bố em phụ trách công việc của các anh ở trên tỉnh mà . Em đã tính đến gặp anh để xin làm đệ tử, nhưng chưa kịp thì ổng đã đầy em tới vùng biên ải này !...Tôi ngạc nhiên hỏi :- Vậy cậu là con ông cháu cha hả ? Ông nào vậy ?- Anh chẳng cần biết ông ấy làm gì cho mệt óc. Vả lại, theo như em biết thì các sếp trên tỉnh không thích anh đâu. Vì tỉnh người ta yên tĩnh, đúng theo kiểu tỉnh lẻ, tự nhiên anh về làm náo động cả lên, bày ra những việc “kiểu trung ương” như thế, chẳng ai quen được đâu !...- Thế chẳng lẽ một cơ quan văn hóa thông tin mà suốt ngày, thậm chí suốt đêm chỉ chơi bài “tiến lên” và sáng xỉn chiều say ? Đâu có được !- Thế mà vẫn được đó anh ơi ! Ngay bây giờ nếu anh sang văn phòng ủy ban sẽ thấy cán bộ phòng em và cả các phòng khác đang tụ tập chơi bài “tiến lên” và nhậu tới bến mới thôi ! Nhưng đó là chuyện nhỏ, kệ họ. Bây giờ ta bàn chuyện ta. Các anh đã quá bộ về tới đây, Báo này xin phục vụ từ A tới Z. Nhưng bù lại, anh cũng phải giúp em một việc. Tính em ưa sòng phẳng, nói thẳng nói thiệt, nhất là khi em được biết anh cũng là đại lãng tử, chơi được, có đúng không ?Không để tôi trả lời, B.B đi ra cái phòng đóng cửa lúc nãy dắt vào một người phụ nữ trên dưới ba mươi tuổi, ấn ngồi xuống ghế và nói :- Xin giới thiệu với các anh, đây là chị Xiu Hoa, phó chủ tịch huyện phụ trách văn xã. Chị Xiu Hoa sẽ duyệt luôn kế hoạch công tác của các anh với huyện, duyệt luôn cả phí hỗ trợ các anh nếu cần, sẽ đi với các anh xuống xã. Chị Xiu Hoa tuy là người dân tộc nhưng đã được ra thủ đô Hà Nội học nhiều thứ nên rất hiểu và nhiệt tình với công việc của các anh !...Chỉ sau mười phút, “kế hoạch hành động” của chúng tôi ở huyện đã được Xiu Hoa ủng hộ, hưởng ứng tối đa. Khi Xiu Hoa đưa hai nhà sưu tầm đến chỗ ăn nghỉ, B.B nói:- Em và anh tuy lần đầu gặp mặt nhưng em nghĩ rằng chúng ta đã gặp nhau từ kiếp trước
- Cậu lém thế ? – Tôi nhìn thẳng vào B.B nói.
- Em đâu dám lấy vải thưa che mắt thánh, múa rìu qua mắt thợ! Nhưng em xin nói hai câu này, nếu anh chịu thì ta bắt tay kết nghĩa huynh đệ, còn nếu anh thấy không đúng thì em xin tự cắt lưỡi làm thằng câm suốt đời. Thú nhất, nhìn tướng anh, em biết anh thuộc loại đại lãng tử, vân du bốn biển không yên chốn nào. Chỉ hai năm nữa anh sẽ đi khỏi tỉnh này thôi. Và , năm năm nữa, anh sẽ gặp hạn, lúc đó người cứu anh sẽ là…Bửu Báo này!...Nhìn thần sắc anh, em biết là anh vừa giật mình ! Có đúng không anh ?
- Trời đất !...Cậu còn trẻ tuổi mà nói đúng như một chiêm tinh gia có tiếng ở Hà Nội đã nói với tôi trước khi tôi bỏ Hà Nội đi !...Còn câu thứ hai?
- Câu thứ hai là tiếp nối câu thứ nhất. Năm năm nữa, chính cái lúc anh gặp hạn lại là lúc em phất to. Nếu đúng như tử vi của em thì lúc đó em sẽ làm Sếp một tờ báo, ở chốn phồn hoa đô hội hẳn hoi chứ không phải ở tỉnh lẻ như anh. Ngay bây giờ, trong đầu em đã hình dung công việc lúc đó sẽ triển khai như thế nào, và anh sẽ đảm đương phần việc nào cho em!...Nói thế, người tầm thường không hiểu sẽ cho là em bốc phét và xấc láo với anh. Còn anh, em tin là anh cũng biết xem tướng, anh hãy nhìn tướng em và xét xem lời em nói thế nào?
- Tớ đã quan sát rất kỹ tướng mạo cậu ngay từ khi mới gặp…
- Nhìn ánh mắt anh là em biết anh đang “hành nghề” xem tướng người nói chuyện với mình!
- Cậu có cái mũi cực quý, gọi là “huyền đởm tỵ”, mũi như trái mật treo, tất cuộc đời sẽ phú quý, gặp nhiều may mắn, nhiều khi không làm mà vẫn có ăn !... Cũng có thể nói mũi cậu là mũi “phục tê quán đính”, nếu như ngày xưa có thể làm tới quan thượng phẩm. Còn nếu thời nay, làm sếp một tờ báo thì cũng là thường… Kéo áo lên tớ coi cái bụng chút xíu !
- B.B kéo áo lên, tức thì tôi kinh ngạc thốt lên:
- “Tễ khả nạp quất”…Cực quý, cực quý !...Cậu tuy đang bị đày nơi thâm sơn cùng cốc nhưng sống như đế vương. Cậu tất phải là con cháu bậc vua chúa đời xưa !
- Tôi vừa dứt lời, B.B đã rút trong túi quần rộng thùng thình ra một xếp tiền đưa tôi và nói:
- Mặc dù em biết anh thuộc loại coi đồng tiền như cái rác nhưng đây là “nhuận bút” của những lời anh vừa nói. Còn lát nữa, em xin đãi anh một chầu bia với đặc sản núi rừng, anh sẽ nhớ đời!...Trước khi đi, em xin múa hầu anh bài quyền Ngọc Trản để anh thấy em đúng là con cháu vương tướng ngày xưa, văn võ song toàn !
- Dứt lời, B.B cởi phăng áo, múa tít mù bài quyền Ngọc Trản, mồm thì đọc vang lên những câu thiệu :
“Ngọc Trản ngân đàiTả hữu tấn khaiHồi thập tựLiệng diệp liên baĐả sát túc…”Trên đường đi, B.B nói : “Tuy hiện tại em chỉ là thằng nhân viên quèn, nhưng bà phó chủ tịch ban nãy là bồ, còn ông phó chủ tịch thì đánh bài “tiến lên” với em chỉ cháy túi, luôn nợ em vài trăm . Cho nên, em điều khiển hai vị này không khác gì chủ tịch huyện, tức cũng xấp xỉ uy quyền vương hầu ngày xưa. Gặp anh ở đây, em nghĩ đến chuyện Lưu Bang gặp Hàn Tín. Nhưng anh giúp em thì rất dễ dàng, chẳng vất vả khó nhọc như Hàn Tín đâu. Anh chỉ cần đăng cho em dăm bài trên tờ Tạp chí của anh, in giúp em vài cuốn sách. Còn cái bằng Đại học Báo chí thì em lấy dễ như lấy đồ trong túi. Ta phải chuân bị đầy đủ điều kiện tối thiểu, thời cơ đến là a lê hấp !...B.B còn nói cho tôi rất loằng ngoằng về “cây gia phả” của các vua nhà Nguyễn, nhưng tôi cũng quên luôn B.B thuộc chi nào, nhánh nào của dòng giống vua nhà Nguyễn vì các vua nhà Nguyễn lắm vợ nhiều con quá ! Tối hôm đó, B.B dẫn tôi đi uống “bia ôm” (lúc đó, thuật ngữ bia ôm chưa phổ cập trong đời sống xã hội). Nhìn cung cách ăn chơi của B.B, tôi thầm nghĩ đúng là ăn chơi kiểu đế vương !...* * *Hai năm sau, đúng lúc tôi đang tiến hành làm ăn lớn thì gặp chuyện phiền toái về viết lách, tôi tự xin thôi việc đi một mạch về Sài Gòn, bắt đầu cuộc sống giang hồ một trăm phần trăm. Ba năm đầu, phải làm thuê làm mướn đủ kiểu, kể cả làm thợ, không dính gì đến văn chương báo chí. Tuy thế, công việc cũng vừa sức và đủ tiền xài lai rai. Nhưng đến năm thứ tư đúng là “họa vô đơn chí”, tai họa chẳng bao giờ đi riêng lẻ mà luôn có “bạn đồng nghiệp” ! Nợ nần chồng chất như chúa Chổm, tôi đã tính chuyện chết quách đi cho rồi thì bất ngờ gặp lại B.B. Hôm đó, tôi đang đạp xích lô lòng vòng quanh mấy cái nhà hàng lớn để kiếm khách thì thấy một ông khách to béo, ăn mặc theo mô-đen Việt kiều ngoắc tôi lại. Tôi cho xe cặp sát ông ta thì ông khách đã nắm chặt lấy tay tôi la lớn :- Trời đất ơi ! Anh hùng tuyệt bút như tiên sinh mà đến nông nỗi này sao ?- Trời !... – Tôi cũng giật mình la lên – B.B đó à ?Sau phút hàn huyên, tôi chở B.B về nhà B.B . Đó là một cái nhà kiểu biệt thự, diện tích khoảng gần năm trăm mét vuông tọa lạc ở cuối một con hẻm lớn vùng ven đô…B.B nói với tôi :- Cái nhà này là em nhờ lộc của vợ. Em lấy vợ có tướng “ ngọc đới yêu vi” cực quý, vượng phu ích tử không ai bằng ! Còn em, đang chuẩn bị nhậm chức phó Tổng biên tập cho một tờ báo ngành, thực chất là Tổng. Cái mốt bây giờ là làm báo cho các ngành mới có ăn, còn làm báo thuần văn chương như các anh ngày trước là “xưa rồi Diễm ơi!”…Nhưng em lại muốn anh làm cái việc rất xưa ấy cho tờ báo của em !- Thế là sao?- Tôi ngạc nhiên, hỏi.- Anh thường hay nói rằng muốn tiến lên hiện đại thì trước hết phải hiểu kỹ truyền thống đó sao? Bây giờ em nói ngắn gọn thế này: Anh đi ôm về đây cho em tất cả các loại báo chí cũ, càng cũ càng hay. Sau đó công việc của anh sẽ là “hiện đại hóa” cái đống báo cũ đó. Em nghĩ rằng anh chỉ phẩy tay là xong! Thời gian chuẩn bị “chiến trường” của chúng ta còn ba tháng nữa, quá ư rộng rãi !- Các công đoạn khác từ A đến Z cậu đã chuẩn bị đến đâu rồi ?- Anh quên rằng em đã chuẩn bị từ năm năm trước à ? Nhân gặp lại cố nhân, em sẽ kêu “dàn tướng sĩ” của em tới đây ta lai rai một chập để anh quan sát chúng nó và “tham mưu” cho em trong cái việc sắp xếp đội hình này !Nói rồi B.B ấn số máy điện thoại di động một hồi, đoạn nói:- Chỉ sau mười phút nữa chúng nó sẽ tới. Em nói trước với anh là em chỉ thu nạp những thằng đang sa cơ lỡ vận, có vậy chúng mới ơn mình và trung thành với mình. Đại loại như là em nuôi một đàn chó săn ấy !
- Thế tớ cũng là một trong những con chó trung thành của cậu à ?
- Đâu có ! Đời nào thằng em này lại dám hỗn láo với ông anh như thế! Cái ơn dìu dắt em từ ngày còn ở nơi rừng xanh núi bạc của anh có bao giờ em quên và bao giờ đền đáp hết được? Ngoài cái việc “khai thác vốn cổ” ra, anh còn phải có trọng trách với em như là Khổng Minh với Lưu Bị ấy chứ. Về chức danh, anh sẽ là ‘Trợ lý Tổng biên tập”, đương nhiên là lúc em bận bịu này nọ, anh điều hành công việc cho em !
- Này, nghe cậu nói cũng bùi tai đấy. Nhưng nói thật, lâu ngày không rờ đến chuyện viết lách, tớ sinh lười nhác rồi. Vả lại, tớ đã thề “quăng bút”, đoạn tuyệt với Nàng Thơ rồi !
- Trời đất ơi! Anh là người am hiểu tướng số mà anh quên rằng “viết lách” nó là cái “nghiệp chướng” sao? Riêng đối với anh, chuyện này càng nặng. Anh không bao giờ thoát khỏi cái “nghiệp chướng” này đâu! Em đã có cách rồi: em sẽ tuyển cho anh một nũ thư ký tuyệt vời , cô nàng sẽ đốt lại ngọn lửa đã tắt trong anh !...Còn bây giờ, em sẽ kêu một cô nàng “mát-xa” loại nhà nghề đến giúp anh giãn gân cốt sau bao ngày lao động chân tay vất vả !...
B.B nói rồi lại ấn số điện thoại…Đúng sau mười phút gọi cho dàn tướng sĩ, năm người, cùng một lúc, đã tới. B.B giới thiệu tôi với họ và giới thiệu họ với tôi: Đây là “Sáu bụng bự”, con có biệt danh là “Thùng phi” vì có thể uống hết một thùng phi bia hơi ! Trước đây, Sáu làm chủ một đại lý bia lớn, có tài kinh doanh tiếp thị. Hỗ trợ cho Sáu bụng bự là “Cô Ba dũng sĩ diệt Giám đốc”, đảm trách công việc chạy quảng cáo cho tờ báo của chúng ta. Tôi xin nhắc lại, báo chí bây giờ sống khỏe là nhờ vào quảng cáo, cho nên chúng tôi xin được sống nhờ vào tài năng “diệt giám đốc” của Cô Ba ! Còn đây là cặp bài trùng Lý toét – Xã xệ, hai cây bút phóng sự chủ lực của báo ta. Lý toét và Xã vệ cứ phóng bút thoải mái như thời còn làm cho báo phường, báo quận, đã có sư phụ tuyệt bút đây làm cái việc “đánh bóng, mạ kền” trước khi bài viết lên báo ! Còn nhân vật thứ năm, nhìn bên ngoài có vẻ dị dạng, xấu xí nhưng tài ba thì vào loại đệ nhất đô thành, bàn tay bé nhỏ thế kia nhưng có thể nắm trong tay tất cả các nhà máy, xí nghiệp sản xuất giấy và in ấn của cả khu vực miền Nam này ! Báo của chúng ta có thể in hàng triệu bản mà không bao giờ lo thiếu giấy !...Mọi người nâng ly bia mừng buổi gặp mặt …Trong khi uống bia và nghe “ngũ hổ tướng quân” của B.B nói huyên thuyên về kế hoạch tác chiến của mình, tôi chú ý quan sát kỹ từng người một để tìm hiểu xem tại sao họ lại được B.B tín nhiệm và liệu họ có làm khynh đảo được thị trường báo chí như B.B ao ước hay không ? Sáu bụng bự uống bia quả là tự nhiên như không có chuyện gì xảy ra, duy có một chi tiết khiến tôi lấy làm lạ là chốc chốc, Sáu lại nặn trứng cá ở trên mặt và cho luôn vào mồm nhai như không ! Còn “Cô Ba dũng sĩ diệt Giám đốc”, tuy không vào loại tuyệt thế giai nhân nhưng tất cả các “bộ phận” trên người cô đều như đang “bốc lửa” sẵn sàng “thiêu đốt” bất cứ đấng nam nhi quân tử nào. Cô Ba uống bia nhỏ nhẹ và có một động tác thường xuyên là cúi xuống ngửi nách mình rồi lấy khăn lạnh lau nách ! Thấy vậy, tôi nói nhỏ với B.B rằng cô này có tướng “ sú hương” cực xấu, không thể làm việc đối ngoại được, nhưng B.B bảo, cô Ba có tới mười cái cực xấu nhưng lại có một cái cực tốt là tướng “ song long nhiễu nguyệt”, đó là tướng “ thập trọc nhất thanh”, một cái cực tốt kia sẽ xóa bỏ được mười cái cực xấu ! Quan sát kỹ hai nhân vật Lý toét và Xã vệ, quả là một cặp bài trùng hiếm có : Lý toét (gọi là Lý toét vì người này cận nặng) có cái dáng ký giả ở mọi cử chỉ, dạng mạo, còn Xã xệ “to cao đen hôi” như một võ sĩ quyền Anh người da đen, hai người mà cộng hưởng với nhau thì tuyệt ! Hai người này vừa ăn uống vừa hí hoáy ghi chép cái gì đó đúng phong cách phóng viên tác nghiệp. Tôi nhoài người tới cụng ly và liếc nhanh vào cuốn sổ tay của họ thì giật mình kinh ngạc vì nhìn thấy trên sổ tay của Lý toét kín đặc chỉ toàn chữ A, còn trên sổ tay của Xã xệ thì chữ gì ngoằn ngoèo như chữ Camphuchia và to như quả trứng gà !...Nhân vật thứ năm quả là dị tướng, sơ bộ có thể xếp vào loại tướng “ Bát tiểu”, là quý cách, gặp vận có thể phú quý hết chỗ nói !Điều bất ngờ lớn đối với tôi là cả năm người này đều rất sẵn tiền trong người và qua cung cách, nói năng thì họ xài “tiền tấn” chứ không phải đếm từng đồng như người bình thường. Khi B.B hô mọi người gom tiền mua cho tôi một căn nhà ở tạm thì chỉ sau năm phút, trong tay tôi đã có một cục tiền đô, trị giá khoảng hơn hai mươi cây vàng 24K ! Chưa biết sau này B.B và các chiến tướng làm ăn ra sao, nhưng cứ bằng vào việc đối xử với một anh trắng tay như tôi như thế, đủ để nói rằng cái “E-kíp” này rất mạnh, bởi tôi vẫn thường nghĩ, thời nào cũng thế, có tiền mua tiên cũng được !...* * *Tôi đang cặm cụi làm cái việc mà B.B đã giao cho thì bất ngờ nhận được tin bố tôi đột ngột qua đời. Tôi phải bay ra Hà Nội chịu tang bố. Trong dịp này, tôi gặp lại một người bạn học cũ hiện đang dạy ở một trường đại học. Tôi khoe chuyện làm báo với B.B thì người bạn nãy rũ ra cười, chảy cả nước mắt và nói :- Trời đất ơi, cái thằng Báo ấy nó đã lên tới ngạch sếp rồi cơ à ? Ngày xưa, tớ dạy nó ở lớp tại chức đại học báo chí, nó có học hành gì đâu, chỉ ngồi sờ mó mấy cô gái đa tình thôi à ! Tớ nghĩ nó sẽ phất nhưng là phất nhờ làm chủ quán bia ôm cơ chứ !- Thì nó cũng có dưới tay mấy quán chứ đâu phải một quán !- Ờ…nó được cái tài “sát gái” và biết đâu tài làm báo mới phát lộ cũng nên ! Nhưng theo tớ, cậu không nên đi theo “phò giúp” nó làm gì vì cậu không phải cái “típ” như nó. Cậu phải làm cái gì đó liên quan tới đất đá…- Đi buôn bán địa ốc thì mình không đủ tài, còn đi tìm đá quý thì không có võ để chống lại bọn đầu gấu trấn lột…- Cậu nói tới đá quý, tớ chợt nhớ tới một ông chú họ, xưa đã từng là tướng đặc công, hiện đang làm chủ một công ty vàng bạc đá quý. Ông ta cần viết lại cuộc đời oanh liệt của mình. Để tớ liên lạc với ông ta rồi giới thiệu cậu !Theo lời khuyên của người bạn học, tôi không trở lại gặp B.B nữa mà chui vào thư viện đọc tất cả những sách báo nói về bộ đội đặc công vì tôi muốn có một chút hiểu biết về binh chủng đặc biệt tinh nhuệ này trước khi tiếp xúc với ông tướng đặc công về hưu kia. Mê mải trong thư viện, thời gian trôi qua bên ngoài rất nhanh. Thấm thoát đã hơn một năm trôi qua, người bạn tôi vẫn chưa liên lạc được với ông tướng đặc công. Tôi tính ra hè đường đánh máy thuê kiếm sống qua ngày thì bất ngờ gặp Sáu bụng bự. Sáu lôi tôi vào quán bia và nói :- Báo vẫn ra đều kỳ nhưng chẳng ma nào mua, các đại lý đều trả lại hết. Cứ cung cách này thì đến sập tiệm. Em ra chuyến này để tiếp xúc các sếp ở một tờ báo khác, nếu thuận buồm xuôi gió, em sẽ làm trưởng đại diện cho họ ở trong ấy !- Thế cậu bỏ B.B à ? Cùng “dựng cờ lập nghiệp” với nhau cơ mà ?- Nhưng hắn du côn lắm, ngày nào cũng đá đít, bạt tai em như là đánh đầy tớ ! Không hiểu sao em lại nhịn được như thế ? Nhưng mối tình này cũng phải đến lúc chia tay !Sáu bụng bự nâng ly bia lên cụng với tôi, tôi chợt giật mình khi thấy trên miệng ly bia, lẫn vào trong đám bọt đang tan dần là những viên trứng cá mà Sáu vừa nặn ra khi đang nói chuyện với tôi ! Tôi không nhịn được, nói :- Sao cậu ăn uống dơ bẩn thế?
- Tinh cha huyết mẹ không nên bỏ ! Anh quên câu nói đó à? – Nói rồi Sáu làm một hơi cạn li rồi nói tiếp – Nếu anh khó khăn thì vào làm cho B.B đi, hắn vẫn nhắc anh luôn và không giận anh đâu. H ắn bảo cái số của anh như thế. Còn nếu không, anh chờ một thời gian nữa, em nhận chức mới rồi, sẽ lấy anh làm Phó, nếu anh vui vẻ ô kê !
Sáu bụng bự vừa dứt lời thì B.B đột ngột xuất hiện như từ trên trời rơi xuống kèm với tiếng nói:”A! Thằng phản thùng! Tao cứu mày khỏi tù mục xương mà mày trả ơn thế hả?”. Và rồi B.B hét lên như diễn viên tuồng rồi múa tít mù bài quyền Ngọc Trản, mồm thì đọc vang lên những câu thiệu: “Ngọc Trản ngân đài – Tả hữu tấn khai – Hồi thập tự - Liệng diệp liên ba – Đả sát túc…”, tới câu “Đả sát túc” thì tôi thấy Sáu bụng bự bay ra cửa quán bia như một quả bóng !...Sau đó, B.B nhẹ nhàng cầm tay tôi dắt ra khỏi quán bia và nhỏ nhẹ nói:”Chỗ này không phải chỗ người có chí lớn lui tới!...Ông anh giang hồ mê chơi quên quê hương quá rồi đó! Cô thư ký riêng của anh chờ anh mỏi mắt! Sao anh nỡ đối xử với người đẹp như vậy?”… Không biết B.B còn nói gì nữa không vì tôi có cảm giác như mình đang bước đi trên một tầng mây xốp rất lớn !...Tôi định rút tay ra khỏi tay B.B để bay theo một đám mây màu vàng, nhưng có tiếng ai đó nói văng vẳng bên tai tôi:”… Mẹ ơi, con đành chịu tội bất hiếu với Mẹ: nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo!”. Trời ơi, lại là cái ông Vũ Bằng, hình như ông ấy cứ “theo dõi” tôi hoài kể từ khi tôi đọc cuốn “Bốn mươi năm nói láo” của ông! Nghĩ đến đây, tôi đành để mặc cho B.B dắt đi!...Cuối năm Tý, 1996- TP.HCMĐỗ Ngọc ThạchĐường Văn ::
Xem thêm:newvietart.com/DONGOCTHACH_saigon.htmlSinh ngày 19-5-1948, tại Phú Thọ. Năm l966 vào học tại Khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp HàNội. Từ 12-1966 đến l0-1970 nhập ngũ trong bộ đội Ra-đa.www.vanchuongviet.org/index.php%3Fcomp%3Dtacgia%26actio...Đỗ Ngọc Thạch ... Kiếm sống (truyện ngắn). Kiếm Sống 2 (truyện ngắn). Lấy Vợ Xấu (truyện ngắn). Lệnh Phải Thi Đỗ (truyện ngắn). Làng nói trạng (truyện ngắn) ...vannghechunhat.net/truyen/do-ngoc-thach.htmlChi tiết: Chuyên mục: Truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch: Lượt xem: 98. Hóa Thạch 1. Hóa thạch. Có nhà khảo cổ học nọ sau khi làm xong luận án Tiến sĩ thì phát ...nhavantphcm.com.vn/d%25E1%25BB%2597-ngoc-thach-nha-van-...ĐỖ NGỌC THẠCH - NHÀ VĂN - Thư viện. NHÀ VĂN ĐỖ NGỌC THẠCH. Nhà văn Đỗ Ngọc Thạch sinh ngày 19 tháng 5 năm 1948, quê quán ở Phú Thọ. Ông đã ..
.
Được đăng bởi Đỗ Ngọc Thạch vào lúc 19:05
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét