Hình ảnh

Hình ảnh
Ảnh Đỗ Võ Cẩm Thạch

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Nhật Ký Của Một Cô Giáo Trường Huyện - Đ.N.T (nguoibanduong.net)

Truyện Ngắn Đỗ Ngọc Thạch

Đỗ Ngọc Thạch (1993)http://lucbat.com/admin/upload/1090205095901.jpg

Đỗ Ngọc Thạch   (Sài Gòn, 1994)


Trang Văn trong nước
1. Ngày…tháng…năm…19…

Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác là: “Học sinh ở đây khác với học sinh các nơi khác ở hai điểm: 1/ Phải năn nỉ, lôi kéo chúng đến học; và do đó dẫn đến điểm thứ 2/ Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!”. Trải qua cuộc đời đi học từ Trung học Phổ thông cho đến hết Đại học Sư phạm, mình đã chứng kiến không biết bao nhiêu những phụ huynh học sinh phải chạy chọt đủ kiểu để con em được đi học cho nên mình thật sự ngạc nhiên khi nghe thầy Hiệu trưởng nói như thế. br />


  Phan Hồng Anh, Phan Hong Anh

Tin tức > Trang Văn trong nước > Xem nội dung bản tin
Nhật ký của một cô giáo trường huyện - Đỗ Ngọc Thạch
[01.09.2011 00:30]
Xem hình

1. Ngày…tháng…năm…19…

Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác là: “Học sinh ở đây khác với học sinh các nơi khác ở hai điểm: 1/ Phải năn nỉ, lôi kéo chúng đến học; và do đó dẫn đến điểm thứ 2/ Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!”. Trải qua cuộc đời đi học từ Trung học Phổ thông cho đến hết Đại học Sư phạm, mình đã chứng kiến không biết bao nhiêu những phụ huynh học sinh phải chạy chọt đủ kiểu để con em được đi học cho nên mình thật sự ngạc nhiên khi nghe thầy Hiệu trưởng nói như thế.
Mình định nói điều gì đó với thầy Hiệu trưởng nhưng rồi lại thôi bởi vụt nghĩ đến một câu cách ngôn: Định nói với ai điều gì quan trọng thì hãy lùi lại ngày hôm sau! Ngày hôm sau, quả nhiên là mình tự thấy rằng không phải nói điều đó ra nữa!
Tên trường đã thể hiện khá rõ đối tượng cũng như mục đích của nhà trường. Điều cần nói thêm chỉ là: khi mình về nhận công tác ở đây cũng là năm học đầu tiên của trường, tức trường vừa có quyết định thành lập được ba tháng thì khai giảng năm học đầu tiên. Nói vậy để có thể thấy rằng tất cả mọi việc đều là những bước đi ban đầu!
2. Ngày…tháng…năm 19…
Ngày đầu tiên lên lớp, “vạn sự khởi đầu nan” nên ai cũng cầu mong thuận buồm xuôi gió và có được kỷ niệm đẹp. Mình cũng cầu mong như vậy. Song, mọi việc diễn ra lại không hề Đẹp chút nào, thậm chí thật đáng sợ!
Buổi lên lớp đầu tiên của mình đã diễn ra không đúng như “Kịch bản” mà mình đã hình dung! Sau khi tự giới thiệu và điểm danh cả lớp, mình nói: “Tôi muốn biết qua mười năm Trung học Phổ thông, các em đã có được những gì trong đầu! Vì thế, mỗi em lấy ra một tờ giấy, viết ra cho tôi Mười Định lý hoặc công thức Toán học mà các em cho là quan trọng nhất, không thể quên! Thời gian là ba mươi phút!”.
Năm phút đầu, mình đi ra ngoài hành lang xả “xú-páp”, ngắm quang cảnh xung quanh và ngắm mây trời! Mình chợt nghĩ, tại sao cái hình ảnh “Trời xanh - Mây trắng” rất quen thuộc đối với chúng ta, ta đã biết nó từ khi được sinh ra mà mỗi lần nhìn ngắm nó vẫn thấy nó đẹp, vẫn thấy nó đầy bí ẩn?
Khi mình trở vào lớp, một cảnh tượng hoàn toàn bất ngờ xảy ra: có tới hơn nửa lớp không viết gì cả, ngồi nói chuyện thoải mái, nam nữ cấu véo nhau rồi cười rúc rích, tự nhiên như ở…trong rừng! Số non nửa còn lại thì đang hí hoáy viết nhưng không phải viết những định lý, công thức Toán học mà viết “thư tình” rồi xếp thành hình “Tàu bay giấy” sau đó phóng đi lung tung! Có hai nam học sinh thì ngồi vẽ …bộ phận sinh dục nam và nữ, lúc rời, lúc dính vào nhau rồi thản nhiên đi tới bàn có nữ sinh ngồi rồi đặt lên mặt bàn của nữ sinh này!
Mình chưa kịp phản ứng gì thì thầy Hiệu trưởng đi cùng hai người hình như là cán bộ của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, đi tới. Mình chào thầy Hiệu trưởng và hai người kia, tưởng họ vào thăm lớp học nhưng họ chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” mà thôi, tức chỉ ngó nghiêng một lúc, hỏi mình hai câu rồi đi! Ôi, giá như họ dừng lại, vào thăm lớp mình năm phút thì tốt biết mấy!
Chờ cho thầy Hiệu trưởng và hai người khách của Bộ đi khỏi, mình trở vào lớp và phải nhờ em Lớp trưởng ổn định trật tự. Khi trật tự đã được vãn hồi, mình hỏi em Lớp Trưởng:
-Em còn nhớ được bao nhiêu công thức Toán học đã học ở Trung học Phổ thông?
-Dạ thưa cô, em xin nói thật: em đã quên hết khi từ trường Nội trú của tỉnh trở về núi rừng, bản làng! - Lớp trưởng ngập ngừng nói!
- Vậy em nhớ được những gì sau mười năm đi học? - mình hỏi tiếp.
- Dạ, em nhớ nhất cô giáo dạy văn đọc thơ rất tình cảm và có “hai quả đào tiên” rất to! - Lớp trưởng vừa dứt lời cả lớp cười ồ! Tức thì có mấy tiếng nói nữa cùng hùa theo: “Cô giáo dạy Sinh cũng căng tròn, còn cô giáo ngoại ngữ thì Ngoại hạng!”, “Cô giáo dạy Toán của chúng ta bây giờ cũng vô địch luôn!”...Thật quá thể! Mình lẳng lặng ra khỏi lớp, còn nghe thấy có tiếng nói đuổi theo: “Tao thích cô giáo này quá rồi! Thế nào cũng phải thử cho biết!”.
Mình về tới khu nhà ở của giáo viên, mở cửa chui vào phòng mình, nằm vật xuống giường mà vẫn như là nghe thấy những tiếng nói quái gở đó bám riết lấy hai lỗ tai!
Bữa cơm trưa đã tới từ lâu mà mình không thiết đi ăn. Một lúc sau, chị Bé, cấp dưỡng của nhà bếp bê suất cơm của mình tới và ân cần nói: “Dù sao cũng phải cố mà ăn lấy vài miếng! Con người ta không thể thiếu cơm! Em ăn đi nhé, mọi chuyện rồi sẽ qua thôi!” Nghe chị Bé cấp dưỡng nói, mình bỗng bật khóc! Trời đất ơi! Đường đường một cô giáo, tốt nghiệp Đại học Sư phạm đàng hoàng, lại chịu thua mấy đứa học sinh người dân tộc và một chị nấu bếp văn hóa thấp như thế sao? Nghĩ vậy, mình lau khô ngay nước mắt như chưa hề khóc và ngồi dậy ăn hết bay suất cơm!
3. Ngày…tháng…năm 19…
Quá chán nản và thất vọng, mình thả bộ trên con đường mòn ở sau khu lớp học. Con đường dẫn lên một quả đồi cao hơn quả đồi của khu vực nhà trường. Đứng ở đây nhìn về toàn cảnh khu nhà trường mới thấy sao mà hoang sơ, cô tịch! Nhìn ra xa xa, những quả đồi nối tiếp nhau như những con sóng bất động. Lúc này đây, mình mới thấy câu thơ của một cô bạn viết về Miền Trung du thật là ớn lạnh: Đồi lại tiếp đồi, đồi hoang sơ / Gió như ngựa hoang cuốn bụi mờ…Ôi, lúc này sao mà nhớ mẹ! Mẹ ơi, mẹ có tha tội cho đứa con bướng bỉnh, bất hiếu này không? Con sẽ trở về bên mẹ, không “đi khám phá chân trời xa” này nữa!...Mới nghĩ đến Mẹ là nước mắt đã trào ra!
Mình vừa dụi mắt, chưa kịp lau khô những giọt lệ còn vương trên má thì có hai người đứng lù lù trước mặt, chỉ cách có ba, bốn mét!
Mọi việc sau đó diễn ra cứ như trong phim… Nhưng kết thúc chưa đến chỗ bi thảm nhất: đúng lúc hai thằng kia cởi hết quần áo của mình ra thì có một tràng tiếng dân tộc vang lên và thầy Hiệu trưởng xuất hiện. Hai thằng kia thấy vậy thì bỏ chạy cũng nhanh như lúc chúng xuất hiện! Thầy Hiệu trưởng nhặt quần áo của mình bị hai thằng kia ném ra xung quanh, đặt vào tay mình rồi nói: “Tốt rồi! Cô mặc quần áo vào rồi đi về ngay! Nhớ là từ giờ đừng có đi dạo một mình và coi như chưa hề có chuyện gì xảy ra!”. Nói rồi thầy Hiệu trưởng lại nói lầm rầm cái gì đó bằng tiếng dân tộc rồi lặng lẽ biến mất như lúc xuất hiện!
Trên đường về, mình thoáng nhớ ra hai thằng ban nãy chính là hai đứa ngồi vẽ bậy trong lớp hồi sáng! Máu giận trong người sôi lên, mình muốn đi ngay đến khu nhà ở của học sinh để “hỏi tội” hai thằng học sinh mất dạy kia, phải đề nghị Hội đồng kỷ luật nhà trường đuổi học chúng!... Mình đi như chạy! Nhưng đi được một đoạn thì mình lại nhớ tới câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng trong buổi gặp gỡ giáo viên đầu tiên: “…Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!” Và ban nãy, vì sao thầy Hiệu trưởng lại nói: “…coi như chưa hề có chuyện gì xảy ra”???... Chuyện to bằng “Cái cột đình” như thế mà lại phải “coi như chưa hề có chuyện gì xảy ra”?! Thế này thì thật không thể hiểu nổi!
Tuy là “Cái đầu” mình nghĩ là sẽ đi đến khu nhà ở của học sinh nhưng “Cái chân” lại đưa mình về khu nhà ở của giáo viên. Chị Nhung, giáo viên môn Sinh nhìn thấy mình thì nói: “Hiền đấy à? Đi đâu mà chị tìm mãi không thấy? Em có tới bốn cái thư đấy, vào phòng chị lấy đi!” Mình theo chị Nhung vào phòng chị, đúng là có bốn cái thư: của bốn đứa bạn cùng học ở Đại học Sư phạm, cùng tên là Hiền nên lớp gọi năm người tên Hiền chúng mình là “Ngũ Long Công Chúa”! Mình nằm lăn ra giường đọc liền một mạch thư của bốn đứa bạn tên Hiền, chúng đều dạy ở trường Trung học Phổ thông của quê hương! Thư của đứa nào cũng nói về buổi lên lớp đầu tiên với những tình tiết thật là vui!...Còn mình, tại sao lại buồn tê tái như thế này, Công Chúa ơi là Công Chúa? Mình vụt nghĩ, hay là tại mình không xin về quê hương như chúng nó? Xin về trường Huyện, thì cả Huyện đã biết danh tiếng của mình, ai cũng sẽ đón tiếp mình long trọng như là “Công Chúa giá lâm”, chứ làm gì có chuyện tủi nhục ê chề như thế này! Mình nghĩ ngày mai gặp thầy Hiệu trưởng sẽ đưa đơn xin chuyển công tác về quê!
Sáng hôm sau, mình dậy sớm, viết ngay lá đơn xin chuyển công tác để đưa thầy Hiệu trưởng, nhưng đến phòng thầy thì thấy cửa khóa. Chị Bảy, văn thư - đánh máy ở bên cạnh, nhìn thấy mình thì nói: “Thầy Cầm đi họp ở Hà Nội rồi! - Rồi chị cười cười, nói giọng nửa đùa nửa thật: Có chuyện gì, nói ra xem coi chị giải quyết cho!”. Mình chán nản bỏ về không nói gì!
4. Ngày…tháng…năm 19…
Khi thầy Hiệu trưởng đi Hà Nội về, mình đến đưa đơn xin chuyển cho thầy thì thầy không hề đọc chữ nào mà cho vào hộc bàn rồi nói: “Cứ từ từ rồi tính!”. Thầy luôn có nhiều khách nên mình chẳng thể nói gì thêm! Vài tháng trôi qua, rồi gần một năm trôi qua, thầy Hiệu trưởng khi gặp mình không hề nói gì tới lá đơn xin chuyển công tác của mình, cũng như không hề có cái chuyện xảy ra trên cái đồi hoang sơ buổi chiều hôm ấy! Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua với một vận tốc không đổi! Mình phải chờ đợi “Sự trả lời của Thời gian” suốt hai năm và nếu không có sự ngẫu nhiên này thì không biết bao lâu nữa Thời gian mới cho mình câu trả lời: Thầy Hiệu trưởng và Thầy Quan, Phó giám đốc Sở Giáo dục của tỉnh quê mình vốn cùng làm Nghiên cứu sinh với nhau ở Nga, trong một lần về Hà Nội họp đã gặp thầy Hiệu trưởng Cầm và lên trường của thầy Cầm chơi. Khi gặp mình, không ngờ thầy Quan đã nhận ra mình khi thầy còn dạy ở trường cấp Ba. Thế là cuộc thỏa thuận giữa hai thầy chỉ có năm phút, mình được chuyển về quê, trường Huyện…
Về Trường Huyện, Thầy Quan còn giới thiệu mình với một “Đệ tử” của thầy, hiện là Phó chủ tịch UBND Huyện phụ trách khối Văn-Xã, một người mà theo như thầy Quan nhận xét thì “Văn võ song toàn” tức vừa có bằng cấp cao vừa kinh doanh rất giỏi, kiếm tiền dễ như “lấy đồ trong túi”! Một tháng sau, mình và ông Phó Chủ tịch Huyện cưới nhau, đám cưới to nhất Huyện!
*
Năm tháng cứ theo nhau đi, Thời gian vẫn lặng lẽ trôi với vận tốc không đổi! Mình vẫn thường nhớ về những kỷ niệm: ngày cuối cùng của tuổi học trò Trung học, ngày đầu tiên của cuộc đời sinh viên, ngày đầu tiên đứng trên bục giảng, ngày đầu tiên có Tình yêu, ngày đầu tiên làm vợ, ngày đầu tiên làm mẹ, v.v…Nếu đứng vào từng thời điểm thì chuyện nào cũng hệ trọng, sự kiện nào cũng “To bằng cái Đình”, nhưng khi xâu chuỗi chúng lại, nhìn tổng thể như một vị tướng duyệt đội quân của mình, thì cái gì cũng “bình thường thôi” và có lẽ câu nói của Thầy Quan nói với mình khi mình cưới chồng là đáng nhớ nhất: “Cuộc đời con người ta có nhiều chặng, có lên bổng xuống trầm, chặng nào cũng quan trọng nhưng quyết định hết thảy là ở Đoạn Kết của cuộc đời!”.

Quả nhiên thầy Quan có con mắt rất tinh đời, từ khi mình làm vợ ông Phó chủ tịch Huyện thì cái Trường Huyện xập xệ đã như Nàng Lọ Lem vụt biến thành Công chúa diễm lệ, đứng đầu bảng đẳng cấp Trường Huyện và ngang ngửa với trường cấp Tỉnh, Thành phố. Mình đã nhanh chóng lên chức Hiệu Phó và nói gì thì nói, nghề dạy học vẫn đẹp nhất, cao quý nhất, mình sẽ hiến trọn đời cho nó! Bài ca Sư Phạm vẫn là bài ca hay nhất!
Lật lại Bản Tự bạch của mình viết khi còn là sinh viên có những điểm chính như: 1-Màu yêu thích nhất: màu hồng; 2-Cuốn sách thích đọc nhất: Bài ca sư phạm của Makarenko; 3-Thần tượng ngưỡng mộ nhất: Nhà thơ R.Tagore; 4-Món ăn khoái khẩu nhất: -Phở gà; 5-Ước muốn lớn nhất: Thành cô giáo! …Năm điểm này phải sửa lại như sau: 1-Màu yêu thích nhất: Màu vàng; 2-Cuốn sách thích đọc nhất: Quẳng gánh lo đi mà vui sống; 3-Thần tượng ngưỡng mộ nhất: nhà tỉ phú B.G; 4-Món ăn khoái khẩu nhất: Chưa xác định; 5-Ước muốn lớn nhất: Trở thành người trong Top 10 giàu có nhất nước!
Sài Gòn, 14-16/11/2009
Đ.N.T
Tin liên quan:
Sư phụ của sư phụ và sư phụ - Hay là Mối tình đầu của tôi - Đỗ Ngọc Thạch (14.08.2011 02:26)
Lấy chồng thương binh - Chùm truyện ngắn ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (24.07.2011 01:15)
Giai điệu mùa hè - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (22.06.2011 20:54)
Ký ức làm báo - Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (10.06.2011 21:14)
Truyện ngắn mini - Đỗ Ngọc THạch (04.06.2011 23:29)
 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email



Những bản tin khác:







  Phan Hồng Anh, Phan Hong Anh
Phan Hồng Anh (sinh 1991): Lớp Tài Năng Toán K58 Đại học Sư phạm Hà Nội

Trường huyện
Học trò trường huyện ngày năm ấy
Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ
Những buổi học về không có nón
Đội đầu chung một lá sen tơ.
Lá sen vương vấn hương sen ngát
Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ
Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc
Theo vào tận cửa mới tan mơ.
Em đi phố huyện tiêu điều lắm
Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi
Mà đến hôm nay anh mới biết
Tình ta như chuyện bướm xưa thôi.
NGUYỄN BÍNH (1938)

Nhật Ký của Một Cô Giáo Trường Huyện
Đỗ Ngọc Thạch

1. Ngày…tháng…năm…19…

Câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng nói với mình khi đến trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương nhận công tác là: “Học sinh ở đây khác với học sinh các nơi khác ở hai điểm: 1/ Phải mời chúng đến học; và do đó dẫn đến điểm thứ 2/ Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!”. Trải qua cuộc đời đi học từ Trung học Phổ thông cho đến hết Đại học Sư phạm, mình đã chứng kiến không biết bao nhiêu những phụ huynh học sinh phải chạy chọt đủ kiểu để con em được đi học cho nên mình thật sự ngạc nhiên khi nghe thầy Hiệu trưởng nói như thế. Mình định nói điều gì đó với thầy Hiệu trưởng nhưng rồi lại thôi bởi vụt nghĩ đến một câu cách ngôn: Định nói với ai điều gì quan trọng thì hãy lùi lại ngày hôm sau! Ngày hôm sau, quả nhiên là mình tự thấy rằng không phải nói điều đó ra nữa!

Tên trường đã thể hiện khá rõ đối tượng cũng như mục đích của nhà trường. Điều cần nói thêm chỉ là: khi mình về nhận công tác ở đây cũng là năm học đầu tiên của trường, tức trường vừa có quyết định thành lập được ba tháng thì khai giảng năm học đầu tiên. Nói vậy để có thể thấy rằng tất cả mọi việc đều là những bước đi ban đầu!


2. Ngày…tháng…năm 19…

Ngày đầu tiên lên lớp, “vạn sự khởi đầu nan” nên ai cũng cầu mong thuận buồm xuôi gió và có được kỷ niệm đẹp. Mình cũng cầu mong như vậy. Song, mọi việc diễn ra lại không hề Đẹp chút nào, thậm chí thật đáng sợ!

Buổi lên lớp đầu tiên của mình đã diễn ra không đúng như “Kịch bản” mà mình đã hình dung! Sau khi tự giới thiệu và điểm danh cả lớp, mình nói: “Tôi muốn biết qua mười năm Trung học Phổ thông, các em đã có được những gì trong đầu! Vì thế, mỗi em lấy ra một tờ giấy, viết ra cho tôi Mười Định lý hoặc công thức Toán học mà các em cho là quan trọng nhất, không thể quên! Thời gian là ba mươi phút!”…

Năm phút đầu, mình đi ra ngoài hành lang xả “xú-páp”, ngắm quang cảnh xung quanh và ngắm mây trời! mình chợt nghĩ, tại sao cái hình ảnh “Trời xanh – Mây trắng” rất quen thuộc đối với chúng ta, ta đã biết nó từ khi được sinh ra mà mỗi lần nhìn ngắm nó vẫn thấy nó đẹp, vẫn thấy nó đầy bí ẩn?

Khi mình trở vào lớp, một cảnh tượng hoàn toàn bất ngờ xảy ra : có tới hơn nửa lớp không viết gì cả, ngồi nói chuyện thoải mái, nam nữ cấu véo nhau rồi cười rúc rích, tự nhiên như ở…trong rừng! Số non nửa còn lại thì đang hí hoáy viết nhưng không phải viết những Định lý, công thức Toán học mà viết “thư tình” rồi xếp thành hình “Tàu bay giấy” sau đó phóng đi lung tung! Có hai nam học sinh thì ngồi vẽ …bộ phận sinh dục nam và nữ, lúc rời, lúc dính vào nhau rồi thản nhiên đi tới bàn có nữ sinh ngồi rồi đặt lên mặt bàn của nữ sinh này!...

Mình chưa kịp phản ứng gì thì thầy Hiệu trưởng đi cùng hai người hình như là cán bộ của Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, đi tới. Mình chào thầy Hiệu trưởng và hai người kia , tưởng họ vào thăm lớp học nhưng họ chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” mà thôi, tức chỉ ngó nghiêng một lúc, hỏi mình hai câu rồi đi! Ôi, giá như họ dừng lại, vào thăm lớp mình năm phút thì tốt biết mấy!

Chờ cho thầy Hiệu trưởng và hai người khách của Bộ đi khỏi, mình trở vào lớp và phải nhờ em Lớp trưởng ổn định trật tự. Khi trật tự đã được vãn hồi, mình hỏi em Lớp Trưởng:

-Em còn nhớ được bao nhiêu công thức Toán học đã học ở Trung học Phổ thông?
-Dạ thưa cô, em xin nói thật: em đã quên hết khi từ trường Nội trú của tỉnh trở về núi rừng, bản làng! – Lớp trưởng ngập ngừng nói!
-Vậy em nhớ được những gì sau mười năm đi học? – mình hỏi tiếp.
-Dạ, em nhớ nhất cô giáo dạy văn đọc thơ rất tình cảm và có “hai quả đào tiên” rất to! – Lớp trưởng vừa dứt lời cả lớp cười ồ! Tức thì có mấy tiếng nói nữa cùng hùa theo: “Cô giáo dạy Sinh cũng căng tròn, còn cô giáo ngoại ngữ thì Ngoại hạng!”, “Cô giáo dạy Toán của chúng ta bây giờ cũng vô địch luôn!”!...Thật quá thể! Mình lẳng lặng ra khỏi lớp, còn nghe thấy có tiếng nói đuổi theo: “Tao thích cô giáo này quá rồi! Thế nào cũng phải thử cho biết!”…

Mình về tới khu nhà ở của giáo viên, mở cửa chui vào phòng mình, nằm vật xuống giường mà vẫn như là nghe thấy những tiếng nói quái gở đó bám riết lấy hai lỗ tai!...

Bữa cơm trưa đã tới từ lâu mà mình không thiết đi ăn. Một lúc sau, chị Bé, cấp dưỡng của nhà bếp bê suất cơm của mình tới và ân cần nói: “Dù sao cũng phải cố mà ăn lấy vài miếng! Con người ta không thể thiếu cơm! Em ăn đi nhé, mọi chuyện rồi sẽ qua thôi!” Nghe chị Bé cấp dưỡng nói, mình bỗng bật khóc! Trời đất ơi! Đường đường một cô giáo, tốt nghiệp Đại học Sư phạm đàng hoàng, lại chịu thua mấy đứa học sinh người dân tộc và một chị nấu bếp văn hóa thấp như thế sao? Nghĩ vậy, mình lau khô ngay nước mắt như chưa hề khóc và ngồi dậy ăn hết bay suất cơm!


3. Ngày…tháng…năm 19…

Quá chán nản và thất vọng, mình thả bộ trên con đường mòn ở sau khu lớp học. Con đường dẫn lên một quả đồi cao hơn quả đồi của khu vực nhà trường. Đứng ở đây nhìn về toàn cảnh khu nhà trường mới thấy sao mà hoang sơ, cô tịch! Nhìn ra xa xa, những quả đồi nối tiếp nhau như những con sóng bất động. Lúc này đây, mình mới thấy câu thơ của một cô bạn viết về Miền Trung du thật là ớn lạnh: Đồi lại tiếp đồi, đồi hoang sơ / Gió như ngựa hoang cuốn bụi mờ…Ôi, lúc này sao mà nhớ mẹ! Mẹ ơi, mẹ có tha tội cho đứa con bướng bỉnh, bất hiếu này không? Con sẽ trở về bên mẹ, không “đi khám phá chân trời xa” này nữa!...Mới nghĩ đến Mẹ là nước mắt đã trào ra!

Mình vừa dụi mắt, chưa kịp lau khô những giọt lệ còn vương trên má thì có hai người đứng lù lù trước mặt, chỉ cách có ba, bốn mét!...


Mọi việc sau đó diễn ra cứ như trong phim… Nhưng kết thúc chưa đến chỗ bi thảm nhất: đúng lúc hai thằng kia cởi hết quần áo của mình ra thì có một tràng tiếng dân tộc vang lên và thầy Hiệu trưởng xuất hiện. Hai thằng kia thấy vậy thì bỏ chạy cũng nhanh như lúc chúng xuất hiện! Thầy Hiệu trưởng nhặt quần áo của mình bị hai thằng kia ném ra xung quanh, đặt vào tay mình rồi nói: “Tốt rồi! Cô mặc quần áo vào rồi đi về ngay! Nhớ là từ giờ đừng có đi dạo một mình và coi như chưa hề có chuyện gì xảy ra!”. Nói rồi thầy Hiệu trưởng lại nói lầm rầm cái gì đó bằng tiếng dân tộc rồi lặng lẽ biến mất như lúc xuất hiện!


Trên đường về, mình thoáng nhớ ra hai thằng ban nãy chính là hai đứa ngồi vẽ bậy trong lớp hồi sáng! Máu giận trong người sôi lên, mình muốn đi ngay đến khu nhà ở của học sinh để “hỏi tội” hai thằng học sinh mất dạy kia, phải đề nghị Hội đồng kỷ luật nhà trường đuổi học chúng!... Mình đi như chạy! Nhưng đi được một đoạn thì mình lại nhớ tới câu nói cuối cùng của thầy Hiệu trưởng trong buổi gặp gỡ giáo viên đầu tiên: “…Không thể dùng hình phạt đuổi học dưới bất kỳ hình thức nào!” Và ban nãy, vì sao thầy Hiệu trưởng lại nói: “…coi như chưa hề có chuyện gì xảy ra”???...Chuyện to bằng “Cái cột đình” như thế mà lại phải “coi như chưa hề có chuyện gì xảy ra”?! Thế này thì thật không thể hiểu nổi!

Tuy là “Cái đầu” mình nghĩ là sẽ đi đến khu nhà ở của học sinh nhưng “Cái chân” lại đưa mình về khu nhà ở của giáo viên. Chị Nhung, giáo viên môn Sinh nhìn thấy mình thì nói: “Hiền đấy à? Đi đâu mà chị tìm mãi không thấy? Em có tới bốn cái thư đấy, vào phòng chị lấy đi!” Mình theo chị Nhung vào phòng chị, đúng là có bốn cái thư: của bốn đứa bạn cùng học ở Đại học Sư phạm, cùng tên là Hiền nên lớp gọi năm người tên Hiền chúng mình là “Ngũ Long Công Chúa”! Mình nằm lăn ra giường đọc liền một mạch thư của bốn đứa bạn tên Hiền, chúng đều dạy ở trường Trung học Phổ thông của quê hương! Thư của đứa nào cũng nói về buổi lên lớp đầu tiên với những tình tiết thật là vui!...Còn mình, tại sao lại buồn tê tái như thế này, Công Chúa ơi là Công Chúa? Mình vụt nghĩ, hay là tại mình không xin về quê hương như chúng nó? Xin về trường Huyện, thì cả Huyện đã biết danh tiếng của mình, ai cũng sẽ đón tiếp mình long trọng như là “Công Chúa giá lâm”, chứ làm gì có chuyện tủi nhục ê chề như thế này! Mình nghĩ ngày mai gặp thầy Hiệu trưởng sẽ đưa đơn xin chuyển công tác về quê!

Sáng hôm sau, mình dậy sớm, viết ngay lá đơn xin chuyển công tác để đưa thầy Hiệu trưởng, nhưng đến phòng thầy thì thấy cửa khóa. Chị Bảy, văn thư – đánh máy ở bên cạnh, nhìn thấy mình thì nói: “Thầy Cầm đi họp ở Hà Nội rồi! – Rồi chị cười cười, nói giọng nửa đùa nửa thật: Có chuyện gì, nói ra xem coi chị giải quyết cho!”. Mình chán nản bỏ về không nói gì!...


4. Ngày…tháng…năm 19…

Khi thầy Hiệu trưởng đi Hà Nội về, mình đến đưa đơn xin chuyển cho thầy thì thầy cho vào hộc bàn rồi nói: “Cứ từ từ rồi tính!”…Thầy luôn có nhiều khách nên mình chẳng thể nói gì thêm! Vài tháng trôi qua, rồi gần một năm trôi qua, thầy Hiệu trưởng khi gặp mình không hề nói gì tới lá đơn xin chuyển công tác của mình, cũng như không hề có cái chuyện xảy ra trên cái đồi hoang sơ buổi chiều hôm ấy! Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua với một vận tốc không đổi! Mình phải chờ đợi “Sự trả lời của Thời gian” suốt hai năm và nếu không có sự ngẫu nhiên này thì không biết bao lâu nữa Thời gian mới cho mình câu trả lời: Thầy Hiệu trưởng và Thầy Quan, Phó giám đốc Sở Giáo dục của tỉnh quê mình vốn cùng làm Nghiên cứu sinh với nhau ở nước ngoài, trong một lần về Hà Nội họp đã gặp thầy Hiệu trưởng Cầm và lên trường của thầy Cầm chơi. Khi gặp mình, không ngờ thầy Quan đã nhận ra mình khi thầy còn dạy ở trường cấp Ba. Thế là cuộc thỏa thuận giữa hai thầy chỉ có năm phút, mình được chuyển về quê, trường Huyện…

Về Trường Huyện, Thầy Quan còn giới thiệu mình với một “Đệ tử” của thầy, hiện là Phó chủ tịch UBND Huyện phụ trách khối Văn-Xã, một người mà theo như thầy Quan nhận xét thì “Văn võ song toàn” tức vừa có bằng cấp cao vừa kinh doanh rất giỏi, kiếm tiền dễ như “lấy đồ trong túi”! Một tháng sau, mình và ông Phó Chủ tịch Huyện cưới nhau, đám cưới to nhất Huyện!...

*

Năm tháng cứ theo nhau đi, Thời gian vẫn lặng lẽ trôi với vận tốc không đổi! Mình vẫn thường nhớ về những kỷ niệm: ngày cuối cùng của tuổi học trò Trung học, ngày đầu tiên của cuộc đời sinh viên, ngày đầu tiên đứng trên bục giảng, ngày đầu tiên có Tình yêu, ngày đầu tiên làm vợ, ngày đầu tiên làm mẹ,v.v…Nếu đứng vào từng thời điểm thì chuyện nào cũng hệ trọng, sự kiện nào cũng “To bằng cái Đình”, nhưng khi xâu chuỗi chúng lại, nhìn tổng thể như một vị tướng duyệt đội quân của mình, thì cái gì cũng “bình thường thôi” và có lẽ câu nói của Thầy Quan nói với mình khi mình cưới chồng là đáng nhớ nhất: “Cuộc đời con người ta có nhiều chặng, có lên bổng xuống trầm, chặng nào cũng quan trọng nhưng quyết định hết thảy là ở Đoạn Kết của cuộc đời!”…

Quả nhiên thầy Quan có con mắt rất tinh đời, từ khi mình làm vợ ông Phó chủ tịch Huyện thì cái Trường Huyện xập xệ đã như Nàng Lọ Lem vụt biến thành Công chúa diễm lệ, đứng đầu bảng đẳng cấp Trường Huyện và ngang ngửa với trường cấp Tỉnh, Thành phố. Mình đã nhanh chóng lên chức Hiệu Phó và nói gì thì nói, nghề dạy học vẫn đẹp nhất, cao quý nhất, mình sẽ hiến trọn đời cho nó! Bài ca Sư Phạm vẫn là bài ca hay nhất!...

Lật lại Bản Tự bạch của mình viết khi còn là sinh viên có những điểm chính như:1-Màu yêu thích nhất: màu hồng; 2-Cuốn sách thích đọc nhất: Bài ca sư phạm của Makarenko; 3-Thần tượng ngưỡng mộ nhất: Nhà thơ R.Tagore; 4-Món ăn khoái khẩu nhất: -Phở gà; 5-Ước muốn lớn nhất: Thành cô giáo! …Năm điểm này phải sửa lại như sau: 1-Màu yêu thích nhất: Màu vàng; 2-Cuốn sách thích đọc nhất: Quẳng gánh lo đi mà vui sống; 3-Thần tượng ngưỡng mộ nhất: nhà tỉ phú B.G; 4-Món ăn khoái khẩu nhất: Chưa xác định; 5-Ước muốn lớn nhất: Trở thành người trong Top 10 giàu có nhất nước!...

Sài Gòn, 14-16/11/2009
__________________

Mục lục Truyện - Page 2 - Chút lưu lại

15 Tháng 4 2009 – Nhật ký - Cao Phi Nhật Ký của Một Cô Giáo Trường Huyện - Đỗ Ngọc Thạch Nhật ký của một ông chồng có bồ - Lê Thị Liên Hoan Nhật Ký Người Già - Miêng ...Hồng Hà nữ sĩ - Hồng nhan đa truân‎ - 18 Tháng 2 2011
Nhật Ký của Một Cô Giáo Trường Huyện‎ - 7 Tháng Ba 2010
Mục lục Truyện theo tên Tác giả‎ - 27 Tháng Tám 2009

Cô Tấm và quả thị - Đỗ Ngọc Thạch (đã chỉnh sửa)

  • Nhà báo Đỗ Ngọc Thạch

ĐỖ NGỌC THẠCH (TP.HCM-1993)

Xem hình Đỗ Ngọc Thạch (TP. HCM-2010)

:: PHONGDIEP.NET :: PHONGDIEP.NET :: - CÔ TẤM VÀ QUẢ THỊ

CÔ TẤM VÀ QUẢ THỊ. Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch. CÔ TẤM VÀ QUẢ THỊ. ( Từ trong quả thị bước ra. Trở về nhân thế em là TÌNH YÊU. Đ.N.T ). Tôi tên là ...

  1. Cô Tấm và Quả thị - Đỗ Ngọc Thạch - : Cô Tấm và Quả thị ...

    Cô Tấm và Quả thị. Đỗ Ngọc Thạch. Từ trong quả thị bước ra. Trở về nhân thế em là TÌNH YÊU. Đ.N.T. Tôi tên là Lệ Hằng, nhưng ở nhà cứ gọi tôi là Tấm từ lúc ...
  2. Cô Tấm và Quả thị - Đỗ Ngọc Thạch - Truyện Ngắn - eLib ...

    Đỗ Ngọc Thạch. Cô Tấm và Quả thị. Trình duyệt cần hổ trợ JavaScript để có thể xem được đầy đủ nội dung trang này. Cô Tấm và Quả thị (Đỗ Ngọc Thạch) ...
  3. Cô Tấm và Quả thị - Đỗ Ngọc Thạch

    Truyện Ngắn - Đỗ Ngọc Thạch - Cô Tấm và Quả thị - Cô Tấm và Quả thị.
  4. Lột da mặt, Cô Tấm và quả thị - Đỗ Ngọc Thạch - vth.lanh@ymail.com ...

    7 Tháng Mười Một 2009 – Lột da mặt Chùm truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch (2/23/2009 9:32:46 AM) Hai truyện. ..
  5. tìm Đỗ Ngọc Thạch trên Google (tr.1,2,3,4,5) - YuMe.vn

    14 Tháng Tám 2011 – Cô Tấm và Quả thị - Đỗ Ngọc Thạch - : Cô Tấm và Quả thị - 4phuong.net. 4phuong.net/... - Đã lưu trong bộ nhớ cache. Đỗ Ngọc Thạch. Từ ...
  6. Thiên thần áo trắng - Xem chủ đề | SONGCHAU.VN - DIỄN ĐÀN HỌC SINH ...

    songchau.vn/forum/viewtopic.php?f=27&t=3637&view=next
    4 bài đăng - 3 tác giả - Bài đăng mới nhất: 26 Tháng 2
    Cô tấm và quả thị ( Từ trong quả thị bước ra. Trở về nhân thế em là TÌNH YÊU Đ. n.t ) Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch gửi YKhoaNet.Vn ...

Lột da mặt
Chùm truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch
(2/23/2009 9:32:46 AM) Hai truyện ngắn thì cả hai đều có trại tâm thần, không hiểu nó có ẩn dụ gì? Nhưng đọc thì xót xa, muốn làm một cái gì đấy để không sa vào, để có thể thoát ra, để bổ đi tìm kiếm.
(gồm 2 truyện: Lột da mặt & Cô Tấm và quả thị)

Vào mùa thị, các cành cây đều trĩu quả, tỏa hương thơm ngào ngạt khắp làng.
Quả của cây thị lớn nhất trong số 5 cây cổ có trọng lượng đến gần một kg.
 dưới mỗi gốc những cây thị cổ  quả thị chín rụng xuống, vàng rộm cả một góc vườn.

theo: 5 cây thị bạc tỷ được công nhận 'di sản Việt Nam' - VnExpress

Hình minh hoạ

Cô tấm và quả thị

( Từ trong quả thị bước ra

Trở về nhân thế em là TÌNH YÊU

Đ.N.T )

Truyện ngắn của Đỗ Ngọc Thạch gửi YKhoaNet.Vn


Tôi tên là Lệ Hằng, nhưng ở nhà cứ gọi tôi là Tấm từ lúc còn bé, gọi mãi thành quen. Chả là thế này. Nhà tôi nghèo, không mấy khi đủ tiền mua gạo mà chỉ mua tấm về ăn cho rẻ. Đến lúc sinh tôi ra, thì chỉ ăn tấm thôi, mà tấm cũng không còn dễ mua trong cái thời buổi thóc cao gạo kém ấy. Lớn lên, tôi đọc cổ tích thấy có truyện Tấm, Cám, tôi thích quá và quyết lấy tên mình là Tấm, không cho ai gọi là Lệ Hằng nữa, nó phù phiếm thế nào ấy.

Năm tôi học trường Sư phạm thì chị Lệ Thủy của tôi đã tốt nghiệp trường Y, làm việc ở Bệnh viện Tâm thần. Không hiểu sao chị Thủy lại thích học cái ngành oái oăm ấy. Tôi thường đến chị Thủy chơi vì tò mò khi thấy một xã hội bé nhỏ thật là kỳ lạ : những người đang hò hét đập phá thì bị nhốt sau những khung cửa sắt như tù nhân, còn ngoài sân thì đủ các dạng người đi lại, múa hát, đọc thơ, nghịch đất… cứ như một cái nhà trẻ nhưng chẳng ai nói chuyện với ai ! Có người cứ cầm cái que mà gẩy như đàn ghi-ta, có người cuộn tờ giấy như cái loa rồi cứ “loa, loa” liên hồi. Có người lại lẩm bẩm nói những gì rất đăm chiêu…Nói chung là… có trời mới hiểu nổi cái thế giới này !

***

Tôi hỏi chị Thủy : “Có khi nào, họ tỉnh táo không ? và có khỏi bệnh được không ?” Chị Thủy nói : “Thỉnh thoảng cũng tỉnh. Nhưng khỏi bệnh hiếm lắm. Mấy năm rồi chưa có ai khỏi hẳn cả”. Chị Thủy trầm ngâm một lát rồi nói tiếp : “Sau này em làm cô giáo, em làm kỹ sư tâm hồn đấy ! Nhưng em phải nhớ là nhiệm vụ rất nặng nề : ngoài việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, em phải rèn luyện cho các em nhỏ có được một bộ não khỏe, đủ sức chịu đựng những cú sốc của cuộc đời đầy sóng gió này”. Tôi hỏi : “Những bệnh nhân này thường là những người bị mất mát lớn, hoặc có những uẩn khúc, giằng xé dữ dội, quá sức chịu đựng của thần kinh ?” Chị Thủy nói : “Gần đúng . Trừ những ca do bệnh lý thuần túy, phần lớn đều do hoàn cảnh xã hội gây ra. Chẳng hạn như, em có thấy cái ông già kia không, ông ta vốn là giám đốc sở X hơn chục năm. Đến khi phải về hưu, ông ta phát bệnh, đấy lúc nào ông ta cũng vỗ ngực độp độp và hét toáng lên : “Tôi còn trẻ ! Tôi còn trẻ hơn chán vạn thằng già cốc đế đại vương đang giữ những cái ghế to hơn tôi”. Đấy, ông ta đang nói suốt ngày chỉ vẻn vẹn như thế ! (Tôi bật cười). Còn buồn cười hơn, em có nhìn thấy cái bà mập ú kia không , bà ta vốn là chủ một sạp hàng lớn trong chợ, rất giàu . Một hôm đi đò, bà ta tháo cái nhẫn kim cương to bự ra khoe với người ngồi bên, bất đồ, bà ta đánh rớt xuống sông ! Thế là bà ta hét lên một tiếng khiếp đảm, nhảy tòm xuống sông để tìm cái nhẫn kim cương ! Nhưng làm sao mà tìm được khi đã rơi vào miệng Hà Bá ! Khi người ta vớt bà ấy lên, vừa tỉnh lại, bà ấy la hét : “Viên kim cương quý của tôi đâu ?” Và thế là bà ta phát bệnh cho tới bây giờ, suốt ngày cứ hét cái câu hỏi ấy ! (Tôi nghĩ : mất của quý ai mà chẳng phát điên lên). Còn cái ông kia mới thật là tức cười. Đấy, ông ta đang cầm một nắm vé số nhàu nát, mà không kiếm được vé số cho ông ta, ông ta ngất xỉu liên tục, cứ lẩm bẩm suốt ngày “khác tỉnh , khác tỉnh”. Chả là thế này, ông này nghiền vé số như người nghiền ma túy, bán hết mọi thứ để mua vé số. Cuối cùng , bán cả căn nhà bé nhỏ để chơi một cú lớn hòng gỡ lại tất cả. Khi dò kết quả, một xếp vé số của ông ta trúng vô giải đặc biệt, thế là ông ta sướng gần phát điên, may mà có người bạn đi cùng. Người bạn kéo ông vào một nhà hàng gần đó uống chai

Bia mát cho tỉnh. Uống hết chai bia, ông ta nói với bạn:”Phôn cho tất cả bạn hữu, họ hàng đến đây . Và nhờ họ kêu con vợ phụ bạc ấy đến nữa. Với nhà hàng, tôi sẽ mua hết số bia trên quầy, chiêu đãi một trân túy lúy cho người ta trắng mắt ra. Thần tài cuối cùng đã đến với tôi!…” Thế rồi một cuộc ăn nhậu mút chỉ diễn ra…Sáng hôm sau, ông ta dẫn đầu một đoàn người hộ tống đến công ty sổ số nhận tiền trúng giải đặc biệt.Ai ngờ, khi đưa xếp vé cho nhân viên xổ số thì cô ta nói : “Bác so nhầm rồi ! Đây là số trúng của tỉnh A, còn vé của bác là tỉnh B cơ mà !”. Trời đất, ông ta đâu hiểu được câu giải thích đó, thế là ông ta té xỉu và phát bệnh cho đến nay !”.

Trong khi tôi nhìn ông ta đang lẩm bẩm “khác tỉnh, khác tỉnh” với bộ mặt ngơ ngác đến dại đi, thì chị tôi im lặng, mắt như nhìn về nơi xa xăm nào đó, rồi chị khẽ khàng nói : “Những ca đáng khóc còn nhiều hơn những ca đáng cười. Chẳng hạn như chuyện của anh Bão. Anh là con nhà nghèo, bà mẹ sinh ra trong một đêm bão lớn, nhà cửa ọp ẹp nên mưa gió tạt vào ướt hết cả chú bé còn đỏ hỏn. Vì thế anh có tên là Bão. Anh Bão học rất giỏi, đang học dở dang thì nhập ngũ. Trong những năm chiến đấu, anh bị chấn thương não, thỉnh thoảng lên cơn động kinh, nhưng ngày càng giảm. Anh phục viên lấy vợ và tiếp tục học đại học. Xong đại học, anh Bão được chọn đi nghiên cứu sinh nước ngoài. Vợ anh ở nhà ngày ngày bán gánh bún riêu để nuôi một đứa con nhỏ và bố mẹ chồng đã già. Chị vợ của anh rất đẹp và rất chung thủy với chồng, tận tụy với bố mẹ chồng. Không hiểu có phải “đào hoa bạc mệnh” hay không mà chị đã gặp tai nạn chết bất đắc kỳ tử. Ấy là do có một ông khách ăn bún của chị một lần liền mê chị. Ông ta là giám đốc một công ty xuất khẩu , rất giàu. Ông ta tìm đến nhà chị, rồi tỏ lòng hào phóng giúp đỡ gia đình toàn thứ đắt tiền. Rồi ông ta cũng thuyết phục chị vào làm văn thư ở công ty của ông ta. Rồi vào một ngày chủ nhật, ông ta hẹn chị đến cơ quan làm việc đột xuất và cưỡng dâm …Sau khi tỉnh dậy, chị ấy như người mất hồn, lao ra đường và bị ô-tô cán chết”. Nghe chị Thủy kể đến đấy, tôi ứa nước mắt và như có cái gì đâm thăng vào tim đau buốt ! Tôi muốn nói một câu gì

đó mà lưỡi cứng đờ !… Chị Thủy khẽ thở dài rồi nói tiếp: “Khi anh Bão trở về, anh ấy như người mất hồn và cuối cùng anh ấy mất hồn thật. Anh ấy kiềm đâu quả thị về, để lên bàn, đóng cửa lại rồi bỏ đi một lúc lâu, khi trở về anh rón rén nhìn vào khe cửa như rình chờ ai!Ngày nào cũng vậy , và đặc biệt là anh ấy không hề hé răng nói lấy một lời ! Từ khi vào bệnh viện này, anh ấy vẫn không thay đổi ! Khi quả thị của anh ấy bị nẫu đi, chị lại phải đi kiếm quả khác thế vào…Mà này, một sự trùng hợp rất là lạ, chị vợ anh Bão tên là Tấm như em ấy, mà là tên khai sinh hẳn hoi…”.

* * *

Từ khi nghe câu chuyện về chị Tấm và quả thị của anh Bão, tôi bị một nỗi ám ảnh xâm chiếm không nguôi. Tôi cứ đọc đi đọc lại cái chuyện cổ tích Tấm, Cám đó. Tôi chắc bạn đọc cũng đã biết cái chuyện cổ tích kỳ diệu này trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam từ thuở ấu thơ. Thỉnh thoảng, tôi lại thơ thẩn đi dưới gốc cây thị, những quả chín vàng khẽ đung đưa trước gió. Hương thơm dịu nhẹ cứ quẩn quanh tôi như muốn nói gì đây ? Khi còn nhỏ, sau một ngày hít hà cái hương thơm quyến rũ của quả thị, tôi thường ăn luôn quả thị ấy. Nhưng từ khi đọc truyện Tấm, Cám, tôi không ăn nữa vì nhớ đến câu nói của bà già với quả thị ở trong truyện “Thị, thị , thị rụng bị bà – bà để bà ngửi – chứ bà không ăn”. Thế là quả thị rơi xuống cái bị của bà già !…Bất giác, tôi khum hai bàn tay lại, hứng dưới một quả thị chín vàng tròn mọng và lẩm bẩm “Thị ! thị ! thị”, vừa nói dứt lời, quả thị nhẹ rơi trúng bàn tay tôi, tỏa ra một hương thơm kỳ lạ. Nâng quả thị trên tay, tôi như nhìn thấy quả thị từ từ tách ra, và một cô gái xinh đẹp, dịu dàng nhẹ bước ra mỉm cười với tôi ! Tôi khẽ reo lên, nhưng cô gái vụt biến mất, trên tay tôi vẫn là quả thị chín vàng, ngát thơm ! …

Tôi đem quả thị về nhà, đặt lên bàn học. Đêm hôm ấy, cứ chợp mắt là tôi lại nhìn thấy quả thị từ từ tách ra và cô gái xinh đẹp, dịu dàng ấy lại nhẹ bước ra… Tôi bừng tỉnh, bật đèn nhìn lên bàn thì quả thị vẫn nguyên đó, im lặng tỏa hương thơm ! Từ hôm đó, tôi thường xuyên đem thị đến bệnh viện tâm thần cho chị tôi để chị tôi chữa bệnh cho anh Bão.

Anh Bão vẫn không khỏi bệnh mặc dù đã gần hết mùa thị ! Mỗi lần đến bệnh viện nhìn anh Bão đang ngồi trước quả thị, tôi muốn trào nước mắt ! Mọi cố gắng của chị tôi và bệnh viện đều vô hiệu trước triệu chứng bệnh lý kỳ lạ này của anh Bão. Chị tôi thường nói : “Có những căn bệnh mà không một thứ thuốc thánh nào chữa khỏi được. Y học bây giờ đã tiến những bước rất xa, có thể cứu sống những ca thập tử nhất sinh, có thể chữa những bệnh mà tưởng như đành bó tay, có thể sửa những nét thiếu thẩm mỹ, dị dạng trên cơ thể con người nhưng đối với bộ não của con người thì đó vẫn là một sự thách đố nghiệt ngã, một bí ẩn còn khó hơn cả việc tìm hiểu vũ trụ, phát hiện những vì sao ở cách xa trái đất hàng triệu năm ánh sáng ! …Chị ước muốn đạt được những thành công độc đáo ở cái ngành này của y học, nhưng cho đến nay, chị thấy tuyệt vọng !…” Tôi hỏi : “Chị có suy nghĩ gì về những câu chuyện cổ tích, thần thoại không ?”. Chị tôi mỉm cười : “Chị chỉ xem cho vui thôi ! Thời đại khoa học đã thực hiện được những ước mơ thần thoại của người xưa !” Tôi nói : “Em hỏi chị ở khía cạnh khác cơ. Những câu chuyện hoang đường ấy nó thể hiện một niềm tin kỳ diệu. Niềm tin ấy chính là sức mạnh để con người tồn tại được cho đến hôm nay !”. Chị tôi lại cười : “Cô giáo văn có khác, nói cứ như sách ! Thế em có lúc nào nghĩ rằng bây giờ cũng có những câu chuyện thần thoại ấy không ?” Tôi nói : “Bây giờ thì đương nhiên không thể có được những biến hóa kỳ lạ như chuyện cổ tích rồi . Nhưng em nghĩ là con người vẫn giữ được cái niềm tin kỳ diệu như người xưa ! Chẳng hạn như trường hợp anh Bão, hình như anh ấy vẫn tin là vợ anh , sau khi trải qua những sự đọa đầy, sẽ từ quả thị bước ra với anh như cô Tấm trong câu chuyện cổ . Anh ấy tin như vậy, chứ không phải anh bị điên đâu !” Chị Thủy nhìn tôi chăm chú : “Em nói thật hay đùa đấy ?”. Tôi nói : “Em đâu có đùa, em cũng tin như anh Bão !” Chị Thủy đứng dậy , kéo tôi theo và nói : “Đi dạo với chị đi ! Không khéo em bị lây bệnh mất ! Từ giờ không được đến đây chơi nữa !”.

Ba ngày sau, tôi lại đem một quả thị đến bệnh viện thì chị tôi nói rằng anh Bão đã được trả về gia đình. Chị tôi nói : “Nói chung thì tất cả các bệnh nhân ở đây đều sẽ trả về gia đình. Thời gian nằm điều trị ở đây là chủ yếu là để nghiên cứu, chứ ít hy vọng chữa khỏi. Mà chị đã nói là em không được đến đây nữa cơ mà?” Chị tôi nhìn tôi bằng ánh mắt lo ngại , như là nhìn một con bệnh vậy. Tôi mà bị bệnh thần kinh ư ? Không bao giờ ! Tôi không nói gì, lặng lẽ đi về.

Trời đã về chiều. Phố xá nhộn nhịp , hối hả hơn, cái hối hả của thời khắc chuyển giao. Tôi quyết định đến nhà anh Bão. Căn nhà nhỏ trống vắng như cái đền hoang trong truyện cổ. Tôi nhanh nhẹn lẻn vào đặt quả thị trên mặt bàn, cạnh tấm ảnh thờ người phụ nữ bất hạnh.Tôi trở ra liền và phải kêu xich lô đưa về nhà. Về đến nhà rồi mà tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. Trong bóng chiều chạng vạng, sao mà người phụ nữ trong tấm ảnh thờ giống tôi quá vậy? Cái gì đã xảy ra trong đầu tôi như là một sự hệ trọng, hệ trọng hơn cả một trận động đất?

* *

Sáng hôm sau, tôi đến nhà anh Bão thì thấy đóng cửa im ắng lạ lùng. Tôi mở cửa vô nhà, quan sát kỹ thì vẫn nhận ra trong căn nhà này sự sống của con người vẫn đang tồn tại dù chỉ là hư ảo như làn khói mỏng chiều hôm. Quả thị tôi đặt trên bàn thờ tối qua vẫn còn đó, im lặng tỏa hương. Tấm ảnh vợ anh Bão nhìn tôi đăm đăm. Như là có sự điều khiển của thần linh, tôi cầm quả thị bóc vỏ ra, ăn hết ruột rồi để vỏ lại chỗ cũ. Sau đó, tôi làm tất cả các công việc như cô Tấm trong truyện cổ tích ấy: dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, nấu nước… Căn nhà hoang vắng ngổn ngang phút chốc gọn gàng ngăn nắp, sach sẽ. Tôi rửa ráy xong, đang ngồi chải tóc thì cánh cửa hé mở từ lúc nào, một bóng người lướt qua tôi như làn gió thoảng…Anh Bão ! Vâng, đúng là anh Bão, nhanh như ánh chớp, đã cầm lấy cái vỏ quả thị giấu ra sau lưng và đứng trước mặt tôi, nhìn tôi tràn trề sung sướng và bỡ ngỡ ! Ánh mắt anh phát ra những tia sáng kỳ lạ mà tôi không sao diễn tả nổi, như là có bảy sắc cầu vồng, năm sắc mây vương (sau này thì anh Bão nói rằng cái màu sắc ấy là từ gương mặt tôi phản xạ qua anh).Anh đứng sững rồi khẽ thốt lên:”Tấm em!…Em đã về ư !?”. Mắt tôi trào lệ. Tôi run lên và nhào vô cánh tay run rẩy của anh. Tôi áp mặt vào ngực anh, tôi nghe tim anh đang ngân như tiếng cồng !…

* *

Đó là câu chuyện Lệ Hằng kể cho tôi. Hiện nay, anh Bão là giáo sư dạy vật lý hạt nhân của một trường đại học. Lệ Hằng sau đó không học Sư phạm nữa mà xin chuyển qua trường Luật. Bây giờ cô đã là một nhân viên điều tra cừ khôi. Cô đang tiến hành điều tra một vụ có liên quan tới tay giám đốc công ty nọ. Cô nói:”Em phải lôi con quỷ ấy ra trước vành móng ngựa để nơi suối vàng cô Tấm được an giấc ngàn thu!…”.

Đường Đồng Khởi, Sài Gòn, 1989


Đỗ Ngọc Thạch
(Bản đăng trên Songchau.vn)

Cô tấm và quả thị | Y Khoa Việt Nam - ykhoaviet.vn - ykhoanet.vn

Từ trong quả thị bước ra Trở về nhân thế em là TÌNH YÊU Đ.N.T) Truyện ngắn của Đỗ ... Lớn lên, tôi đọc cổ tích thấy có truyện Tấm, Cám, tôi thích quá quyết lấy tên mình là Tấm, ..... Net - ykhoaviet.org - ykhoaviet.info - ykhoaviet.name.vn. ...

Cô tấm và quả thị

Tháng 2 27, 2010 | 1 Bình luận
( Từ trong quả thị bước ra
Trở về nhân thế em là TÌNH  YÊU
Đ.N.T )
Truyện ngắn của  Đỗ  Ngọc  Thạch gửi YKhoaNet.Vn

Tôi tên là Lệ Hằng, nhưng ở nhà cứ gọi tôi là Tấm từ lúc còn bé, gọi mãi thành quen. Chả là thế này. Nhà tôi  nghèo, không mấy khi đủ tiền mua gạo mà chỉ mua tấm về ăn cho rẻ. Đến lúc sinh tôi ra, thì chỉ ăn tấm thôi, mà tấm cũng không còn dễ mua trong cái thời buổi thóc cao gạo kém ấy. Lớn lên, tôi đọc cổ tích thấy có  truyện   Tấm, Cám, tôi thích quá và quyết  lấy tên mình là Tấm, không cho ai gọi là Lệ Hằng nữa, nó phù phiếm thế nào ấy.
Năm tôi học trường Sư phạm thì chị Lệ Thủy của tôi đã tốt nghiệp trường Y, làm việc ở Bệnh viện Tâm thần. Không hiểu sao chị Thủy lại thích học cái ngành oái oăm ấy. Tôi thường đến chị Thủy chơi vì tò mò khi thấy một xã hội bé nhỏ thật là kỳ lạ  : những người  đang hò hét  đập  phá thì bị nhốt sau những  khung cửa sắt như tù nhân, còn ngoài sân thì  đủ các dạng người đi lại, múa hát, đọc thơ, nghịch đất… cứ như một cái nhà trẻ nhưng chẳng ai nói chuyện với ai !  Có người cứ cầm cái que mà gẩy như đàn ghi-ta, có người cuộn tờ giấy như cái loa rồi cứ  “loa, loa”  liên hồi. Có người lại lẩm bẩm nói những gì rất đăm chiêu…Nói chung là… có trời mới hiểu nổi cái thế giới này !
***
Tôi hỏi chị Thủy : “Có khi nào, họ tỉnh táo không ? và có khỏi bệnh được không ?”  Chị Thủy nói : “Thỉnh thoảng cũng tỉnh. Nhưng khỏi bệnh hiếm lắm. Mấy năm rồi chưa có ai khỏi hẳn cả”. Chị Thủy trầm ngâm một lát rồi nói tiếp : “Sau này em làm cô giáo, em làm kỹ sư tâm hồn đấy !  Nhưng em phải nhớ là nhiệm vụ rất nặng nề : ngoài việc  truyền thụ kiến thức cho học sinh, em phải rèn luyện  cho các em  nhỏ  có được một bộ não khỏe, đủ sức chịu đựng những cú sốc của cuộc đời đầy sóng gió này”. Tôi hỏi  : “Những bệnh nhân này thường là những người bị mất mát lớn, hoặc có những uẩn khúc, giằng xé dữ dội, quá sức chịu đựng của thần kinh ?”  Chị Thủy nói  :  “Gần đúng . Trừ những ca do bệnh lý thuần túy, phần lớn đều do  hoàn cảnh xã hội gây ra. Chẳng hạn như, em có thấy cái ông già kia không, ông ta vốn là giám đốc sở X hơn chục năm. Đến khi phải về hưu, ông  ta phát bệnh, đấy lúc nào ông ta cũng vỗ ngực độp độp và hét toáng lên : “Tôi còn trẻ ! Tôi còn trẻ hơn chán  vạn thằng già cốc đế đại vương đang giữ  những cái ghế to hơn tôi”. Đấy, ông ta đang nói  suốt ngày chỉ vẻn vẹn như thế !  (Tôi bật cười). Còn buồn cười hơn, em có nhìn thấy cái bà mập ú  kia không , bà ta vốn là chủ một sạp hàng lớn trong chợ, rất giàu . Một hôm đi đò, bà ta tháo cái nhẫn kim cương to bự ra khoe với người ngồi bên, bất đồ, bà ta đánh rớt xuống sông ! Thế là bà ta hét lên một tiếng khiếp đảm, nhảy tòm xuống sông để tìm cái nhẫn kim cương ! Nhưng làm sao mà tìm được khi đã rơi vào miệng Hà Bá ! Khi người ta vớt bà ấy lên, vừa tỉnh lại, bà ấy la  hét :  “Viên kim cương quý của tôi đâu ?” Và thế là bà ta phát bệnh cho tới bây giờ, suốt ngày cứ hét cái câu hỏi ấy !  (Tôi nghĩ : mất của quý ai mà chẳng phát điên lên). Còn cái ông kia mới thật là tức cười. Đấy, ông ta đang cầm một nắm vé số nhàu nát, mà không kiếm được vé số cho ông ta, ông ta ngất xỉu liên tục, cứ lẩm bẩm  suốt ngày  “khác tỉnh , khác tỉnh”. Chả là thế này, ông này nghiền vé số như người nghiền ma túy, bán hết mọi thứ để mua vé số. Cuối cùng , bán cả căn nhà bé nhỏ để chơi một cú lớn hòng gỡ lại tất cả. Khi dò kết quả, một xếp vé số của ông ta trúng vô giải đặc biệt, thế là ông ta sướng gần phát điên, may mà có người bạn đi cùng. Người bạn kéo ông vào một nhà hàng gần đó uống chai
Cô tấm và quả thịBia  mát cho tỉnh. Uống hết chai bia, ông ta nói với bạn:”Phôn cho tất cả bạn hữu, họ hàng đến đây . Và nhờ họ kêu con vợ phụ bạc  ấy đến nữa. Với nhà hàng, tôi sẽ mua hết số bia trên quầy, chiêu đãi một trân túy lúy cho người ta trắng mắt ra. Thần tài cuối cùng đã đến với tôi!…”  Thế rồi một cuộc ăn nhậu mút chỉ diễn ra…Sáng  hôm sau, ông ta dẫn đầu một đoàn người hộ tống đến công ty sổ số nhận tiền trúng giải đặc biệt.Ai ngờ, khi đưa xếp vé cho nhân viên xổ số thì cô ta nói : “Bác so nhầm rồi ! Đây là số trúng của tỉnh A, còn vé của bác là  tỉnh B cơ mà !”.  Trời đất, ông ta đâu hiểu được câu giải thích đó, thế là ông ta té xỉu và phát bệnh cho đến nay !”.
Trong khi tôi nhìn ông ta đang lẩm bẩm “khác tỉnh, khác tỉnh”  với bộ mặt ngơ ngác đến dại đi, thì chị tôi im lặng, mắt như nhìn về nơi xa xăm  nào đó, rồi chị khẽ khàng nói :  “Những ca đáng khóc còn nhiều hơn những ca đáng cười. Chẳng hạn như chuyện của anh Bão. Anh là con nhà nghèo, bà mẹ sinh ra trong một đêm bão lớn, nhà cửa ọp ẹp nên mưa gió tạt vào ướt hết cả chú bé còn đỏ hỏn. Vì thế anh có tên là Bão. Anh Bão học rất giỏi, đang học dở  dang thì nhập ngũ. Trong những năm chiến đấu, anh bị chấn thương  não, thỉnh thoảng lên cơn động kinh, nhưng ngày càng giảm. Anh phục viên lấy vợ và tiếp tục học đại học. Xong đại học, anh Bão được chọn đi nghiên cứu  sinh nước ngoài. Vợ anh ở nhà ngày ngày bán gánh bún riêu để nuôi một đứa con nhỏ và bố mẹ chồng đã già. Chị vợ của anh rất đẹp và rất chung thủy với chồng, tận tụy với bố mẹ chồng. Không hiểu có phải  “đào hoa bạc mệnh” hay không mà chị đã gặp tai nạn chết bất đắc kỳ tử. Ấy là do có một ông khách ăn bún của chị một lần liền mê chị. Ông ta là giám đốc một công ty xuất khẩu , rất giàu. Ông ta tìm đến nhà chị, rồi tỏ lòng hào phóng giúp đỡ gia đình toàn thứ đắt tiền. Rồi ông ta cũng thuyết phục chị vào làm văn thư ở công ty của ông ta. Rồi vào một ngày chủ nhật, ông ta hẹn chị đến cơ quan làm việc đột xuất và cưỡng dâm …Sau khi tỉnh dậy, chị ấy như người mất hồn, lao ra đường và bị ô-tô cán chết”. Nghe chị  Thủy kể đến đấy, tôi ứa nước mắt và như có  cái gì đâm thăng vào tim đau buốt ! Tôi muốn nói một câu gì
đó mà  lưỡi cứng đờ !… Chị Thủy khẽ thở dài rồi nói tiếp: “Khi anh Bão trở về, anh ấy như người mất hồn và cuối  cùng anh ấy mất hồn thật. Anh ấy kiềm đâu quả thị về, để lên bàn, đóng cửa lại rồi bỏ đi một lúc lâu, khi trở về anh  rón rén nhìn vào khe cửa như rình chờ ai!Ngày nào cũng vậy , và đặc biệt là anh ấy không hề hé răng nói lấy một lời ! Từ khi vào bệnh viện này, anh ấy vẫn không thay đổi ! Khi quả thị của anh ấy bị nẫu đi, chị lại phải đi kiếm quả khác thế vào…Mà này, một sự trùng hợp rất là lạ, chị vợ anh Bão tên là Tấm như em ấy, mà là tên khai sinh hẳn hoi…”.
* *  *
Từ khi nghe câu chuyện về chị Tấm và quả thị của anh Bão, tôi bị một nỗi ám ảnh xâm chiếm không nguôi. Tôi cứ đọc đi đọc lại cái chuyện cổ tích Tấm, Cám đó. Tôi chắc bạn  đọc cũng đã biết cái chuyện cổ tích kỳ diệu này trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam từ thuở   ấu thơ. Thỉnh thoảng, tôi lại thơ thẩn đi dưới gốc cây thị, những quả chín vàng khẽ đung đưa trước gió. Hương thơm dịu nhẹ cứ quẩn quanh tôi như muốn nói gì đây ?  Khi còn nhỏ, sau một ngày hít hà cái hương thơm quyến rũ của quả thị, tôi thường  ăn luôn quả thị ấy. Nhưng từ khi đọc truyện Tấm, Cám, tôi không ăn nữa vì nhớ đến câu nói của bà già với quả thị ở trong truyện  “Thị, thị , thị rụng bị bà – bà để bà ngửi – chứ bà không ăn”. Thế là quả thị rơi xuống cái bị của bà già !…Bất giác, tôi khum hai bàn tay lại, hứng dưới một quả thị chín vàng tròn mọng và lẩm bẩm “Thị ! thị ! thị”, vừa nói dứt lời, quả thị nhẹ rơi trúng bàn tay tôi, tỏa ra một hương thơm kỳ lạ. Nâng quả thị trên tay, tôi như nhìn thấy quả thị từ từ tách ra, và một cô gái xinh đẹp, dịu dàng nhẹ bước ra mỉm cười với tôi ! Tôi khẽ reo lên, nhưng cô gái vụt biến mất, trên tay tôi vẫn là quả thị chín vàng, ngát thơm ! …
Tôi đem quả thị về nhà, đặt lên bàn học. Đêm hôm ấy, cứ chợp mắt là tôi lại nhìn thấy quả thị từ từ tách ra và cô gái xinh đẹp, dịu dàng ấy lại nhẹ bước ra… Tôi bừng tỉnh, bật đèn nhìn lên bàn thì quả thị vẫn nguyên đó, im lặng tỏa hương thơm !  Từ hôm đó, tôi thường xuyên đem thị đến bệnh viện tâm thần cho chị tôi để chị tôi chữa bệnh cho anh Bão.
Anh Bão vẫn không khỏi bệnh mặc dù đã gần hết mùa thị ! Mỗi lần đến bệnh viện nhìn anh Bão đang ngồi trước quả thị, tôi muốn trào nước mắt ! Mọi cố gắng của chị tôi và bệnh viện  đều vô hiệu trước triệu chứng bệnh lý kỳ lạ này của anh Bão. Chị tôi thường nói : “Có những căn bệnh mà không một thứ thuốc thánh nào chữa khỏi được. Y học bây giờ đã tiến những bước rất xa, có thể cứu sống những ca thập tử nhất sinh, có thể  chữa những bệnh mà tưởng như đành bó tay, có thể sửa những nét thiếu thẩm mỹ, dị dạng trên cơ thể con người nhưng đối với bộ não của con người thì đó vẫn là  một sự thách đố nghiệt ngã, một bí ẩn còn khó hơn cả việc tìm hiểu vũ trụ, phát hiện những vì sao ở cách xa trái đất hàng triệu năm ánh sáng ! …Chị ước muốn đạt được những thành công độc đáo  ở cái ngành này của y học, nhưng cho đến nay, chị thấy tuyệt vọng !…”   Tôi hỏi : “Chị có suy nghĩ gì về những câu chuyện cổ tích, thần thoại không ?”. Chị tôi mỉm cười : “Chị chỉ xem cho vui thôi !  Thời đại khoa học đã thực hiện được những ước mơ thần thoại của người xưa !”  Tôi nói :  “Em hỏi chị ở khía cạnh khác cơ. Những câu chuyện hoang đường ấy nó thể hiện một niềm tin kỳ diệu. Niềm tin ấy chính là sức mạnh để con người tồn tại được cho đến hôm nay !”.  Chị tôi lại cười : “Cô giáo văn có khác, nói cứ như sách ! Thế em có lúc nào  nghĩ rằng bây giờ cũng có  những câu chuyện thần thoại ấy không ?”  Tôi nói : “Bây giờ thì đương nhiên không thể có được những biến hóa kỳ lạ như chuyện cổ tích rồi . Nhưng em nghĩ là con người vẫn giữ được  cái niềm tin kỳ diệu như người xưa ! Chẳng hạn như trường hợp anh Bão, hình như  anh ấy  vẫn tin là vợ anh , sau khi trải qua những sự đọa đầy, sẽ từ quả thị bước ra với anh như cô Tấm trong câu chuyện cổ . Anh ấy tin như vậy, chứ không phải anh bị điên đâu !” Chị Thủy nhìn tôi chăm chú : “Em  nói thật hay đùa đấy ?”.  Tôi nói : “Em đâu có đùa, em cũng tin như anh Bão !” Chị Thủy đứng dậy , kéo tôi theo và nói : “Đi dạo với chị đi ! Không khéo em bị lây bệnh mất !  Từ giờ không được đến đây chơi nữa !”.
Ba ngày sau, tôi lại đem một quả thị đến bệnh viện thì chị tôi nói rằng anh Bão đã được trả về gia đình. Chị tôi nói : “Nói chung thì tất cả các bệnh nhân ở đây  đều sẽ trả về gia đình. Thời gian nằm điều trị ở đây là chủ yếu  là để nghiên cứu, chứ ít hy vọng chữa khỏi. Mà chị đã nói là em không được đến đây nữa cơ mà?” Chị tôi nhìn tôi bằng ánh mắt lo ngại , như là nhìn một con bệnh vậy. Tôi mà bị bệnh thần kinh ư ? Không bao giờ ! Tôi không nói gì, lặng lẽ đi về.
Trời đã về chiều. Phố xá nhộn nhịp , hối hả hơn, cái hối hả của thời khắc chuyển giao. Tôi quyết định đến nhà anh Bão. Căn nhà nhỏ  trống vắng như cái đền hoang trong truyện cổ. Tôi nhanh nhẹn lẻn vào đặt quả thị trên mặt bàn, cạnh tấm ảnh thờ người phụ nữ bất hạnh.Tôi trở ra liền và phải kêu xich lô đưa về nhà. Về đến nhà rồi mà tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. Trong bóng chiều chạng vạng, sao mà người phụ nữ trong tấm ảnh thờ giống tôi quá vậy? Cái gì đã xảy ra trong đầu tôi như là một sự hệ trọng, hệ trọng hơn cả một trận động đất?

* *

Sáng hôm sau, tôi đến nhà anh Bão thì thấy đóng cửa im ắng lạ lùng. Tôi mở cửa vô nhà, quan sát kỹ thì vẫn nhận ra trong căn nhà này sự sống của con người vẫn đang tồn tại dù chỉ là hư ảo như làn khói mỏng chiều hôm. Quả thị tôi đặt trên bàn thờ tối qua vẫn còn đó, im lặng tỏa hương. Tấm ảnh vợ anh Bão nhìn tôi đăm đăm. Như là có sự điều khiển của thần linh, tôi cầm quả thị bóc vỏ ra, ăn hết ruột rồi để vỏ lại chỗ cũ. Sau đó, tôi làm tất cả các công việc như cô Tấm trong truyện cổ tích ấy: dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm, nấu nước… Căn nhà hoang vắng ngổn ngang phút chốc gọn gàng ngăn nắp, sach sẽ. Tôi rửa ráy xong, đang ngồi chải tóc thì cánh cửa  hé mở từ lúc nào, một bóng người lướt qua tôi như làn gió thoảng…Anh Bão ! Vâng, đúng là anh Bão, nhanh như ánh chớp, đã cầm lấy cái vỏ quả thị giấu ra sau lưng và đứng trước mặt tôi, nhìn tôi tràn trề sung sướng và bỡ ngỡ ! Ánh mắt anh phát ra những tia sáng kỳ lạ mà tôi không sao diễn tả nổi, như là có bảy sắc cầu vồng, năm sắc mây vương (sau này thì anh Bão nói rằng cái màu sắc ấy là từ gương mặt tôi phản xạ qua anh).Anh đứng sững rồi khẽ thốt lên:”Tấm em!…Em đã về ư !?”. Mắt tôi trào lệ. Tôi run lên và nhào vô cánh tay run rẩy của anh. Tôi áp mặt vào ngực anh, tôi nghe tim anh đang ngân như tiếng cồng !…
* *
Đó là câu chuyện  Lệ Hằng kể  cho tôi. Hiện nay, anh Bão là giáo sư dạy vật lý hạt nhân của một trường đại học. Lệ Hằng sau đó không học Sư phạm nữa mà xin chuyển qua trường Luật. Bây giờ cô đã là một nhân viên điều tra cừ khôi. Cô đang tiến hành điều tra một vụ có liên quan tới tay giám đốc công ty nọ. Cô nói:”Em phải lôi con quỷ ấy ra trước vành móng ngựa để nơi suối vàng cô  Tấm  được an giấc ngàn thu!…”.
Đường Đồng Khởi, Sài Gòn, 1989
Đỗ Ngọc Thach
Cô tấm và quả thị
Tagged with Y tá

Bài viết cùng chủ đề


1 comment

thoan nói:
Câu chuyện thật cảm động. Theo tôi Cô Tấm vẫn tồn tại. Không phải là một mà là rất nhiều, Tôi và các bạn hãy cố gắng để trở thành những cô tấm đuợc mọi người yêu quí nha các bạn.

PB&TL của Đỗ Ngọc Thạch trên vietvanmoi


Đỗ Ngọc Thạch (Sài Gòn 1994)

PHÊ BÌNH VĂN HỌC VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC “THỜI MỞ CỬA” SỰ TRỞ VỀ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN DUY SUY NGHĨ VỀ ĐỀ TÀI TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC VĂN HỌC VÀ HIỆN THỰC SÂN KHẤU TUỒNG - NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VỀ VẤN ĐỀ KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG ĐỂ XÂY DỰNG TUỒNG HIỆN ĐẠI MÙA XUÂN NHỚ THI SĨ NGUYỄN BÍNH VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU “THƠ MỚI” HIỆN NAY NHÀ VĂN – NHÀ GIÁO DƯƠNG QUẢNG HÀM , MỘT NHÂN CÁCH SÁNG TRONG VĂN CAO – DÒNG SUỐI MƠKHÔNG VƠI CẠN … TÌM CON ĐƯỜNG VỀ NGUỒN , ĐỂ XÁC ĐỊNH BẢN SẮC CỦA CON NGƯỜI VN, BẢN SẮC CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU “THƠ MỚI” HIỆN NAY (Bài 2) NHÂN VẬT TRUNG TÂM CỦA NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU VŨ ĐIỆU CHĂM-PA ĐỘC ĐÁO THÁP CHÀM NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG HƠ AMON CỦA NGƯỜI BANA TÂY NGUYÊN DÀN CỒNG CHIÊNG CỦA NGƯỜI JRAI ĐỆ  NHẤT  DANH  TÁC : TAM  QUỐC CHÍ DIỄN NGHĨA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG THƯỢNG KINH  KÝ SỰ TRUYỀN  KỲ  MẠN  LỤC – THIÊN  CỔ  KỲ  BÚT TẢN  ĐÀ - THI  SĨ CỦA  HAI  THẾ  KỶ VŨ TRỌNG PHỤNG - TÀI HOA BẠC MỆNH BẠCH VÂN CƯ SĨ TRẠNG  TRÌNH HỒNG  HÀ  NỮ  SĨ  - HỒNG  NHAN ĐA TRUÂN THI  TRUNG  HỮU  NGUYỆT  HỒ XUÂN HƯƠNG - BẢY NỔI  BA CHÌM VỚI NƯỚC NON  NGUYỄN  TRÃI - BUI MỘT TẤC LÒNG ƯU ÁI CŨ  ĐỌC CÂY BÚT ĐỜI NGƯỜI   BA CÂY BÚT NỮ ĐẠI NÁO VĂN ĐÀN ĐẦU THẾ KỶ 21 BÍCH KHÊ , Thi Sĩ có "những câu thơ hay vào bực nhất trong thơ Việt Nam”  ĐỌC LẠI  BÓNG CHỮ CỦA LÊ ĐẠT ĐỔI MỚI QUYẾT LIỆT NGUYỄN MINH CHÂU TRUYỆN NGẮN - ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI NGỰ SỬ VĂN ĐÀN PHAN KHÔI TRƯƠNG TỬU LÀ AI? THI PHÁP HỌC - LỊCH SỬ VÀ VẤN ĐỀ SARTRE VÀ VĂN HỌC

SUY NGHĨ VỀ ĐỀ TÀI

TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC

ĐỖ NGỌC THẠCH

Lâu nay, trong công tác nghiên cứu, phê bình văn học, chúng ta thường phân chia các tác phẩm văn học theo từng diện đề tài : Đề tài lao động, đề tài chiến tranh, đề tài cách mạng, đề tài lịch sử, v.v…Trong các diện đề tài lớn đó lại được phân chia ra thành nhiều đề tài phạm vi hẹp hơn. Trong các phạm vi đề tài hẹp này lại có nhiều đề tài nhỏ hơn, cụ thể hơn nữa…Nhiều khi đề tài được cụ thể hóa đến mức dường như nó đồng nhất với đối tượng phản ánh của văn học. Chẳng hạn có những đề tài công nhân, đề tài nông thôn, đề tài bộ đội, đề tài phụ nữ…Trong các sách lý luận văn học khái niệm đề tài được xác định rất rộng chẳng hạn như định nghĩa về đề tài của Từ điển thuật ngữ văn học : Khái niệm chỉ loại các hiện tượng đời sống được miêu tả, phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học (NXB Giáo dục 1992). Và, ở từng thời kỳ, do yêu cầu chính trị cần phải động viên một đối tượng nào đó chúng ta đã cổ động, ưu tiên cho một đề tài nào đó. Lẽ đương nhiên, các nhà văn đã tập trung vào những đề tài có “tính thời sự” này. Loại đề tài này nổi lên như một “đề tài trung tâm” thu hút sự chú ý của các nhà văn…
Vấn đề đặt ra ở đây là : Đâu là đề tài vừa mang tính chất thời sự cấp bách, vừa mang tính chất lâu dài ? Chỉ có thể giải quyết được câu hỏi này, nếu chúng ta, trước hết giữ được mối liên hệ giữa các đề tài trong cái gọi là “phân loại đề tài” này.
Sự thành công đáng kể của nhà văn Nguyễn Minh Châu với tiểu thuyết Cửa sông và những tiểu thuyết tiếp theo viết về chiến tranh chống Mỹ vừa qua có thể là một ví dụ tốt để chúng ta suy nghĩ về cái cách phân loại đề tài như hiện nay. Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh nhưng không bị chôn chân ở “đề tài chiến tranh” với việc kể lại những trận đánh đơn thuần, nhà tiểu thuyết đã phản ánh được những biến đổi lớn lao của cuộc sống miền Bắc qua cái làng Kiều, trong những ngày bước vào cuộc chiến tranh ác liệt, nhưng công việc lao động sản xuất vẫn khẩn trương sôi nổi… (Cửa sông) . Ở đây, hiện thực chiến tranh và lao động đan chéo nhau làm thành bức tranh sinh động, đa dạng. Đồng thời, sự vượt lên phạm vi hẹp của một diện đề tài còn thể hiện ở chỗ nhà văn đã biết từ một vấn đề cụ thể đề cập, liên hệ đến nhiều vấn đề khác và đặt chúng trong những mối quan hệ xã hội phức tạp. Đó chính là lý do khẳng định sự thành công của Nguyễn Minh Châu : sự thể hiện đề tài chiến tranh một cách toàn diện và sâu sắc, trong khi đó các nhà văn khác đang lúng túng trong phạm vi đề tài này .
Vậy là phải quan niệm sự phân loại đề tài như thế nào cho chính xác, để từ việc đi sâu vào một đề tài cụ thể nhưng vẫn bao quát được toàn bộ hiện thực cuộc sống với mọi vẻ đa dạng và phong phú của nó trong sự vận động không ngừng hiện nay ? Đó cũng là con đường tiến tới việc xác định khái niệm đề tài một cách đúng đắn .
Theo chúng tôi nghĩ, sự phân chia các diện đề tài như hiện nay chỉ nên coi như là một quá trình tiến tới sự thống nhất tuyệt đối các đề tài dưới dạng một đề tài chung nhất. Nghĩa là sự phân chia đó chỉ có tính chất giả định để đi đến sự khẳng định một đề tài duy nhất cho văn học. Đây cũng chính là quá trình vận động và phát triển của khái niệm đề tài phù hợp với qui luật của toàn bộ quá trình tiến hóa của xã hội loài người : đi từ thuần nhất đến đa tạp với quá trình khu biệt hóa để rồi tiến tới sự thống nhất tuyệt đối, cao hơn. Vậy là sự xác định một đề tài nhất định nào đó là một quá trình để nhà văn đi từ cụ thể hóa đến khái quát hóa – con đường tất yếu của công việc điển hình hóa trong văn học.Câu chuyện về đề tài sẽ là việc tìm hiểu quá trình này.
Nhiều nhà văn của chúng ta đã thất bại ngay từ khâu đầu tiên này của công việc sáng tạo nghệ thuật mà không hay biết ! Do không xác định được rằng, tìm cho mình một đề tài thích hợp là khâu yếu thứ nhất của toàn bộ công việc xây dựng tác phẩm thành một chỉnh thể thẩm mỹ, cho nên các nhà văn đã không nhận được cái “giấy thông hành” thiết yếu của “cửa ải” thứ nhất này !
Khi nghiên cứu lao động sáng tạo của nhà văn, A. Xâytlin đã nói rằng, bắt tay vào xây dựng tác phẩm, nhà văn phải làm một loạt công việc gắn bó hữu cơ với nhau mà thứ nhất là xác định đề tài tác phẩm. Dẫn ra định nghĩa tuyệt hay của M. Gorki “đề tài là tư tưởng nảy sinh trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi ra cho nhà văn, nhưng còn ẩn náu trong kho tàng ấn tượng của nhà văn dưới dạng thức chưa thành hình và đòi hỏi được thể hiện bằng hình tượng thúc đẩy nhà văn làm cho nó thành hình” , A. Xâytlin đã chỉ ra đằng : “Khi tìm đề tài, sở dĩ nhà văn càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa là vì, để đến được với đề tài, nhà văn phải len lỏi qua vô số những đề tài đã quá quen thuộc đối với thời đại, những đề tài đã bị những kẻ chuyên bắt chước vồ vập lấy và lặp đi lặp lại mãi hóa nhàm”. Như vậy, rõ ràng là, việc nhà văn đi tìm một mảnh đất cho riêng mình để gieo “hạt mầm ý đồ tư tưởng” đã nảy sinh trong quá trình tìm hiểu cuộc sống không phải dễ dàng. Đây là cả một sự quyết định lớn lao đến số phận của nhà văn. Ta hãy nghe nhà thơ Lecmontov giãi bày nỗi băn khoăn day dứt của tâm trạng trong cái giờ phút “vạn sự khởi đầu nan” này:

               Biết viết gì đây? Phương Đông và phương Nam
              Thì họ đã mô tả, ca ngợi từ lâu
               Dân chúng thì mọi nhà thơ đều chửi rủa
               Họ chỉ thi nhau ca ngợi cảnh xum họp gia đình;
              Họ đều thả tâm hồn bay bổng
               Thầm khẩn cầu kêu gọi N.N.
              Người đẹp hằng mơ ước trong lòng
               Tôi chán ghê tất cả bọn họ.


                   (Nhà báo, độc giả và nhà văn)

Chính do có sự “lao tâm khổ tứ” quyết liệt này trong việc lựa chọn đề tài, Lecmontov đã chọn được đề tài đích đáng nhất để ngay từ lúc ban đầu xuất hiện trên Thi đàn đã trở thành nhà thơ lớn khả dĩ kế tiếp được Puskin – Mặt trời của Thi ca Nga vừa mới tắt! Đề tài mà Lecmontov lựa chọn là cái chết của Puskin (năm l837) – cái chết bất tử quyết định sự ra đời của bài thơ kiệt tác Cái chết của nhà thơ, đưa Lecmontov lên đỉnh cao mới của Thi ca Nga!...
Sẽ viết về cái gì đây? Đó là câu hỏi đầu tiên đối với các nhà văn. Với câu hỏi này, người ta thường băn khoăn giữa hai ý hướng trước khi trả lời: hoặc là viết về một cái gì “cụ thể” nhất, hoặc là viết về một cái gì “lớn lao” nhất. Thoạt nghĩ thì ngỡ là như vậy, nhưng thực ra chỉ có thể nói: Tôi sẽ viết về dân tộc tôi, Tổ quốc ở trong tôi! Bởi vì, nhà thơ không chỉ là “vú em” của tâm hồn mình mà còn là ca sĩ của thời đại mình. Không phải chỉ Macxim Gorki nói thế, mà bất kỳ nhà văn, nhà thơ chân chính nào cũng đều khẳng định như vậy…Thế là việc xác định đề tài thật khó và có ý nghĩa quyết định thật lớn đến số phận của tác phẩm. Có ai đó nói: Tác phẩm hay nhất là tác phẩm chưa được viết ra! “Hãy bắt đầu bằng kiệt tác hoặc tự văn cổ mình!” – lời răn đe tuyệt diệu này của Banzăc không phải để hù dọa ai mà đó là sự đòi hỏi tất yếu và khắc nghiệt của sáng tạo văn học. Hãy bắt đầu bằng việc xác định đề tài và hãy dè chừng khi “con dao được rút ra khỏi vỏ”. Theo cách nói của nhà thơ Raxun Gamzatov thì ‘Khi không cần thì đừng rút dao ra. Nếu đã rút rồi thì hãy đâm! Đâm một nhát thôi mà giết được cả kẻ thù lẫn ngựa!”. Vậy là phải suy nghĩ thật chín khi nắm tay vào chuôi dao, nếu không anh sẽ không hạ thủ được kẻ thù mà còn bị nó sát hại rồi nát nhừ dưới vó ngựa kia! Nếu nhà văn không xác định được cho mình đề tài thích hợp, anh ta sẽ chẳng làm nên chuyện gì, nếu không muốn nói là anh ta sẽ tự vặn cổ mình!...
M.B. Khrapchencô cũng đồng tình với ý kiến của V.Panôva cho rằng:”Thật là sai lầm lớn nếu nghĩ rằng: nếu nhà văn có tài thì anh ta có thể tha hồ viết về bất cứ một điều gì”.Đó là một ý kiến chính xác, bởi vì để viết được một điều gì đó thôi cũng đã đòi hỏi nhà văn rất lớn rồi:”Chỉ có nhà văn nào được toàn bộ kinh nghiệm sống của mình gợi ra đề tài, thì mới tìm ra nổi đề tài” – khẳng định điều này, A. Xâytlin đã nhìn thấy một vấn đề thật sâu sắc: xác định đề tài là khâu thứ nhất của công việc xây dựng tác phẩm nhưng lại là sự đúc kết kinh nghiệm sống của cả một đời người của nhà văn! Vậy có ai đó nói “Hãy cho tôi một đề tài, tôi có thể trở thành một nhà văn” thì thật ảo tưởng nông nổi!
Hãy bắt đầu bằng việc xác định cho mình một đề tài cụ thể và thích hợp nhất. Vậy thì đề tài ấy ở đâu ? Mảnh đất riêng cho mình ấy ở đâu ? Chỉ ra được cái nơi ẩn tàng của đề tài ngỡ tưởng là câu chuyện thần bí, nhưng nó lại giản đơn vô cùng ! Nhưng cũng chính vì nó giản đơn vô cùng, giản đơn đến không ngờ nên không phải ai cũng nhìn thấy được. Trong khi bao nhiêu người lúng túng về cái chuyện đi tìm đề tài này, thì R.Gamzatốp, nhà thơ Đaghextan nổi tiếng đã quyết định chọn chính Đaghextan – quê hương của ông là đề tài : “Đề tài của tôi là quê hương. Tôi không phải tìm đề tài, phải lựa chọn. Chúng ta không lựa chọn cho mình quê hương nhưng quê hương thì ngay từ đầu đã lựa chọn chúng ta”. Có được lời tâm huyết bình dị như vậy đâu phải trong chốc lát. Nhà thơ đã phải trải qua những cuộc hành trình đi khắp thế gian mới có được sự quyết định đúng đắn này. Và chúng ta cũng không nên quên rằng Gamzatốp đã chọn “Đaghextan của tôi” là đề tài chứ không phải một Đaghextan nào khác của những người xứ Avar khác. Chính vì đã tìm được đề tài như vậy, R. Gamzatốp đã viết nên tác phẩm trứ danh Đaghextan của tôi !
Sự gắn bó chặt chẽ với một đề tài cụ thể thân thuộc và máu thịt đối với nhà văn đã giúp họ tin tưởng vào cái đích trên những chặng đường gian khổ sắp tới của cuộc hành trình vạn dặm này.
Nhưng từ chỗ đứng vững chắc này, nhà thiện xạ cũng sẽ bắn trượt nếu không ngắm huống hồ với những tay súng ngỡ ngàng ! Bởi vì, mục tiêu không đứng yên mà chỗ đứng cũng luôn nổi sóng ! Cũng như vậy, “hạt mầm ý đồ” của nhà văn sẽ khó mà đâm chồi nảy lộc nếu hạt mầm không hướng lên bầu trời mà lại chui xuống âm ti địa ngục ! Đề tài cụ thể ấy chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó vươn tỏa được tới tầm khái quát rộng lớn. Thế thì câu hỏi vừa nêu trên “Đề tài ở đâu ?” không chỉ nhằm vào đối tượng nhà văn sẽ phản ánh, mà còn nhằm vào cái đích mà nhà văn sẽ vươn tới nữa. Câu hỏi sẽ phải là : “Sẽ viết về cái gì đây của quê hương mình – Đất nước mình – Hành tinh này ?”. Như vậy, trong phạm vi suy nghĩ về đề tài, nhà văn không chỉ quan tâm đến đối tượng phản ánh mà còn suy nghĩ đến cả quá trình điển hình hóa – cái trung tâm thu hút mạnh nhất mà từng động tác, chi tiết dù rất nhỏ đều hướng về nó, chịu sự chi phối của nó . Cái ý nghĩa của “vạn sự khởi đầu nan” chính là ở đó : Sự hướng tới cái đích tối cao ngay từ khởi đầu xuất phát !
Raxun Gamzatốp đã chú ý đến vấn đề này khá sâu sắc và tinh tế, Sau khi xác định được “Đaghextan của tôi” là xuất phát điểm của mình, nhà thơ không quên nghĩ đến việc gắn lên trên “cái mũ đề tài cụ thể” một ngôi sao đưa đường. Ngôi sao đính trên mũ ấy là “khung cửa nhỏ nhìn ra đại dương”. Xác định được đề tài cụ thể là quê hương, từ “khung cửa nhỏ nhìn ra đại dương” ấy, nhà thơ đã tìm thấy đề tài lớn cho mình. Nói cách khác, nhà thơ chỉ có thể đến được với đề tài lớn lao khi xác định được nơi xuất phát của mình. Và không trói buộc mình ở một đề tài nhỏ hẹp, Gamzatốp đã tìm được đề tài lớn cho mình, đó là cả thế giới : “Tôi không muốn tìm mọi hiện tượng trên thế giới này trong ngôi nhà của tôi, trong lòng tôi, trong Đaghextan của tôi, trong tình cảm của tôi với quê hương. Ngược lại, tình cảm quê hương tôi tìm thấy trong mọi hiện tượng bên ngoài thế giới, ở mọi nơi trên trái đất này, với ý nghĩa đó, đề tài của tôi là cả thế giới” – liệu còn định nghĩa nào về đề tài mà lại sâu xa, tinh tế và đầy đủ hơn lời nói đầy chất thơ của thi sĩ Đaghextan này nữa không? Tự ví mình như con suối mải mê chảy từ nguồn ra tới biển, lúc thì “đổ xuống tung bọt trắng ngần” băng qua “những hẻm núi hoàng hôn chập choạng”, lúc thì “dường như dừng lại, êm đềm lắng sâu, thu vào mình bóng hình của núi, trời sao” rồi lại tiếp chảy hối hả, Gamzatop đã có nhận xét tuyệt hay:”Tôi trôi đi – có nghĩa là phía trước có mục tiêu. Không phải tôi chỉ linh cảm, mà tôi còn nhìn thấy, biết trước khoảng rộng mênh mông của biển”. Càng sâu sắc hơn, khi Gamzatop khẳng định rằng, mỗi tác phẩm có hai người mẹ, - một là quê hương của riêng mình, một là Tổ quốc của dân tộc mình, cho nên nhà thơ phải sống với “trách nhiệm người công dân không phải chỉ với miền Avarixtan, không phả chỉ với đất nước Liên Xô bao la mà với cả hành tinh này, thế kỷ hai mươi này. Không thể sống khác”.
Câu chuyện xác định đề tài dường như lại hóa ra là vấn đề nhà văn phải sống như thế nào để là một con người vừa là của riêng mình, vừa là của dân tộc mình, vừa là của nhân loại. Cái thế giới của tâm hồn nhà thơ cũng là hơi thở của thời đại, chỉ có thể là như vậy. Vậy ra việc đi tìm một đề tài cụ thể lại là phải xóa bỏ cái ranh giới giữa các đề tài của văn học, là việc xác định cách quan niệm như thế nào cho đúng về đề tài để khẳng định được rằng: đối với văn học, chỉ có một đề tài duy nhất mà thôi!
Câu chuyện đi tìm “đề tài vĩnh cửu” kia thoạt nhìn có vẻ hoang đường, nhưng nó sẽ mất đi cái dáng vẻ bên ngoài thường bị sỉ vả nếu như chúng ta hướng nó vào quỹ đạo của “quy luật riêng của tình cảm”. Khi chúng ta nói “Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là những đề tài cao đẹp nhất của văn học, nghệ thuật nước ta lúc này”(*) thì đó chính là “đề tài vĩnh cửu” vậy!
Chủ tịch Hồ Chí Minh không “lý luận” gì về đề tài, nhưng những lời Bác nói về vấn đề đề tài thì thật là rõ ràng và sâu sắc:”Về nội dung viết, mà các cô các chú gọi là “đề tài” , thì tất cả những gì Bác viết chỉ có một “đề tài” là: chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”(**). Những tác phẩm thơ, truyện ký, kịch… của Bác đã trở thành tài sản văn học vô gía của dân tộc ta, của nhân loại cần lao trên trái đất này được viết về một đề tài duy nhất đó!
Câu chuyện xác định đề tài vừa có tính chất thời sự cấp bách vừa có tính chất lâu dài, vĩnh cửu, cuối cùng dường như lại kết thúc bằng những vấn đề đặt ra của mối liên hệ giữa đề tài và tư tưởng chủ đề tác phẩm! Đề tài là tình yêu! – nhà thơ Raxun Gamzatop đã nói như thế! Liệu còn tìm được lời nói nào hay hơn nữa? (***)
Hanoi, l979-Saigon,2009
(*) Văn kiện của Đảng và Nhà nước…, NXB Sự Thật, H.1970,tr.110
(**) Về công tác văn hóa văn nghệ, NXB ST, H.1971
(***) Những trích dẫn trong bài được lấy từ những cuốn sách :M.B.Khrapchenco:Cá tính sáng tạo và sự phát triển của văn học; A.Xâytlin: Lao động nhà văn; R.Gamzatop: Đaghextan của tôi; v.v…
http://i43.tinypic.com/357hcpc.jpgsuối mơ

VĂN CAO -
 DÒNG SUỐI MƠ KHÔNG VƠI CẠN …

ĐỖ NGỌC THẠCH

Với Thi nhân, nỗi ám ảnh thời gian là điều hệ trọng. Hàn Mặc Tử đã từng viết những câu thơ nặng trĩu : “Van lạy không gian xóa những ngày”. Xuân Diệu đã viết những câu thơ hốt hoảng : “Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai – Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn”…Với Văn Cao, khi tuổi đã cao, sức đã yếu, ngẫm lại sự đời với tâm trạng :

              “Kỷ niệm trong tôi
    Rơi
           Như tiếng sỏi
                 Trong lòng giếng cạn”


Vậy mà cảm hứng thi ca vẫn còn xanh nguyên :

              “Riêng những câu thơ
                                          Còn xanh
              Riêng những câu hát
                                          Còn xanh
              Và đôi mắt em
                                   Như hai giếng nước”.

                                      (Thời gian – 1987)

Cho đến hôm nay, đọc lại thơ Văn Cao, ta càng cảm nhận một cách sâu xa điều đó. Và trong ta lại ngân lên những lời ca đầy chất thơ của nhạc phẩm đầu đời của Văn Cao :

             “Thiên Thai chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian
             Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn phai một lần”

                                                (Thiên Thai)

Văn Cao sáng tác Buồn tàn thu năm 1939, lúc mới có 16 tuổi, Thiên Thai (năm l940) , Trương Chi, Thu cô liêu, Bến xuân, Suối mơ (năm l941)…Thiên tài âm nhạc Văn Cao đã phát lộ vào tuổi đôi mươi mơ mộng. Và đến những bản hùng ca chứa đựng hào khí dân tộc trong những ngày đầu độc lập và toàn quốc kháng chiến : Bắc Sơn, Làng tôi, Ngày mùa, Trường ca Sông Lô…và đỉnh cao là Tiến quân ca, sau này trở thành Quốc ca. Những thành công lớn đó của Văn Cao trong âm nhạc đã nhanh chóng đưa Văn Cao đến đỉnh vinh quang và trong ý niệm của công chúng ông là một thiên tài âm nhạc. Điều đó phần nào đã che lấp đi một Văn Cao khác – Văn Cao thi sĩ và Văn Cao họa sĩ. Và cho đến nay, công chúng vẫn chỉ biết đến Văn Cao nhạc sĩ và Văn Cao họa sĩ, còn Văn Cao thi sĩ thì chỉ những người quen thân và trong làng văn biết rõ mà thôi !

Thực ra, Văn Cao đồng thời sáng tác cả nhạc, thơ và hội họa. Người đời còn ít biết đến thơ của Văn Cao vì nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân chủ yếu là trong nhiều năm (có đến gần 30 năm, từ khoảng 1957 đến 1985), thơ Văn Cao không được xếp vào “dòng chảy chính thống” của thơ ca Việt Nam hiện đại. Phải chờ đến thời kỳ “đổi mới tư duy”, những giá trị lớn lao của thơ Văn Cao (cũng như nhạc Văn Cao) mới được “hợp pháp hóa” ! Riêng về chuyện này, có thể nói Văn Cao là một điển hình của một mẫu người nghệ thuật đa tài, đa năng và đa nạn. Nhưng chính qua sự “thử lửa” đó của cuộc đời, cốt cách thi nhân của Văn Cao đã trở thành vàng nguyên khối, bản lĩnh thi nhân của Văn Cao càng lớn, sức sống của thơ Văn Cao càng mạnh mẽ…

Nhiều người nghĩ rằng gần ba chục năm gặp “nạn”, Văn Cao đã thu mình, im lặng và thậm chí có không ít người cho rằng thiên tài Văn Cao đã chết. Song, không phải như vậy, mạch thơ, suối thơ của cảm hứng sáng tạo trong Văn Cao không bao giờ ngưng nghỉ và vơi cạn như chính Văn Cao đã khẳng định : “Cuộc đời và nghệ thuật của nhà thơ phải là những dòng sông lớn càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng” (Sổ ghi chép, 12-7-1957). Trong bài thơ Những bó hoa (ngày 17-3-1974), Văn Cao đã viết :

         “Những bó hoa mang tới
                                        Chúc tụng
        Thành công một con người
        Hằng ngày hằng ngày
        Xây thành cái mồ chôn
        Con người thành công ấy

        Người ta đôi khi bị giết
                                        Bằng những bó hoa.”


Chính vì vậy mà Văn Cao ít đăng thơ và có thể nói ông không muốn “bị giết” bởi những bó hoa chúc tụng như bao “thi sĩ” khác, lại rất khát khao chuyện đó !...Thơ của Văn Cao mới chỉ được công bố rất ít (Bài Ngoại ô mùa đông 46 trên báo Văn Nghệ số 2 năm 1948, trường ca Những người trên cửa biển – 1956, chùm thơ về Quy Nhơn -1985, và được tuyển chọn trong tập – NXB Tác phẩm mới, 1988, v.v…), nhưng cũng đủ để chúng ta thấy rõ một phong cách nghệ thuật độc đáo, một cốt cách thi nhân lớn, một dòng sông thơ chở nặng phù sa không hề ngưng nghỉ !...
Trở lên trên là bài viết của tôi về thơ Văn Cao qua tập thơ (bài viết vào năm 1993, nhân Văn Cao tròn 70 tuổi)- quả là tập thơ mỏng mảnh như lá cây!... Đến năm 2005, nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Văn Cao, Nhà xuất bản Đồng Nai in tập Thơ Văn Cao, cũng chỉ tập hợp 50 bài thơ ngắn và việc PR cho tập thơ này cũng không được chú ý, như việc xuất bản tập thơ trước đây? Đó là dấu hỏi lớn cần được các nhà nghiên cứu văn học tìm hiểu thấu đáo, bởi số lượng thơ của Văn Cao đã sáng tác không thể chỉ ít ỏi như vậy, bởi trong tập thơ này, ta thấy trong từng câu chữ đều chất chứa những “tịch nhiên vô thanh” (tiếng lặng lẽ không tiếng), những suy tư của một thiên tài không được giải tỏa!...Ta khó có thể lĩnh hội được ngay những câu thơ có sức nặng vô hình như thế này:

         “Con thuyền đi qua
         Để lại sóng
        Đoàn tàu đi qua
        Để lại tiếng
         Đoàn người đi qua
         Để lại bóng
         Tôi không đi qua tôi
        Để lại gì?

                (Không đề)

Hoặc:

                 “Có lúc
           Một mình một dao giữa rừng đêm không sợ hổ
           Có lúc
           Ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt
           Có lúc, nước mắt không chảy ra ngoài được”

                    (Có lúc)

________________________________

TP.HCM , 1993 – 2009
Đỗ Ngọc Thạch
http://www.vatgia.com/ir/pictures_fullsize/0/eWdnMTE5MTQ4MzI3OC5qcGc-/nhac-si-van-cao-tai-nang-va-nhan-cach.jpg

http://files.myopera.com/khatu1983/albums/617497/thumbs/22.jpg_thumb.jpg
suối mơ